K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

16 tháng 9, 2015

GÓP Ý CHO KỊCH BẢN


KÍNH GỬI BAN BIÊN TẬP CHƯƠNG TRÌNH QPVN -VTV


  Trước hết Tôi thay mặt các CCB E88 các thế hệ cảm ơn chương trình về việcsẽ  thực hiện một phóng sự -tài liệu về " khu lưu niệm truyền thống và tưởng niệm liệt sỹ " của CCB E88 tại Tân Cương -Thái nguyên .
   Sau khi đọc nhiều lượt kịch bản của Quý BBT và tham khảo các tài liệu về trung Đoàn 88 và quá trình 11 năm xây dựng Khu lưu niêm ,Tôi xin có một số ý kiên nhằm cung cấp chính xác tư liệu và những điểm nhấn cần đạt được khi nói về khu lưu niệm này .Về mặt nghiệp vụ làm phim là của Quý BBT.nên Tôi không đi sâu vào chi tiết chuyên môn .
    I -Về nội dung và Chủ đề tư tưởng ;Cần nêu bật được nghĩa tình đồng đội của các CCB E88 với nhau và đền ơn đáp nghĩa với các anh hùng liệt sỹ của Trung đoàn 88 qua 40 năm chiến đấu và trưởng thành ở các chiến trường Đông Dương .Để đạt được yêu cầu này thì cần làm rõ hơn truyền thống và lịch sử phát triển từ một thành hai trung đoàn ở hai miền Nam -Bắc với những đặc thù mà chỉ E88 mới có trong toàn Quân

     II- Như vậy thì thời lượng 5-6 phút chắc là không đủ .Tôi cho rằng thời lượng phải tới 15 phút.Nếu dài như vậy thì ảnh hưởng đến chương trình chung thì Tôi đề nghị phát làm 2 - 3 buổi .Chúng Tôi muốn để người xem và nghe biết được những nét cơ bản nhất về lich sử -Truyền thống -Thành tích và những đặc thù làm nên chiến tích vẻ vang của trung đoàn và cũng như trả lời : tại sao 1 trung đoàn lại có tới trên 6000 liệt sỹ .Đồng thời cũng giới thiệu khái quát nhất quá trình hình thành ý tưởng xây dưng khu Lưu niệm ,quá trình vận động kinh phí ,thiết kế thi công và tìm kiếm danh sách Liệt sỹ của Trung đoàn trong những  năm từ 2003 đến 2014

