K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

12 tháng 5, 2016

CỰU BINH K6 - TA VỀ K10

TRÂN MINH HẢI - K6I
Xin có vài lời tạ lỗi trước nhé

         K6 ta nhập trường ĐH Cơ điện Bắc Thái tháng 10/1970, thì đã có 49 người đi bộ đội (giai đoạn 8/1971-9/1972), 11 bạn đã hy sinh. Hoạch, Viêm,Thọ, Hưng ‘‘xong sớm nghỉ sớm“ về K8 học. Nhân+Thiện ở lại đeo lon SQ. Còn 32 tên lục tục đeo ba lô về trường cũ học nốt.

         Từ 10/1975 giở đi các CCB K6 ta ào ạt về trường cũ học tiếp, trừ lão Doanh K6A đeo lon SQ đỏ chóe ra thì còn lại tinh làng nhàng hạ SQ - đồng loạt lĩnh phụ cấp 31đ/tháng trừ đi 18đ tiền ăn còn nhõn 13đ tiêu vặt -quy ra được 13 bát phở Sáu, Hát (xông cảm cúm) hay là 43 cái bánh rán 3 hào mậu dịch (đỡ đói lòng mề)! Oai cái là 100% các em là HS phổ thông đồng môn K10, đồng loạt gọi ta là ‘‘Các Anh“ và lễ phép xưng Em cẩn tó. Coi kìa, các lính về là mặt mũi nhàu nhĩ, dày dạn phong trần, da tái do ở rừng, chuyên mặc đồ lính nổi bật giữa rừng nam thanh nữ tú K10. Còn cái -tuổi trẻ - sự học - yêu đương -chơi bời -tiêu pha... lũ em nó hơn đứt CCB mình!    
       Ngam ngám thì K6 và K10 có nhiều cái tương đồng, vào trường ĐHCĐ thời buổi chiến tranh toàn dân đói khổ, SV thuộc diện phó thường dân nên mọi nhẽ cực hết chỗ nói. Cơm tập thể ăn rồi mà cứ như chưa ăn... Nhớ lại thèm đủ thứ mà tiền chả có (cực nhất là các tên xứ đàng trong -hạn chế cái sự đi về thăm hỏi phụ mẫu họ hàng - ngỏng dài cổ thư chuyển tiền ra tiêu pha)... CCB K6 mình, giống các em nó: Rét ra chân lò cao gang thép tắm, về nhà là phải nhảy tàu trốn mua vé (truyền thống dân Cơ điện có từ ngàn xưa). Hơn các em nó là lên trả bài thi các thầy các cô ‘‘thương đã qua cửa tử‘‘ mà nhẹ tay chém, hay la cà gặp chiến hữu K6 cũ (giờ học tản mát K8,K9,K10), nhà dân, quán xá, đi xem ti vi ở quanh trường... phớt lờ đội Cờ đỏ hay toét còi và mắt lườm dữ dội. (Bom đạn sống chết các anh đây chả còn sợ, sợ gì mấy thằng em đeo băng đỏ của lớp!). Vui có hội cùng đàn em xì xụp nấu mỳ sợi ngày chủ nhật, ra quán làm ấm chè và đĩa lạc rang -có sức chong mắt cày đêm khi vào mùa thi cử. Rỗi rãi xuông tình dạy nhau món tổ tôm, đấu cờ tướng, tú lơ khơ, tiến lên. Cố vấn cho lũ em bài vỡ lòng tình trường...  
         Có cái hay của CCB K6 lúc cùng về học K10 là khiêm tốn lắm, bao nhiêu kỷ niệm lính tráng + chiến tích tại trận mạc thì ỉm đi, giấu nhẹm. Lừ lừ học hành, lận đận vượt qua các kỳ thi, thi thoảng nhớ rừng lăn đùng ra sốt rét -cắt cơn thì “lử thử lừ thừ như ông từ vào đền“. Khi hưu ‘‘Rửa tay gác kiếm“ mới phọt ra trên Blog K6BC11R, 5 năm trời mới són ra tý một? Tỷ như lão Dũng chít có chứng nhận Dũng sỹ Quyết thắng, Lão Hồ Nam có bài như reo “hôn được rồi“. Ngô Thịnh ‘‘ăn được đấy‘‘ tình tang sau 1 đêm về - hát rống bài thời thanh niên sôi nổi bằng tiếng Nga. Triệu Bình trăn trở ‘‘chuyện chiến