Lê Ngọc Huỳnh - CGV
Nhân ngày truyền thống 6/12 trường Đại Học Cơ Điện Thái Nguyên- ĐH KTCN
TN, rất nhiều thầy cô giáo, những cựu cán bộ và đông đảo cựu sinh viên
của Trường từ Hà Nội, Nam Định, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ... về lại
Trường.
Đoàn chúng tôi là những nhà giáo lão thành và các cựu cán bộ trở về mái trường xưa. Đoàn lên đến khách sạn nhà hàng Phương Anh (cách trường khoảng 1km) vào lúc 9h ngày 5/12. Vừa xuống xe đã thấy rất đông các đồng nghiệp, cán bộ, cựu sinh viên, các chủ doanh nghiệp - là "Người Cơ Điện" đang sống và công tác tại Thái Nguyên ra đón chúng tôi, thật là cảm động. Vừa uống xong cốc nước, có người nói bí thư đến, tôi quay ra thấy anh Trần Minh Đức đang bắt tay chào thầy cô. Anh đến bắt tay tôi với bàn tay nóng ran và chào trong tiếng ho sâu. Biết anh đang sốt, tôi mời tất cả ra chụp ảnh. Chụp xong, tôi bảo với mọi người để anh về vì đang ốm.
Đoàn chúng tôi là những nhà giáo lão thành và các cựu cán bộ trở về mái trường xưa. Đoàn lên đến khách sạn nhà hàng Phương Anh (cách trường khoảng 1km) vào lúc 9h ngày 5/12. Vừa xuống xe đã thấy rất đông các đồng nghiệp, cán bộ, cựu sinh viên, các chủ doanh nghiệp - là "Người Cơ Điện" đang sống và công tác tại Thái Nguyên ra đón chúng tôi, thật là cảm động. Vừa uống xong cốc nước, có người nói bí thư đến, tôi quay ra thấy anh Trần Minh Đức đang bắt tay chào thầy cô. Anh đến bắt tay tôi với bàn tay nóng ran và chào trong tiếng ho sâu. Biết anh đang sốt, tôi mời tất cả ra chụp ảnh. Chụp xong, tôi bảo với mọi người để anh về vì đang ốm.
Chúng tôi lại tâm tình, chuyện trò, cười nói vui đùa râm ran. Sau đó, một bữa tiệc thịnh soạn do các doanh nghiệp của các cựu sinh viên chiêu đãi. Tiệc kéo dài đến gần 2 giờ chiều; Cũng vừa lúc trưởng phòng Bảo Ngọc lên đón chúng tôi xuống trường. Xe dừng lại trước sảnh, chờ một lúc, trưởng phòng Ngọc điện lên, lãnh đạo Trường xuống đón các thầy cô, đi đầu là phó hiệu trưởng Trần Xuân Minh. Cuộc gặp mặt đã được thể hiện trong video. Chỉ có một điều cần nói ra đây là: khi một nhà giáo lão thành hỏi, thì lãnh đạo nhà trường báo cáo hiệu trưởng đã đi Hải Phòng dự lễ kỉ niệm 50 năm ngày truyền thống Trường. Tôi nghe có tiếng xì xào: có thật thế không? Sao lại thế? Buổi gặp mặt kết thúc, lãnh đạo mời sang xem phòng truyền thống Trường. Phòng TT khang trang, sáng đẹp. Ngoài những hình ảnh như mọi phòng TT khác, ở đây còn có một bảng ghi tên các cựu giáo viên và cán bộ khoa Cơ Khí. Tôi tìm khoa Điện và Khoa Cơ Bản vì ở thời kì chúng tôi trường có ba khoa. Khoa Điện là một khoa chuyên môn hùng mạnh đồng hành cùng khoa Cơ Khí và khoa Cơ Bản có gần 10 bộ môn gồm những thầy cô có mặt từ thời kì mới thành lập Trường. Họ tận tụy với sinh viên từ những ngày đầu mới chập chững vào trường. Nhưng tìm mãi, hết các phòng vẫn không thấy hai khoa đó mà trên tường thì không còn một chỗ trống. Tôi hẫng hụt và thầm hỏi: Sao lại thế ? Sát phòng truyền thống là phòng tưởng niệm bác Hồ. Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh to lớn sơn son thiếp vàng ngồi trên bệ cao với đầy đủ hoa quả. Tôi thầm nghĩ Bác là một danh nhân văn hóa thế giới, khi đương thời Bác có những câu nói, lời khuyên nổi tiếng với nền giáo dục nước nhà, với thầy cô giáo và các cháu thanh thiếu niên VN, nên ở đây chắc có treo những câu đó. Nhưng tôi nhìn quanh không thấy, chỉ thấy khói hương nghi ngút và một hòm công đức!