     III -Chúng tôi xin cung cấp với BBT những thông tin và nguồn tư liệu giúp  BBT để bổ sung và đưa vào kịch bản phim như sau :
   A-Trung đoàn có quyết định thành lập ngày 1-7-1949 nhưng do còn chiến đấu khắp các chiến trương Đông Bắc nên ngày 23-9-1949 mới chinh thức hội quân đầy đủ tại xóm gò Pháo xã Tân Cương huyện Đồng hỷ tỉnh Thái Nguyên .Trong K/c chống Pháp Trung đoàn tham gia cả 12 chiến dịch kể cả sang Lào và giúp Trung Quốc đánh chặn quân Tầu Tưởng cuối năm 1949.Trong chiến dịch Biên giới 1950 trung đoàn được Bác Hồ và Đại tướng Võ nguyên Giáp trực tiếp duyệt phương án chiến đấu và sau chiến dịch được Bác Hồ về thăm và khen thưởng (có ảnh còn lưu được).Trong chiến dịch Hòa bình trận thắng Tu vũ nổi tiếng toàn quân được Đại tướng đánh giá "Nếu không có chiến thắng Tu Vũ thì không có chiến thắng Điện Biên " và Bác Hồ đã lấy Tu Vũ đặt tên cho Trung đoàn cho thấy tình yêu thương bộ đội  và đánh giá cao chiến công  của Trung đoàn 88
.    B- Trong kháng chiến chống Mỹ ,khi Cách mạng miền Nam phát triển vượt bậc:ngày 31-12-1965 Trung đoàn 88 được Đảng -Quân đôi cử vào Nam chiến đấu .Là chủ lực của miền khắp Tây nguyên -miền Đông Nam bộ và vùng sông nước đồng bằng Cửu long đều ghi dấu các chiến công lấy lừng làm đau đầu quân xâm lược  Từ Mậu Thân 68 đến chiến dịch HCM 1975 Tình báo Mỹ -Ngụy không lý giải nổi sao lại có một lực lương của F 308 ở tận Nam bộ. Hòa bình chưa bao lâu Trung đoàn lại là chủ lực trong chiến tranh Biên giới Tây Nam và đươc làm nghĩa vụ Quốc tế giải phóng Campuchia khỏi bọn sát nhân Polpot cho đến 1989 mới trở vể Tổ quốc.Nay Trung đoàn 88 A này được ở lại miền Nam trong đội hình sư đoàn 302 -Quân khu 7
   Năm 1966 ở miền Bắc tái lập lại E88 trong sư đoàn 308 cơm Bắc giặc Nam . Trung đoàn này tham gia 3 chiến dịch lớn lập công xuất sắc :Khe Sanh -68 rồi Nam -Lào 71 và Quảng trị 72. Trung đoàn 88B này nằm trong đội hình sư đoàn 308 -Quân đoàn 1-Quyết thắng .Hai trung đoàn 88 ở hai đầu tổ quốc góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước là 2 anh em cùng một cội nguồn đã vinh dự được phong tặng 3 lần Anh hùng LLVT
  Chính với lịch sử -truyền thống chiến đấu lập công xuất sắc trên nhiều mặt trân với thời gian lâu tới 40 năm nên đã có nhiều cán bô- chiến sỹ của trung đoàn anh dũng hy sinh qua các thời chiến tranh là hơn 6000 người
     C-Quá trình hình thành ý tưởng Công trình - đi vận động kinh phí và thiết kế xây dựng khu Lưu niệm
 Từ năm 2003 Ban LL đã hình thành ý tưởng tìm nơi xây dựng khu lưu niệm truyền thống của Trung đoàn.Và Tân Cương được lựa chọn số 1.Được sự quan tâm của Chính quyền và nhân dân Tân cương cấp cho khu đất 1600m2 bên cạnh trường Mầm Non trong quần thể Văn hòa -Thể Thao của xã. Sau một năm vận động kinh phí xã hội hóa và những đóng góp ít ỏi của từng CCB E88 khắp cả nước mới được khoảng 200 triệu..  Tháng 4-2004 chính thức khởi công xây dựng khu lưu niệm theo thiết kế của cụ Nguyễn trọng Quyển .
đến 23-7-2004 nhân kỷ niệm 50 năm thành lập trung đoãn đã khánh thành giai đoạn 1.Công trình mới có một hồ nước , một gò cao được đắp lên từ đất của  hồ đào được và chính đỉnh gò là bia đá truyền thống của trung đoàn hình trụ có đường kính 9,88m và cao 2m88  ...
  .Tuy còn đơn sơ nhưng sự oai nghiêm của khu lưu niệm được đánh giá rất cao về tinh thân dũng cảm -kiên trì và nỗ lực biết bao của Ban LL và các CCB E88 .Không thỏa mãn  Ban LL và các CCB lại nghĩ tới hàng ngàn liệt sỹ đã hy sinh còn chưa thấy hài cốt thậm chí danh tích còn không rõ ràng -đầy đủ đó là sự tàn khốc của chiến tranh .Nên Ban LL tính đến việc xây dựng đền thờ và dựng bia ghi danh các liệt sỹ của Trung đoàn . Một cuộc trường chinh nữa của các CCB E88 để vận đông kinh phí và sưu tập danh sách các liệt sỹ từ chống Pháp cho đến chống Mý và làm nhiệm vụ Quốc tế. Suốt từ năm 2005 cho đến đầu năm 2009 Ban LL đã vận đông xã hội hóa được gần một tỷ đồng .Ban Thiết kế -Xây dựng làm việc miệt mài để chọn lựa kiến trúc đẹp nhất và độc đáo nhất mang biểu tượng của trung đoàn 88 anh hùng .Ban sưu tập danh sách liệt sỹ do Cụ Ông thế Huệ dẫn đâu đi khắp cả nước ,đến những nơi trung đoàn đứng chân chiến đấu để tìm danh sách hoặc xác minh tư liệu có được tạm thời hơn 4000 liệt sỹ  .Thế là Ban LL quyết định khởi công xây dựng giai đoạn 2 của Công trình với tinh thần khánh thành vào dịp kỷ niệm 55 năm thành lập trung đoàn. Với kiến trúc chủ đạo là đá tự nhiên để tăng tính vĩnh cửu cho Công trình, Sau 4 tháng thi công với sự bám sát của cụ Quyển -cụ Huệ và ban Xây dựng  .tháng 7-2009 đã khánh thành giai đoan 2 với một đền thờ chính giữa ,2 trụ bia bát giác với nhà che phủ  có 16 bia đá ghi danh hơn 4000 liệt sỹ cùng cầu đá ,cổng đá ,rồng đá chầu 2 bên..Đồng thời khu lưu niêm cũng đón nhân bằng di tích lịch sử địa điểm quân sự cấp tỉnh .
