K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

15 tháng 4, 2016

Hội nghị hiệp thương đã tước bỏ quyền lựa chon của chúng ta

Và họ đã chọn sẵn đại biểu đại diện cho chúng ta. Bạn có đồng ý không? Nếu không thì gạch tất, có phải là phiếu không hợp lệ không?
Ôi, chán như con gián! Bao giờ thì có bầu cử tự do như Ô-Ba-Ma...

Nhà báo Trần Đăng Tuấn cùng 45 người tự ứng cử không có tên sau vòng hiệp thương cuối cùng do Ủy ban MTTQ Hà Nội tổ chức. Hai ứng viên tự do lọt vào danh sách bầu cử.


Sáng 15/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Hà Nội tổ chức Hội nghị hiệp thương vòng 3 để chốt danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Tại Hội nghị này, tổng cộng 15 ứng viên xin rút, trong đó có 1 người thuộc diện được cơ quan, tổ chức giới thiệu.
Sau khi hiệp thương, 38 người được chọn để lập danh sách chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội tại TP Hà Nội. Nhà báo Trần Đăng Tuấn không có mặt trong danh sách này.

2 ứng viên tự do lọt vào danh sách

11h30, ngay sau khi kết thúc Hội nghị hiệp thương lần 3, bà Lê Thị Kim Oanh, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ Hà Nội đã có buổi tiếp xúc với báo chí.
Nghệ sĩ Kim Tiến, là ứng viên được tổ chức, cơ quan giới thiệu (Hội thánh Tin lành Hà Nội) cũng không lọt qua vòng hiệp thương 3.
Theo bà Oanh, hội nghị có 83 đại biểu tham dự để lập danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV của TP.
Sau khi biểu quyết bằng hình thức giơ tay, MTTQ TP chọn ra 38 vị để lập danh sách chính thức. Trong số này có 2 người tự ứng cử, là các ông Nguyễn Hữu Ninh và Nguyễn Anh Trí.
Ông Nguyễn Hữu Ninh là giáo sư - tiến sĩ thỉnh giảng ĐH San Diego State (Mỹ); giáo sư danh dự ĐH Pecs, Hungary và ĐH Nguyễn Tất Thành. Ông là người làm nghiên cứu môi trường biến đổi khí hậu và tư vấn chính sách, Chủ tịch hội đồng quản lý Trung tâm nghiên cứu Giáo dục môi trường và phát triển (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam).
Bác sĩ y khoa Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu Trung ương, là người có nhiều cống hiến trong công tác hoạt động thiện nguyện vì sức khoẻ cộng đồng.
Trước đó, sau Hội nghị hiệp thương lần 2 (17/3), Ủy ban MTTQ TP đã lập danh danh 87 người, gồm 48 người tự ứng cử và 39 người được giới thiệu.
Theo phân bổ của Hội đồng bầu cử Quốc gia, cử tri Hà Nội sẽ chọn ra 31 đại biểu Quốc hội trên tổng số 38 ứng viên được chốt sau vòng hiệp thương cuối cùng này.
Hội nghị cũng thống nhất hiệp thương 179 đại biểu ứng cử HĐND các cấp của TP nhiệm kỳ 2016- 2021.
Ngày 9/4, tại hội nghị cử tri ở nơi cư trú (khu dân cư tòa nhà 34T, Hoàng Đạo Thúy, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy), ông Trần Đăng Tuấn nhận được 100% sự ủng hộ.
Chia sẻ về quyết định ứng cử đại biểu Quốc hội, ông Trần Đăng Tuấn cho biết, lý do duy nhất cho quyết định này là thấy "đúng là không cần vị trí nào vẫn có thể làm điều hữu ích, nhưng nếu là đại biểu Quốc hội sẽ có nhiều điều kiện để làm những điều đúng, điều hữu ích cho cộng đồng hiệu quả hơn”.
Nhà báo Trần Đăng Tuấn sinh năm 1957, là tiến sĩ chuyên ngành Truyền hình, hiện là Phó chủ tịch Hội Truyền thông số VN. Ông từng đảm nhiệm các vị trí như: Trưởng ban Biên tập kênh giải trí VTV3, Trưởng ban Thư ký Biên tập Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Giám đốc Hãng phim truyền hình, Phó tổng giám đốc VTV, Tổng giám đốc AVG - Truyền hình An Viên...
Ông cũng là một nhà từ thiện nổi tiếng với chương trình "Cơm có thịt".

2 nhận xét:

  1. Ông Trần Đăng Tuấn và nhiều vị thật thà quá,họ cứ tưởng người ta nói thật vội ra ứng cử nên bị loại là hiển nhiên.
    Kiểu này không biết đến bao giờ mới hết lợi ích nhóm của một bộ phận không nhỏ trong xã hội.

