Bài ”Pháp nhân.pháp lý không có lý” của TM đăng ngày 8/8/2015
đã có 22 bài còm trong đó nhiều bài còm đã trả lời tác giả bài viết rất ngắn gọn đầy đủ ý theo đúng luật, ĐH tôi định không com nữa nhưng tác giả yêu cầu đích danh ĐH phải trả lời ,giải nghĩa,với
tinh thần cùng nhau khẳng định chân lý ĐH xin đăng bài mới để tác giả TM cùng bạn
đọc tiện theo dõi.
Vấn đề thứ nhất -
giải thích về cái tiêu đề bài viết ”Pháp nhân.pháp lý không có lý”đã làm cho
nhiều người không thể hiểu tác giả định nói gì,nếu giải nghĩa ra theo văn phạm câu
này ta có thể hiểu như sau:
Pháp nhân là một thuật ngữ dùng chỉ một tổ chức hoàn chỉnh
theo luật định.
Pháp luật là những quy định trong hệ thống pháp luật
Pháp lý là căn cứ được thể hiện trong các điều luật.
Pháp luật do cơ quan
quyền lục cao nhất Quốc hội ban hành,Vì vậy khi nói “Pháp nhân,pháp lý không có
lý” là ám chỉ công việc của cơ quan lập
pháp chứ không phải là cá nhân nào,nếu suy
luận theo văn phạm thì câu nói trên hơi vô nghĩa và người đọc khó hiểu là đương nhiên.
Vấn đề thứ hai -nội
dung bài viết tác giả có 3 câu hỏi yêu cầu giải thích,làm rõ:
1/Cơ sở để khẳng định Phân hiệu bách Khoa là chi nhánh của trường ĐHBK ?
2/Việc thành lập chi nhánh có cần đến Chính phủ ký quyết định
không?
3/Từ điển tiếng Việt có chữ nào nói phân hiệu là chi nhánh
Cả 3 câu hỏi trên bạn chỉ cần hiểu được phân hiệu,chi nhánh là gì ,ai sinh ra nó,vai
trò ý nghĩa của nó với chủ thể là bạn sẽ trả lời được.
Trong từ điển Việt-Việt
:
-Chi nhánh: là tổ
chức cấp dưới trực thuộc của một số cơ quan ( ví dụ chi nhánh ngân hàng ,chi
nhánh công ty tại địa phương…).Nhánh sông ,nhánh đường là nhánh phụ của một con
sông một con đường.
Nếu ví công ty như một
cái cây thì Chi nhánh là cành cây, Thân
cây chỉ có một nhưng cành cây thì có nhiều
. Trong khoa học pháp lý, luật pháp thừa nhận công ty có quyền mở chi nhánh. Văn
phòng đại diện và nó là một phần không tách rời của công ty, một bộ phận phụ
thuộc của công ty. Cây công ty mà chết thì nhánh cây cũng không thể sống được!
-Phân hiệu, Phân viện là những thuật ngữ được thể hiện trong
bộ luật của Nhà nước, nó là một tổ chức thuộc trường ĐH ,Học viện được cơ
cấu trong hệ thống Giáo dục đào tạo và
quy định tại Bộ luật Giáo dục
Bộ luật giáo dục :
Điều 14. Cơ cấu tổ chức
của trường cao đẳng, trường đại học, học viện
1. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học
viện công lập gồm:
a) Hội đồng trường;
b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại
học; giám đốc, phó giám đốc học viện;
c) Phòng, ban chức năng;
d) Khoa, bộ môn; tổ chức khoa học và công nghệ;
đ) Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ;
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
e) Phân hiệu (nếu
có);
g) Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn.
….
Điều 21. Phân hiệu của
cơ sở giáo dục đại học
1. -Phân hiệu của cơ
sở giáo dục đại học thuộc cơ cấu tổ chức và chịu sự quản lý, điều hành của cơ sở
giáo dục đại học.
-Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học không có tư cách
pháp nhân độc lập, đóng ở tỉnh, thành phố khác với nơi đặt trụ sở chính của
cơ sở giáo dục đại học, chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt phân
hiệu.
2. Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học thực hiện các nhiệm
vụ theo sự điều hành của hiệu trưởng, báo cáo với hiệu trưởng về các hoạt động
của phân hiệu, báo cáo với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt phân hiệu về các hoạt
động liên quan đến thẩm quyền quản lý của địa phương.
3. Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập khi có đủ
các điều kiện quy định tại Điều 22 của Luật này.
***
Tóm lại theo luật doanh nghiệp công ty,ngân hàng có chi
nhánh ,văn phòng đại diện.Theo luật Giáo dục trường đại học,học viện có Phân hiệu,phân viện
,các tổ chức này là những đơn vị phụ thuộc chủ thể của nó,.
Chi nhánh và Phân hiệu là 2 mô hình giống nhau về chức năng
quản lý và quan hệ tổ chức nên khi nói Phân hiệu như chi nhánh chỉ là một cách ví von
cho độc giả dễ hiểu.Còn khi thể hiện trong
văn tự hiển nhiên lĩnh vực Giáo dục đào tạo phải dùng từ Phân hiệu, kinh
doanh phải dùng từ Chi nhánh, không nên hiểu một cách máy móc dập khuôn: Phân
hiệu là Chi nhánh và ngược lại
Tại Bộ luật giáo dục bạn đọc tự luận ra Phân hiệu Bách khoa hiển nhiên phải là Phân hiệu
của trường ĐHBK.
ĐH đã giải đáp những câu hỏi của bạn TM một cách rất
nghiêm túc ,đúng quy phạm văn bản luật định, nếu chưa tâm phục khẩu phục mình
nghĩ chắc phải tòa mới chốt hạ được
...............................
Đôi điều tự sự Về
ngày sinh tháng đẻ của trường ĐHCĐ:
Trong lịch sử “dựng nước và giữ nước” chắc chưa có trường học nào, tổ chức nào trên đất nước
này sau 50 năm lại chọn lại cái ngày thành lập cho mình.
Có 2 điều ĐH tôi trước sau vẫn khẳng định một cách chắc chắn đúng luật ngày 19/8 không bao giờ là ngày thành lập trường
ĐHCĐ ;
-Tại thời điểm ngày 19/8 tại Tích Lương,Thái Nguyên
chỉ có Phân hiệu bách khoa là tổ
chức giáo dục nằm vùng tại Thái Nguyên của trường ĐHBK , chưa có cơ sở pháp lý
nào để giám đốc phân hiệu thời điểm bấy giờ là GĐ Đỗ hữu Phú triển khai dự án thành lập trường Đại học.-Điều
2 tại quyết định ngày 19/8 của Chính phủ ghi rõ: "...đồng thời phải có những
sự chuẩn bị cần thiết để khi có điều kiện thì sẽ thành lập trường đại học của địa
phương, tách khỏi trường đại học Bách Khoa."
-Ngày 6/12 có thể
đúng hay chưa đúng ngày ghi trong
quyết định thành lập trường ĐHCĐ Bắc Thái nhưng dẫu
sao ngày 6/12 trong quyết định 206/cp cũng
đủ căn cứ pháp lý để các bậc tiền bối hiệu trưởng lấy làm ngày thành lập trường trong suốt 50 năm qua.
…………………
Tài liệu tham khảo để
hiểu thêm về Phân hiệu đại học.
Thông tin dự án :
Chủ đầu tư : UBND tỉnh Thanh Hóa, Trường cao đẳng y tế Thanh
Hóa.
Đơn vị thiết kế : Viện quy hoạch kiến trúc Thanh Hóa
“Việc thành lập Phân hiệu Trường ĐHYHN tại Thanh Hóa sẽ đáp ứng
sự thiếu hụt về nguồn nhân lực y tế có chất lượng cao của Thanh Hóa và các tỉnh
lân cận…
Phân hiệu Trường ĐHYHN tại Thanh Hóa được phát triển dựa
trên cơ sở của Trung tâm đào tạo Trường ĐHYHN tại Thanh Hóa và …
Khi Phân hiệu được thành lập, Trường ĐHYHN sẽ là đơn vị quản
lý, điều hành, tổ chức tuyển sinh, đào tạo và bảo đảm chất lượng đào tạo trong
quá trình thực hiện lộ trình chuyển
Phân hiệu trở thành Trường Đại học Y Thanh Hóa …
UBND tỉnh Thanh Hóa cam kết đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết
bị và nguồn lực tài chính để Phân hiệu nhanh chóng đi vào hoạt động…”
Ngày 25 Tháng mười một 2014. …
……………………………….