  Với nỗi niềm đau đáu về nhiều liệt sỹ nữa vẫn chưa tìm được danh tính .Thế là cụ Huệ lại vào Nam ra Bắc ,tận dụng mọi quan hệ từ trong chiến đâu , mối quen biết sau này đã xác minh tìm thêm được hơn 2000 tên liệt sỹ nữa .Cái vóc nhỏ bé nhưng đôi mắt tinh anh ,mặc khó khăn của gia đình bủa vây cụ Huệ đã làm được một kỳ tích để không chỉ CCB E88 thán phục mà mọi người dân Việt nghe chuyên cụ làm đều kính phục.
  Được thành phố Hà nội giúp kinh phí ,được tỉnh Thái nguyên hỗ trợ Giai đoạn 3 lại khởi công và khánh thành 2 nhà bia bát giác nữa nhân dịp kỷ niệm 60 năm Giải phóng thủ đô Hà nội càng thêm gắn bó nghĩa tình với thủ đô Kháng chiến..Nhờ lòng hảo tâm của những người tới dự lễ khánh thành đợt 3 Ban LL lại có chút kinh phí để làm thên mái che bia truyền thống nhằm  nâng cao sự bền đẹp cho bia truyền thống .
     C- Về việc tìm kiếm sưu tập danh sách liệt sỹ :
 Mặc dù sức khỏe có hạn -hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng cụ Huệ vẫn lăn lộn cùng đồng đội nhiều lần đi tìm hài cốt liệt sỹ. Sau này Cụ cùng ông Nhậm đi sưu tập danh sách chủ yếu ở phía Nam còn ô Kỳ thì chủ yếu ỏ phía Bắc..Là người có Tâm lại từng là phó chính ủy trung đoàn phụ trách khâu Chính sách nên Cụ nhớ được nhiều thông tin có nhiều quan hệ Quân Dân Chính Đảng nên việc suu tập dù có nhiều khó khăn phức tạp nhưng vẫn hoàn thành tốt nhất có thể.
     D- về địa điểm xây dựng khu Lưu niệm : cần nhấn mạnh tới sự hỗ trợ to lớn của Chính quyền và Nhân dân  xã Tân Cương . Có người đóng góp chỉ được 5 ngàn đông nhưng đều được trân trong và ghi tên đầy đủ.
     E-Khi đưa các hình ảnh giới thiệu về khu Lưu niệm  Ngoài thể hiện toàn cảnh ,các đặc trưng kiến trúc và vật liệu đá cần đưa được 2 đôi câu đối cụ Vũ Khiêu tặng cho công trình này
     G- một điểm nhất cực kỳ quan trọng là tổng kinh phí thật sự chỉ khoảng 2 tỷ qua 11 năm đầu tư xây dựng  Các CCB E88 đã để lại cho địa phương một công trình Văn hóa Tâm linh-Lịch sử đầy  truyền thống hào hùng của một trung đoàn mà địa phương chính là cái nôi nuôi dưỡng ban đầu .Khi tham qua toàn cảnh khu lưu niêm ai cũng đánh giá nó phải được đầu tư gần 20 tỷ đông .Đó chính là giá trị mà công sức -tấm lòng -tình nghĩa mà mỗi CCB E88 đều tự hào đã góp phần làm nên.
     H- về hình ảnh minh họa cho các thuyết minh:
  1-Những hình ảnh về lịch sử-truyền thống của trung đoàn :-Ảnh bác hồ cùng Đại tướng duyệt phương án tác chiến trước trận đánh                                                    - Ảnh Bác hồ về thăm cán bộ chiến sỹ trung đoàn sau chiến dịch biên giới  (có trong lịch sử sư đoàn 308)
                                                                                           -ảnh tượng đài chiến thắng Tu Vũ và sơ đồ trận đánh  Tu vũ
 2- Hình ảnh quá trình xây dựng khu lưu niệm
 -Những bức ảnh  tiêu biếu cho 3 lần khởi công và khánh thành các năm 2004 -2009 và 2014
   -Ảnh danh sách đóng góp của các CCB E88 với từ 50 ngàn đông trở lên và ảnh danh sách đóng góp từ 5 ngàn đồng trỏ lên của người dân xã Tân Cương ( tuy ít nhưng rất tình nghĩa)
  3 ảnh cho phần 12 của kịch bản nên có thêm các ảnh nhiều lần các CCB E88 đến thăm viếng khu lưu niêm mỗi dịp 1-7 hay 27-7 hàng năm hoặc đi công chuyện có dịp lên Thái nguyên đều rẽ vào thắp hương cho liệt sỹ
 - Quay cảnh các cháu Mầm non hay Tiểu học vào nhặt cỏ tưới hoa và quét lá ...
 Với tấm lòng Vì động đội và nêu cao truyền thống của  trung đoàn Tôi xin được đóng góp ý kiến của mình mong BBT xem xét và cân nhắc.Tôi xin cảm ơn và chúc BBT truyền hình QPVN hoàn thành tốt moi nhiệm vụ




