1- Hồi ức cựu sinh viên K2
2- Hồi ức sinh viên...Những ngày xa ấy
3- PHÁT BIỂU CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI HỘI ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN TẠI HÀ NỘI
Vì lý do sợ nhà trường thay đổi văn bảnđã đăng tải trên website của nhà trương như mấy trường hợ trước mà bạn Luân trắng đã nêu, mõ blog K6 xin copy toàn văn về đây lưu trữ:
PHÁT BIỂU CHÀO MỪNG
ĐẠI HỘI HỘI ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN TẠI HÀ NỘI NHIỆM KỲ 2015-2018
LỄ MÍT TINH KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG (19/8/1965-19/8/2015)
CỦA HỘI CƠ ĐIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh 09/8/2015)
PGS.TS. Phan Quang Thế
Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường
Kính thưa:
TS. Phạm Gia Khiêm, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trường Bộ ngoại giao;
TS. Phạm Xuân Đương, Ủy viên BCHTW Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên;
PGS. TS. Phạm Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ GD và ĐT;
Ban chấp hành Hội Đại học Cơ Điện, Hà Nội;
Ban chấp hành Hội Cơ Điện Thành phố Hồ Chí Minh;
Các đồng chí nguyên là lãnh đạo, giảng viên, CBVC và cựu sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên;
Các quí vị đại biểu, các vị khách quí;
Các đồng chí cùng toàn thể các bạn.
Lời
đầu tiên cho phép tôi thay mặt đoàn đại biểu đại diện cho Đảng ủy, Ban
giám hiệu, các đơn vị, đoàn thể, cùng toàn thể giảng viên, CBVC và sinh
viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, tiền thân là Phân
hiệu Đại học Bách Khoa xin gửi tới các quí vị đại biểu, các vị khách
quí, các đồng chí cùng toàn thể các bạn những lời chúc mừng tốt đẹp
nhất, chúc Đại hội hội Đại học Cơ Điện tại Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2018,
chúc Lễ mít tinh kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường tại thành phố Hồ
Chí Minh đang tổ chức vào giờ này thành công tốt đẹp.
Kính thưa các quý vị đại biểu, các vị khách quí cùng toàn thể các đồng chí.
Nửa
thế kỷ đã trôi qua, nhưng trong mỗi chúng ta đều có những kỷ niệm khó
quên của một thời sinh viên, về những năm tháng tuổi thanh xuân tươi đẹp
nhất của cuộc đời trong khó khăn, thiếu thốn về vật chất nhưng tràn đầy
niềm vui xen với những lo âu về những kỳ thi và bảo vệ đồ án ở nơi ấy,
Phân hiệu Đại học Bách Khoa, Phân hiệu Cơ Điện và ngày nay là trường Đại
học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên, mái trường mà chỉ còn
10 ngày nữa là tròn 50 tuổi. Từ những ngày đầu thành lập, có thể nói
chúng ta là những người may mắn, bởi vì chúng ta được ngồi học trên
giảng đường, trong khi biết bao người bạn của chúng ta đang cầm súng
chiến đấu ở chiến trường Miền Nam. Ngay Trường chúng ta cũng có hơn 500
giảng viên, sinh viên gác bút nghiên cầm súng lên đường bảo vệ tổ quốc
và tên của 34 liệt sỹ đã được ghi trong phòng Truyền thống của Nhà
trường. Cuộc chiến tranh tàn khốc đến mức mà ngày nay, ngay bên bờ sông
Thạch Hãn của tỉnh Quảng Trị có cả một biểu tượng những giọt máu hồng:
Đò xuôi Thạch hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Hóa tuổi 20 thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm
Cũng
có thể, vì cảm nhận được, vì xác định được trách nhiệm to lớn đối với
sự nghiệp xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở
Miền Nam, mà những thế hệ kỹ sư thế hệ đầu tiên của phân hiệu Đại học
Bách Khoa và Phân hiệu Cơ Điện đã làm rạng rỡ mái trường của mình ngay
từ những ngày đầu thành lập, đã tạo nên thương hiệu của Nhà trường trong
suốt chiều dài lịch sử 50 năm, để đến ngày hôm nay ai cũng lưu lại
trong trái tim của mình hai chữ Cơ Điện thân yêu. Truyền thống quí báu
của cựu giảng viên, CBVC và cựu sinh viên trường ta là: Trong bất cứ môi
trường nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, kỹ sư Cơ Điện đã vượt lên trên
cả chính bản thân mình để biến những điều không thể trong suy nghĩ của
nhiều người thành những điều có thể trong thực tiễn. Kỹ sư Cơ làm tốt
việc của kỹ sư Điện và ngược lại kỹ sư Điện làm tốt công việc của kỹ sư
Cơ. Hơn thế nữa, kỹ sư Cơ Điện có thể làm tốt công việc trong mọi lĩnh
vực xa với chuyên môn được đào tạo. Tất cả những cựu sinh viên được cử
ra nước ngoài làm NCS, học Thạc sỹ đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao ở những nơi mà nền giáo dục tiên tiến hơn hẳn Việt Nam. Hai chữ Cơ
Điện đã trở thành biểu tượng của truyền thống tốt đẹp “Không có gì là
không thể”. Điều này, chứng tỏ Nhà trường đã thực hiện tốt quan điểm của
Đảng về “Đào tạo theo nhu cầu xã hội” và hơn thế, có thể nói là đáp ứng
cả “Yêu cầu quốc tế”. Từ khi vào trường và đến mãi sau này, đi đâu, đến
đâu, Tôi và các thầy cô giáo của Nhà trường cũng đều được nghe về những
điều như thế.