ĐẶNG HƯNG có bài viết rất chuẩn; cả về pháp lý lẫn tình cảm. Hoan nghênh bài viết của bạn.
Trả lờiXóa- Ngày 19/8 là ngày thành lập Phân hiệu đại học Bách khoa tại Khu gang thép Thái Nguyên, Phân hiệu này của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Ngày 6/12 là ngày thành lập Phân hiệu Cơ Điện thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp; là tiền thân của trường Đại học Cơ Điện Bắc Thái.
- Ban giám hiệu đương nhiệm của trường đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên nhầm lẫn ngày 19/8 là ngày thành lập trường Đại học Cơ Điện Bắc Thái là vì:
1/ Tính đến nay là 50 năm ngày thành lập Trường.
2/ Quyết định ký ngày 6/12 là quyết định đổi tên.
3/ Vì Hiệu trưởng đương nhiệm học K10 nên không thấu hiểu được điều này!
Việc là tế nhị, không biết tôi có nên phát biểu ở đây không. Có lẽ tôi không nên phát biểu ở đây nữa vì mẹo nhỏ mà có thể có người sẽ xé ra to. Các bạn thông cảm! Xin cám ơn!
Những viện dẫn để lý giải của pác ĐH đều căn cứ vào luật giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam số : 44/2009/QH12 ngày 4.12.2009 . Thời nước VNDCCH 44 năm về trước ( năm 1965 ) luật giáo dục nó khác kia , nên căn cứ để lập luận của pác nghe chừng không thuyết phục .
Trả lờiXóaTiêu Phu thân mến. Nhà nước nào trên thế giới này khi mới sinh ra (giành độc lập) đều phải có ngay Hiến pháp &pháp luật,
XóaCon người khi mới sinh ra thuở còn ăn lông ở lỗ,sống theo kiểu bầy đàn,bộ tộc đã có những quy ước với nhau để duy trì trật tự.(quy ước như vậy gọi là luật bất thành văn)
Luật thành văn trên thế giới được hình thành cách đây cả nghìn năm là bộ luật La Mã sau đó mỗi nước tự hoàn chỉnh luật pháp của mình. Năm 1945 VN mới độc lập lúc này chỉ việc đọc, học và bắt chước luật theo người ta cũng đủ mệt rồi.vì vậy luật giáo dục VNDCCH hay CHXHCNVN về cơ cấu,tổ chức cơ bản cũng từ người ta mà ra.
Trong các vấn đề về tranh luận đúng sai như tôi đã nói ở những lần trước thì những bài viết rõ ràng mạch lạc, có cơ sở lập luận, dựa theo văn bản pháp quy của Nhà Nước để giải thích cho người cùng tranh luận ở phía ngược lại là cách tốt nhất để người đó phải hiểu được vấn đề. Thế nhưng một số thường là thấy cái mới ( mặc dù chưa chắc đã đúng ) vẫn cứ hùa theo, hoặc do cảm tình nào đó( vì một lẽ khác không dính đến vấn đề đang tranh luận ) mà ủng hộ không cần biết là đúng hay chưa đúng. Tôi là người luôn muốn ngày thành lập Trường là ngày 6/12 vì ngày này đã được các bậc tiền bối chọn lựa và được kỉ niệm mấy chục năm qua cho đến một ngày....Vâng khi người ta tìm ra ngày này 19/8 bản thân tôi cũng không biết ngày nào đúng sai và thấy mọi người cứ tranh luận mãi. Nay thấy bài viết của ĐH có lí có tình tôi ủng hộ.Còn ai đưa ra được những điều ngược lại mà có lí có tình hơn thì hãy đưa ra ngay không nên nói chung chung nữa. Còn việc lên trường hôm tới tuy ko công nhận ngày này nhưng là một dịp gặp gỡ bạn bè ta vẫn lên ( vì không có dịp khác )Xin chúc mừng và cám ơn ĐH vì bạn đã chịu khó nghiên cứu và làm cho mọi người hiểu được vấn đề một cách rõ ràng. Điều này không phải ai cũng làm được !
Trả lờiXóaH Nam thân mến ơi,Viện dẫn các điều luật nghe thì chuẩn không cần chỉnh nhưng H Nam có biết răng luật việt nam rất chung chung và mênh mông nữa nên giải thích thế nào cúng được không .Nhưng tôi chỉ cần hỏi ngược lại là theo luật mà Đ H viện dẫn cũng khẳng đinh Thủ tương không bao giờ ra quyết định thành lập phân hiệu thì tại sao lại có 2 quyết định ra đời và đổi tên thế : ai đúng ai sai đây ,và ai pham luật đây .