    Trả lờiXóa
  2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội vừa hoàn tất Hội nghị Hiệp thương lần thứ 3 để xác định danh sách ứng cứ viên chính thức cho dân chúng Hà Nội chọn làm đại biểu của họ trong Quốc hội khóa 14.

    Kết thúc hội nghị này, có 36/39 người mà Đảng và Nhà nước của Đảng giới thiệu được chọn làm ứng cử viên chính thức (ba người mà Đảng và Nhà nước giới thiệu không trở thành ứng cử viên chính thức không phải không được chọn mà vì họ tự ý xin rút lui). Chỉ có 2/48 người tự ứng cử được chọn.

    Chọn 30 đại biểu Quốc hội từ 38 ứng cử viên chính thức, trong đó có tới 36 ứng cử viên do Đảng và Nhà nước của Đảng giới thiệu thì khỏi cần bàn cũng biết, Đoàn Đại biểu Quốc hội của thành phố Hà Nội sẽ hoạt động theo kiểu nào trong cơ quan dân cử tối cao!

    ***

    Đã có nhiều người bàn về tiến trình sàng lọc – lựa chọn – đề cử ứng cử viên cho chuyện bầu đại biểu Quốc hội. Bàn thêm e rằng thừa!

    Tự thân tiến trình này đã khắc họa một cách rõ ràng diện mạo của “dân chủ đến thế là cùng” ra sao!

    Đến giờ, chuyện mới để ngẫm có lẽ chỉ còn tâm sự của bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội.

    Bà Oanh phân bua rằng, lý do khiến đa số cá nhân tự ứng cử bị gạt ra khỏi danh sách ứng cứ viên chính thức không phải vì họ “không đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, đạo đức, uy tín, trách nhiệm” mà chỉ vì “số lượng, cơ cấu, thành phần được phân bổ có hạn”.

    Nói một cách tổng quát, thành phố Hà Nội chỉ có 30 ghế tại Quốc hội và phải ưu tiên số ghế đó cho những người mà Đảng, cũng như Nhà nước của Đảng giới thiệu, thành ra Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội đành phải loại gần như hết những cá nhân tự úng cử.

    Bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam không phải là chọn – bầu người đại diện cho mình mà là hợp thức hóa cho những người đã được Đảng, cũng như Nhà nước của Đảng sắp đặt.

    Bầu cử như thế tất nhiên chỉ có thể có ở những xứ mà người ta đủ tự tin để khẳng định “dân chủ đến thế là cùng!”.

    ***

    Bà Oanh có dùng một câu thành ngữ để khái quát tại sao lại chọn người này, bỏ người kia khi xác lập danh sách ứng cử viên chính thức. Câu thành ngữ đó là “so bó đũa, chọn cột cờ”.

    Trong số những người được xếp vào loại “đũa” và bị loại có ông Trần Đăng Tuấn.

    Ông Tuấn là người thế nào thì những người có quan tâm đến thời cuộc đều đã biết, nói thêm là thừa.

    Với rất nhiều người, ông Tuấn là một trong số rất ít người rất thành công khi đánh thức lương tri xã hội, khiến nhiều người Việt ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam xúm vào, cùng với nhau san sẻ giúp lũ trẻ nghèo đang kiệt sức vì thiếu cơm, thiếu áo,…

    Tuy rất điềm đạm, không thích “ti toe” nhưng rõ ràng kẻ sáng lập “Cơm có thịt” là một thứ “cột cờ”.

    Đó có thể cũng là lý do ở hai trong số ba vòng “hiệp thương”, tuy tự ứng cử nhưng ông Tuấn đạt 100% tín nhiệm. Chỉ tới vòng ba, ông Tuấn mới bị loại.

    Giải thích theo kiểu bà Oanh thì ông Tuấn bị loại vì ông không được Đảng, cũng như Nhà nước của Đảng giới thiệu – nôm na, ông Tuấn không phải “cột cờ”.

    Thứ “cột cờ” mà Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội chọn theo chỉ đạo không giống loại “cột cờ” mà đa số người Việt mong mỏi và muốn có.

    Với Đảng và Nhà nước của Đảng, “cột cờ” chỉ có thể phất phới cờ đỏ búa liềm, bảo vệ tham vọng “muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ” của mình.

    Theo tiêu chí đó, những thứ cột khác, dẫu có cao, vững song nếu chỉ treo ý thức trách nhiệm đối với xứ sở, với dân tộc, khuyến khích – phát triển lòng nhân ái, nghĩa đồng bào chỉ là… “đũa”.

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]