trường bây giờ mới dám kể‘‘. Bùi Cảm luôn luôn ‘‘liều cái‘‘. Thọ mom say sưa kể trận Thành cổ. Dũng Trác đoàn 1040 suốt ngày mở đường, mà nhìn người nhìn mọi thứ qua con mắt của một tâm hồn thơ lãng mạn, bay bổng. Tôi là thằng duy nhất trong 49 tên ở lính ngoài miền bắc, qua rất nhiều lớp huấn luyện nhiều đơn vị... Đấy là các nhân vật K6 cũ mà blog đã đăng tải. Mà thường là dân các khóa khác viết ra (ví dụ tay Luân đen K5M) - khách quan cứ là 100%. Ngẫm ra hơn 5 năm ta học (gần 2 năm tại K6, gần 4 năm tiếp ở K10) tất có nhiều tên tham gia cả 2 hội đồng môn CSV. Lúc học K10, Dũng Trác là Bí thư chi đoàn hoạt động sôi nổi lắm, Thịnh tồ lớp trưởng, Dũng chít cán sự môn, tôi tham gia vẽ vời phòng Truyền thống Khoa điện +hân hạnh trang trí đám cưới Vị, Thịnh (chiến hữu K6), thầy Chiến (BM cung cấp điện), Cử - Sơn (VP khoa điện). Lần đổi tiền CCB hoa mắt khi thấy lão Chít nhờ “đổi giúp mình cái”. CCB K6 thường là trưởng đoàn các tốp đi thực tập tốt nghiệp tại các cơ quan. Tốt nghiệp rồi lại đi học lớp SQ dự bị, dăm CCB K6 vào lính tiếp như Dần, Phê, Khánh…
        Hậu vận, hội CSV K6 ta nổi đình nổi đám nhiều thứ: Duy trì hoạt động thường niên với số lượng nhiều nhất, chất lượng tuyệt vời -thần dân K6 hỷ hả khoái đi, ngỏng cổ chờ a lô đi đợt tiếp (Công đầu tổ chức +nhiệt huyết là Hội trưởng Thanh K6A, Thọ mom K6B, và hội trưởng Cơ điện tại các tỉnh thành, với lỵ các mạnh thường quân nhiệt tình…). Việc hiếu hỷ thăm hỏi rất chu đáo - đăng ảnh viết bài phản ánh kịp thời, cho thần dân K6 phân ưu. Blog K6BC11R đã duy trì sang năm thứ sáu (có hơn 400 nghìn lượt người nhòm). Blog CSV K6 Cơ điện mới ra, bài vở ảnh ót cập nhật sống động (như nhật báo). Kho tư liệu ảnh của Dũng chít là nhất trường ta. Gần đây nhất, ý tưởng xây Tháp bút Cơ điện tại trường, do một số CSV K10 đề xuất đã được nhiều CSV ủng hộ và nhà trường chấp thuận -đã khởi công -sẽ hoàn thành trong nay mai.


2 nhận xét:

  1. Phải nói rằng, anh Trần Minh Hải có một trí nhớ thật tuyệt vời, xứng đáng là một trong những người "chép sử" của cơ điện trải dài từ thập niên 70 đến nay! Qua những trang viết của anh sau hơn 1 năm qua trên blog K6 này, thế hệ hậu sinh chúng em được biết thêm rất nhiều điều về tình cảm thầy cô, bạn bè, tình đồng đội và cả những câu chuyện tình yêu một thưở xa vắng, đặc biệt là sự đoàn kết vươn lên trước khó khăn trong cuộc sống, học tập hoặc trước những sự hy sinh trong chiến tranh, tư tưởng đó gần như xuyên suốt toàn bộ trang nhật ký của anh! Thật tự hào, dân cơ điện chúng ta có các anh Luân đen, anh Hải, anh Trác Dũng và rất nhiều những anh chị khác...đã góp phần tạo nên MỘT DI SẢN VĂN HÓA CƠ ĐIỆN, MỘT TÌNH CẢM CƠ ĐIỆN và CON NGƯỜI CƠ ĐIỆN rất riêng không lẫn vào đâu và không thể có hơn được!
    Xin trân trọng cảm ơn anh!

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]