XóaRất khâm phục và cảm ơn Đ Hưng đã dầy công nghiên cứu tìm hiểu các văn bản pháp luật để trả lời TM ..Sự nghiêm túc này chứng tỏ dù chưa đồng nhất qua điểm nhưng tôn trọng nhau trên tình cảm Cơ Điện là cức kỳ quý báu bởi đó là tài sản quý giá của mọi thần dân Cơ Điện.
Trả lờiXóaNơi như tr Xuyên hay lập luận của Đ Hưng là đúng nếu chúng ta chỉ là Cơ Điện .Nhưng Cơ Điện chỉ là tên trường của một giai đoạn 1966-198.. mà tôi không nhớ rõ .Và rõ ràng Cơ Điện là niềm tự hào của mỗi chúng ta chính vì thế mà khắp cả nước chỉ có các hội Cơ Điện các tỉnh thành mà thôi .
Các Thày xưa có lý của mình khi chọn ngày 6-12 làm ngày hội trường ở thời kỳ ấy cho đến khi phát hiện ra văn bản đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một cơ sở Đại học về Kỹ thuật trên đất Thái phục vụ trước mắt cho Khu Gang -Thép .Cơ sở này là con số không tròn trĩnh ngày từ ngày ra đời Nó mang tên Bách Khoa bởi ngày đó chưa thể có tên khác được mhwmg nó không phải là phân hiệu trực thuốc ĐH Bách khoa vì quyết đinh sinh ra nó không phải do nhà trường ban hành hay cao hơn là bộ ĐH babn hành .thứ hai là nó độc lập với Bách khao về tổ chức -tuyển sinh mà chỉ nhờ cậy Bách khoa về chương trình đào tạo và cán bộ giảng dậy theo chỉ đạo của thủ tướng cấp ban hành quyết định đẻ ra phân hiệu này ,việc nhắc đến nó chuwnr bị tách ...không khẳng định mà chỉ nhắc đến tương lai của nó mà thôi .Văn bản luậ mà Đ Hưng đưa ra cũng khẳng định thành lập phân hiệu chỉ đến bộ ra quyết định .Vậy rõ ràng về pháp luật ,pháp lý Phân hiệu ĐH Bách khoa Gang thép không thuộc ĐH Bách khoa Hà nội .Pháp nhân của nó lại càng chứng tỏ nó độc lập với ĐH BK Hà Nội vì nó không thuộc ĐH BK về Tổ chức nhân sự - tuyển sinh và cũng không chịu sự chỉ đạo hay báo cáo hoạt động gì .Sự đặc biệt vầ thành lập lại được đánh giá cao và khác biệt chính là Thủ tướng Chính phủ ra quyết định càng khẳng đinh tính đặc thù của trường chúng ta mà sau này cũng chỉ trường Cơ Điện có mà thôi nó làm chúng ta thêm tự hào .
Việc lấy lại ngày thành lập trường không phụ thuộc quá mức vào một cá nhân nào .Tất cả các lập luận với Tôi là :Ai cũng có nguồn gốc ,cái gốc của Trường chúng ta là phân hiệu Bách Khoa Gang thép ra đời năm 1965 theo quyết định của Thủ tướng chính phủ do một Phó Thủ tướng ký ngay 19-8-1965.Bất kể sau này là Cơ Điên hay Kỹ thuật Công nghiệp hay lại Bách khoa gì gì đi chăng nữa thì Tiên thân oanh liệt và gian khó một thời là không thể chối bỏ cũng như chúng ta lấy thời Cơ Điện làm truyền thống của mình vậy .
Cảm ơn các Bạn đã lắng nghe và chia xẻ.