Lãnh đạo trường tiễn đoàn xuống đến sảnh, tất cả mọi người cùng chụp
chung một tấm ảnh kỉ niệm. Thấy có anh Trần Minh Đức tôi hơi ngạc nhiên,
vì sáng nay thấy anh đang ốm. Thế mà anh còn cố gắng đến. Sau khi bắt
tay tạm biệt mọi người, anh đến bên tôi nói mời thầy chụp với em một
kiễu ảnh. Cảm ơn anh về tình cảm thầy trò nồng ấm này. Tạm biệt mọi
người, chúng tôi dự định tách làm mấy nhóm: Nhóm do giáo sư tiến sĩ khoa
học Nguyễn Đăng Bích cùng với phó giáo sư tiến sĩ Lê Lương Tài đến gặp
mặt các giáo viên và học sinh bm Cơ Lý Thuyết của Trường. Nhóm do Đinh
Thế Cảnh là nhà giáo - cựu chiến binh - chủ tịch hội Cựu Giáo viên và cán
bộ ĐH Cơ Điện tại Hà Nội đi thăm gia đình các cố lãnh đạo và các cố giáo
viên Trường. Nhóm đến gặp mặt cựu sinh viên các khóa từ khắp mọi miền
tổ quốc về, đang tập họp ở hội trường lớn.
Nhưng thật bất ngờ, khi mọi người ra đến đường thì rất đông các cựu giáo viên cán bộ ở gần Trường và các giáo viên, cán bộ đang công tác ra gặp chúng tôi. Nhiều người vừa bắt tay chúng tôi vừa nói nhỏ: hôm nay một số "Hán gian" trốn. Có người hướng mắt tới... thì thầm: đó là một zet-ta-pô và người to cao kia là "loa phát ngôn"... Một không khí lo lắng bao trùm. Tôi buồn và thương họ vô cùng. Vì miếng cơm manh áo mà họ phải lặng im. Tạm biệt mọi người tôi chỉ biết nói: Không đầy một năm nữa thôi các bạn ạ. Chúng tôi đi ra phía hội trường lớn. Nếu như phía trong kia không khí nặng nề thì ở ngoài này nhộn nhịp đông vui khác hẳn. Nhìn thấy chúng tôi, các cựu sinh viên ùa ra đón, tay bắt mặt mừng, hết khóa này đến khóa khác mời vào chụp ảnh. Có khóa còn tặng quà lưu niệm. Họ khỏe, đẹp, tươi vui. Nỗi buồn, hẫng hụt trong tôi hồi nãy giờ đã tan biến. Gặp lại, tôi còn nhớ được nhiều em, họ ôm chặt giờ lâu. Chiều muộn, đã đến giờ ra xe, chúng tôi đành phải tạm biệt các em. Kết thúc chuyến "trở lại mái trường xưa" như ý.
Xin cảm ơn các anh chị cán bộ viên chức, các bạn đồng nghiệp và anh chị em sinh viên là cựu hay đương chức tại trường đã đồng hành, giúp đỡ tận tình cho chúng tôi trong chuyến "hành hương" này và chúc mọi người luôn khỏe, hạnh phúc và mọi điều như ý.
Để kết thúc bài viết, tôi xin phép mượn lời của Chí sĩ Ngô Thì Nhậm: Gặp thời thế thế thời phải thế.
Xin kính chào và hẹn gặp lại.