Vì soạn trên Wort không quen nên tôi phải soạn ở đây đành mời các bạn đọc và thông cảm

3 nhận xét:

  1. Thọ thân mến!
    Tôi nể và phục Cậu thật đấy. Mặc dù không ở trong đội hình chiến đấu của trung đoàn 88 được lâu, nhưng sau này cậu là một trong những người tâm huyết và có công rất lớn trong việc xây dựng, tôn tạo khu lưu niệm E88 tại Tân Cương mà không phải trung đoàn Anh hùng nào cũng làm được.
    Về cấu trúc bên trong khu Lưu niệm không biết đã có bia lưu danh những CCB, và những người có công lớn( như những người cậu đã nêu trong phần góp ý trên, kể cả những người như cậu) cho việc xây dựng này chưa? nếu chưa, theo mình cần bổ sung vì nó cũng là một phần của những gì cần lưu lại cho đời sau. Nhân đây xin chúc cậu và gia đình luôn Hạnh phúc nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày 3-4-10 cố gắng ra với nhau nhé .Mọi người đón chờ đấy ,chúc bạn Huê có sức khỏe tốt để ra với K6 .

      Xóa
  2. Cảm ơn Tế .Người góp từ 300 ngàn trở lên có tên trên bia đá ,góp 5 ngàn đồng có tên trong sổ vàng nhưng người góp công không tính nổi thì không dám đưa tên mình lên đâu .

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]