Quên một điều mà Đ H nói về cái tiêu đề ,đó là : nói đến pháp nhân -pháp lý mà các luân điểm mà Đ H đưa ra lại không dự trên cái lý nào vậy nên Tôi mới đưa ra để hỏi .Rất may là Đ H ngihêm túc trả lời những luận điểm mới của Đ H đưa ra vân chưa trả lời hết được nên tôi phỉ đưa thêm bài còm này và chắc là vẫn coa thể có ai đó nói rằng vẫn chưa có pháp nhân pháp lý thì sao nhỉ
Trả lờiXóaTiếp tục giải nghĩa cho TM đây:
Xóa1/Khi đọc văn bản luật phải rất thận trọng để ý từng từ,từng ý
Luật giáo dục ghi :”Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 22 của Luật này.” Nghĩa là có thể bộ trưởng bộ GD ký hoặc chỉ được phê duyệt cho phép thành lập rồi trình Chính phủ ký quyết định.-ở đây phải để ý đến chữ “hoặc” trong văn bản .
2/Mời TM và mọi người tham khảo thêm văn bản dưới đây để hiểu thêm về Phân hiệu và trường ĐH
………………………………….
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Số: 88-CP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------- ---------------------------------
Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 1968
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CHUYỂN PHÂN HIỆU II TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT QUÂN SỰ
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
-Căn cứ vào Nghị định số 171-CP ngày 20-11-1963 của Hội đồng Chính phủ về quy chế mở trường và lớp đại học và trung học chuyên nghiệp,
-căn cứ vào Quyết định số 146-CP ngày 08-08-1966 của Hội đồng Chính phủ mở Phân hiệu II trường đại học bách khoa;
-Để mở rộng quy mô đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật phục vụ Quốc phòng;
-Theo đề nghị của các ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay chuyển Phân hiệu II trường đại học bách khoa thành Trường đại học kỹ thuật quân sự thuộc Bộ Quốc phòng.
Điều 2. Các ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Phạm Văn Đồng
Ghi chú: ngày 08-08-1966 là ngày Hội đồng Chính phủ ký QĐ mở Phân hiệu II trường đại học bách khoa để đào tạo cán bộ kỹ thuật cho quân đội (tiền thân trường Đại học kỹ thuật quân sự))nhưng ngày 08/8 không bao giờ là ngày thành lập trường nếu có chỉ có thể là ngày 18/6/68 (ngày thành lập trường hoặc khác đi.)
Sang Quốc phòng thì gay rồi bởi sau ngày 2-9-1945 chúng ta mới thành lập Vệ quốc đoàn đó chính là ngày ra đời của QĐND VN sau này với đầy đủ tính pháp lý pháp nhân của nó đấy .
XóaThọ Mom có biệt tài là đưa vấn đề đang từ chỗ dễ hiểu thành khó hiểu. Hay đầu óc mình có vấn đề chăng. Đọc một lúc chẳng hiểu nổi tay chơi định nói gì nữa He he . Phải đọc lại nữa vậy !
Trả lờiXóaNăm mà trường ta ra đời làm gì có luật giáo dục. Ngày đó chỉ có bọn tư bản giãy chết nó mới cần luật để quản lý, kìm kẹp nhân dân chứ chúng ta cần gì luật.
Trả lờiXóaChính vì vậy nên xem các bạn cãi nhau, mang luật ngày nay và từ điển hiện đại để làm căn cứ cho cái thời sơ khai mà ngẫm thấy buồn... cười!
Ngày xưa ấy khi xem danh sách các trường đại học để đăng ký dự thi, K6 đã thấy có Phân hiệu ĐH Cơ Điện. Nhưng ngày ấy danh từ Phân hiệu chỉ được hiểu đơn giản là nó còn bé, chưa phải là một trường ĐH hoàn chỉnh gồm các khoa khác nhau, chứ không hề có ý nghĩa nó là một chi nhánh (phân hiệu) của một trường nào.
Tình lý nhất bây giờ phải giải thích được tại sao lại là 50 năm chứ không phải 49 năm và tại sao Ban giám hiệu ngày đó lại chọn 6-12 chứ không chọn 19-8 (không thể nói ngày ấy BGH không biết đến QĐ 19-8-1965)
Tôi chưa tìm được tư liệu chính thức ngày đó nên không tranh luận.....
Ngay cả cái khẩu hiệu 6-12-1965 mà Thọ Mom đưa lên cũng là của năm 2010 chứ không phải của ngày xưa nên không thể dùng làm bằng chứng được.
Xóa
Trả lờiXóaTrong khi chúng ta luận bàn cố gắng suy xét theo LUẬT, tìm chứng cứ PHÁP LÝ- cố gắng chứng minh tính KHÁCH QUAN của việc đổi ngày thành lập TRƯỜNG từ 6/12 sang 19/8 ( với cả hai nhóm ) . Điều này thể hiện tính nghiêm túc của chính CHÚNG TA thôi .