Nhưng thật bất ngờ, khi mọi người ra đến đường thì rất đông các cựu giáo viên cán bộ ở gần Trường và các giáo viên, cán bộ đang công tác ra gặp chúng tôi. Nhiều người vừa bắt tay chúng tôi vừa nói nhỏ: hôm nay một số "Hán gian" trốn. Có người hướng mắt tới... thì thầm: đó là một zet-ta-pô và người to cao kia là "loa phát ngôn"... Một không khí lo lắng bao trùm. Tôi buồn và thương họ vô cùng. Vì miếng cơm manh áo mà họ phải lặng im. Tạm biệt mọi người tôi chỉ biết nói: Không đầy một năm nữa thôi các bạn ạ. Chúng tôi đi ra phía hội trường lớn. Nếu như phía trong kia không khí nặng nề thì ở ngoài này nhộn nhịp đông vui khác hẳn. Nhìn thấy chúng tôi, các cựu sinh viên ùa ra đón, tay bắt mặt mừng, hết khóa này đến khóa khác mời vào chụp ảnh. Có khóa còn tặng quà lưu niệm. Họ khỏe, đẹp, tươi vui. Nỗi buồn, hẫng hụt trong tôi hồi nãy giờ đã tan biến. Gặp lại, tôi còn nhớ được nhiều em, họ ôm chặt giờ lâu. Chiều muộn, đã đến giờ ra xe, chúng tôi đành phải tạm biệt các em. Kết thúc chuyến "trở lại mái trường xưa" như ý.
Xin cảm ơn các anh chị cán bộ viên chức, các bạn đồng nghiệp và anh chị em sinh viên là cựu hay đương chức tại trường đã đồng hành, giúp đỡ tận tình cho chúng tôi trong chuyến "hành hương" này và chúc mọi người luôn khỏe, hạnh phúc và mọi điều như ý.
Để kết thúc bài viết, tôi xin phép mượn lời của Chí sĩ Ngô Thì Nhậm: Gặp thời thế thế thời phải thế.
Xin kính chào và hẹn gặp lại.
Kính chào thầy Huỳnh . Em là Văn Sinh K8mb chưa được gặp Thầy, nhưng đọc những bài viết của Thầy về trường rất cảm động . Có lẽ đó chính lý do ngày 6.12.2015 Bác Khiêm - cựu giáo viên đã rơi nước mắt tại trung tâm tổ chức hội thành phố Hải Phòng trong ngày trọng đại Cưu sinh ĐHCĐ Hải Phòng tổ chức kỉ niệm 50 năm ngày thành lập trường- ngày truyền Cơ điện Hải Phòng .
Trả lờiXóaKính thưa Thầy,em là Hải SVK6I,năm 1970 lớp em học Toán do Thầy Cự dạy,nhưng em vẫn nhớ hình ảnh của Thầy dạy lớp K6MA hồi ấy.Em đang viết Hồi ức về Lớp K10IA nhân kỷ niệm 40 năm CCB chúng em từ K6 về K10 học tiếp.Từ 10/9 đến 28/10/1978 Bọn em,Hải,Luật còm,Bình cận có một tý hoa tay,nên Các thầy Khoa Điện giao nhiệm vụ cùng các thầy làm Phòng Truyền thống Khoa.Khai mạc Phòng Truyền thống ngày 29/10/1978,có rất đông người vào xem,có tiếng vang hồi đó.Đến tận ngày 22/11 mới liên hoan các thành viên làm PTT này,tổng kết,rút kinh nghiêm đàng hoàng,rồi mới đóng cửa.Hồi đó trường còn gặp nhiều khó khăn,mà thầy Thơm,thầy Tư vẫn quyết tâm làm và làm được!Huống chi bây giờ?! Đọc bài Thầy viết,em cảm động vô ngần! Mà sao Phòng Truyền thống của Trường ta giờ khang trang thế mà chả có 1 tý tẹo nào Khoa Điện cả,là cớ gì hở Giời?.(Trong khi đó ở Triển lãm Giảng võ,nhân dip Quốc khánh 2/9/1975,đăng ảnh to vật vã ở tầng hai "Thầy trò ĐH cơ điện tham gia khắc phục bão lụt 1971" và mốt số bài viết đăng báo Nhân Dân )Đó là 1 sai sót vô cùng nghiêm trọng,Phòng TT là phải tôn trọng truyền thống chứ? không vì ít tư liệu,mà chúng ta gạch sổ toẹt 2 khoa Cơ bản và Khoa điện.Hình như hiệu trưởng đương nhiệm là dân khoa cơ cũ?Thảo nào..
Trả lờiXóa@ HTM viết bỏ lưng lửng vậy ư?
XóaThảo nào... Ở phương tây họ chọn phụ nữ làm bộ trưởng quốc phòng !