Còn thực tế đối với HIỆU TRƯỞNG & BAN GIÁM HIỆU đương thời - những người đã quyết định thay thế ngày 6/12 thực chất đã không đếm xỉa đến tính PHÁP LÝ. Hãy xem cách HỌ đã LÀM cụ thể là : - RA thông báo " KHÔNG TÌM THẤY QĐ 206/CP thành lập phân hiệu CƠ ĐIỆN " nên đề nghị MỌI người góp ý kiến và tổ chức HỘI THẢO lấy ngày 19/8 làm ngày thành lập trường. Liệu có thể thay thế một QĐ của CP mang Tính PHÁP LÝ bằng góp ý CÁ NHÂN và Kết quả của HỘI THẢO được không ??? Thế mà HỌ đã thực hiện như vậy đấy - đâu cần phải xem xét tính PHÁP LÝ -
Và cũng chẳng ngạc nhiên khi HT PQ Thế đã phát biểu :
" Ban giám hiệu và Nhà trường quyết định lấy lại ngày thành lập trường là ngày 19/8/1965 cũng không chỉ là thực hiện đúng theo văn bản Pháp quy của Nhà nước mà còn thể hiện tinh thần của Nhà trường đối với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần CUỐN SẠCH TÀN DƯ CŨ ... "
Mục đích rất rõ là muốn thay NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG, muốn là ĐỔI MỚI
Và đã QUYẾT là PHẢI ĐƯỢC - bằng mọi CÁCH .
HT Thế là K10 đã Rất Hiểu chỉ đạo làm việc này. Khi Các HT Tiền Bối đã về với tiên tổ, QĐ thành lập CƠ ĐIỆN " Không tìm thấy " - Những Chướng Ngại lớn nhất không CÒN nữa. Lại được Tiền Hô Hậu Ủng thì ngại chi mà chẳng đưa khẩu hiệu " CUỐN SẠCH TÀN DƯ CŨ "
Thật đúng là " CÓ PHÁP LÝ MÀ KHÔNG CÒN LÝ " .
Bạn huu nguyen thân mến,Theo mình khi kết luận về vấn đề gì, hay nhận xét về ai đó trên diễn đàn để đạt được sự đồng thuận thì lý luận phải xác đáng. Cái gì bạn biết thì người khác cũng biết, tài liệu gì bạn có thì người khác cũng có(Bởi vì họ là người trực tiếp xử lý vấn đề). Chỉ có điều cái cách xử lý khác nhau thôi. Nên cứ tranh luận sao cho thấu tình đạt lý thì mới được công nhận. Nhất là đọc ý nghĩ của người khác là điều không dễ.Mình cho là thế hệ trẻ bây giờ, do có nhiều điều kiện nên họ có nhiều mặt giỏi hơn ta đấy, mỗi thời có con mắt nhìn sự việc khác nhau cũng là chuyện bình thường.
XóaTôi xin mạo muội có ý kiến:
Trả lờiXóaCác anh K6 đưa vấn đề này ra bàn thảo là rất hay.
Tuy nhiên có những còm đã hơi quá lời khi đánh giá Quyết định của BGH đương thời, và xin lỗi có những còm đã dùng những từ mà tôi nghĩ là không xứng đáng với TÍNH CƠ ĐIÊN.
Chẳng lẽ người Cơ Điện lại có thể mạt sát nhau đến như vậy ư.
Đây là blog của riêng K6, nhưng ở tiêu đề cũng mời gọi các khóa tham gia sân chơi chung.
Chẳng lẽ blog K6 lại chấp nhận sự xúc phạm đến danh dự người khác, tổ chức khác khi họ không có mặt ở đây, không tham gia tranh luận ở đây.
HT Thế và BGH đương thời có thể là đàn em của các anh về tuổi tác, xong họ cũng đang là những người thầy của thế hệ hiện tại, được Nhà nước công nhận vị trí chính thức của họ.
Một nguyên tác cơ bản khi tranh luận, hãy tôn trọng người cùng tranh luận với mình và không xúc phạm đến người thứ ba.
Như vậy có nghĩa là các anh hãy bảo vệ ngày 6/12 và dùng lý lẽ để phản bác lại các ý kiến đưa ra khi tranh luận để bảo vệ ngày 19/08, chứ đừng lôi người thứ ba vào khi họ không lên tiếng ở đây.
Rất xin lỗi các anh chị K6 khi phải còm như thế này.
Nếu các anh K6 thấy còm này không phù hợp với cách tranh luận của các anh, xin cứ xóa còm.
Trân trọng
Tôi vừa vào BLOG K6 và đã đọc mấy "còm" có công kích đích danh một người mà theo tiêu chí chung là nên tránh, không kể người đó là ai. Vì thế nên dùng quyền quản trị BLOG K6, tôi đã cho ẩn đi 3 cái "còm" không được đúng tiêu chí của BLOG đã nêu ở đầu trang.
XóaĐề nghị các bạn tranh luận thì thoải mái nhưng trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, xứng đang là những người trí thức, có đủ tầm để các cháu sinh viên hiện nay noi theo....
Vì ẩn cái "còm" chính nên "còm" trả lời của bạn Luân K5-K9 cũng bị ẩn đi theo, mong bạn thông cảm!
XóaMình thống nhất với ý kiến của bạn Luan k5-k9. trên diễn đàn đang có cuộc tranh luận về ngày thành lập trường, mỗi người có cách nhìn riêng của mình và chia sẻ với các bạn của mình những lý luận xác đáng để làm sáng tỏ vấn đề thì mới có sức thuyết phục, còn những lời còm như của bạn Sinh Nguyen thì mình nghĩ là không nên vì đã xúc phạm người khác, mà chưa chắc là bạn đã đúng đâu.Mình tin những ý kiến như thế này sẽ không được sự ủng hộ (vì nghe khó lọt tai quá) mà người đọc còn nghĩ là tranh luận đuối lý thì mới sử dụng cái võ này.
Trả lờiXóaThấy các bạn tranh luận nhiều về ngày thành lập trường, mình cũng xin có đôi điều đàm đạo như sau: Theo mình để chọn một ngày là ngày thành lập trường và lấy ngày đó để tổ chức kỷ niệm hàng năm, chắc rằng ban giám hiệu thời đó, phải chọn ngày có ý nghĩa của nó, có thể là ngày khai giảng khóa 1 ngày 6/12/1965, không nhất thiết phải là ngày ký quyết định. cũng như ngày vào Đảng của một người không phải ngày ký quyết định mà là ngày kết nạp.Nhưng một điều chắc chắn là ngày thành lập trường phải tính từ khóa 1 năm 1965, có thể ngày đó trùng với quyết định ngày 6/12/1966, chúng ta có thể hỏi các vị tiền bối còn sống.
XóaĐây là diễn đàn giao lưu các quan điểm cá nhân về một vấn đề rát hay và quan trọng .chính vì vậy tôi đồng ý là không nói nhau quá mức cho phép nhất là đối với người thứ ba mà lại không tham gia ở đây . tôi vấn nói rằng tôi rất yêu quý và nhớ ngày 6-12 hàng năm cho đến 2009 .Vì tôi được biết ngày 19-8-1965 qua cuốn kỷ yếu K10 tropng khi đó ngày 6-12 thì trước đây ai cũng mơ hồ chưa hiểu rõ thế nào .Tuy vậy qua 49 năm nay dù nó không phải là ngày thành lập trường thì nó cũng là ngày truyền thống lâu đời của chúng ta rồi .Vi thế tôi nghĩ rằng việc lấy lại ngày thành lập trường về 19-8-1965 là đúng về lịch sr ra đời của Trường .còn ngày truyền thống 6-12 không cần năm vẫn là ngày truyền thống mà mọi người chúng ta vân yêu quý có sao đâu .
Trả lờiXóavì ngày thành lập và ngày truyền thống có thể là một và cũng có thể là hai tủy theo đơn vị đó lựa chon như các ví dụ mà nhiều bạn đã đưa ra đấy thôi .
Vấn đề là Trường tổ chức ngày thành lập vào 19-8 thì chúng ta ủng hộ và lên dự .Nếu lại tổ chức thêm ngày truyền thống 6-12 thì chúng ta vân lên dự .Nếu trường không tổ chức thì tự chúng ta tổ chức ngày truyền thống cơ Điện ở địa phương hay chính trong lòng chúng ta.