Các
thế hệ sinh viên sau ngày giải phóng Miền Nam khi phân hiệu Cơ Điện đổi
tên thành trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Việt Bắc vẫn phát huy rất
tốt truyền thống Cơ Điện. Hai chữ Cơ Điện được lưu truyền khắp nơi đã
và sẽ sống mãi với thời gian. Hai chữ Cơ Điện đã gắn kết tất cả những
con người đã một thời sống, học tập và làm việc ở mái trường này làm cho
tình của người Cơ Điện lúc nào cũng như “Lửa cháy”. Cái tình được nảy
nở và phát triển từ những việc làm cho nhau, cái tình được xuất phát từ
năng lực sáng tạo vượt ra khỏi tầm suy nghĩ bình thường, từ những cống
hiến có hiệu quả của chúng ta cho tổ quốc thân yêu của mình. Nhớ những
ngày ở Ký túc xá, cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm, mỗi sáng ra lỗ mũi
đen như ống khói sau cả đêm học khuya bằng đèn dầu diezen, nhưng người
giỏi dạy cho người chưa giỏi, người biết chỉ bảo cho người chưa biết như
anh em trong một nhà. Tư tưởng của phong trào bình dân học vụ của Chủ
tịch Hồ Chí Minh năm 1945 đã được sinh viên áp dụng trong Nhà trường từ
ngày ấy và cũng chính nhờ tư tưởng này đã giúp Nhà trường trở thành
Trường đứng đầu khối không chuyên trong cả nước về triển khai thành công
đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 cho giảng viên và sinh viên từ năm 2015.
Cái tình được thể hiện không phải chỉ là ngọt ngào, yêu thương như anh
em trong gia đình mà còn theo quan điểm của cha ông ta từ ngày xưa
“thương cho roi, cho vọt, ghét cho ngọt, cho bùi”. Những gì mà các thế
hệ đi trước đã và đang truyền cho thể hệ sau ở ngoài xã hội, doanh
nghiệp cũng như trong Nhà trường đều là như thế. Ngày hôm nay, không ít
người trẻ tuổi còn chưa hiểu được, còn trách móc những việc họ phải làm
là áp lực, là vượt quá khả năng nhưng đến một ngày họ sẽ hiểu được đúng
giá trị của nó, không phải chỉ cho họ, mà còn cả cho con cháu của họ mai
sau, những giá trị không mua được bằng tiền. Thế hệ đi trước chỉ bảo,
rèn luyện cho thế hệ tiếp sau theo quan điểm này là hoàn toàn phù hợp
với lời dạy của Hồ Chủ Tịch trong Di chúc của Người trước lúc đi xa về
“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là rất cần thiết”. Chúng ta đã
làm được không chỉ ở Trường mà còn ở tất cả các tỉnh, thành của đất
nước. Vì chúng ta làm được điều này, chúng ta giúp được các thế hệ kế
tiếp trưởng thành nên hai chữ “Cơ Điện” mới thiêng liêng, mới gắn bó với
mỗi chúng ta đến như thế.
Kính thưa các quý vị đại biểu, các vị khách quí cùng toàn thể các đồng chí.
Về
phía Nhà trường, chúng tôi xác định trách nhiệm lớn nhất là dù khó khăn
đến đâu cũng không thể để các thầy cô giáo, CBVC, và cựu sinh viên cảm
thấy ân hận vì có một thời đã sống, làm việc và học ở mái trường này. Kể
cả việc Đảng ủy, Ban giám hiệu và Nhà trường quyết định lấy lại ngày
thành lập trường là ngày 19/8/1965 cũng không chỉ là thực hiện đúng theo
văn bản Pháp quy của Nhà nước mà còn thể hiện tinh thần của Nhà trường
đối với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần
cuốn sạch những tàn dư cũ, vươn tới một nền giáo dục tiên tiến và đậm đà
bản sắc dân tộc như cơn lốc của cách mạng tháng 8 năm 1945.
Kính thưa các quý vị đại biểu, các vị khách quí cùng toàn thể các đồng chí.
Chúng
tôi, Nhà trường mong muốn Hội Cơ Điện Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và
Hội Cơ Điện tại các tỉnh, thành trong cả nước sẽ được tổ chức thống
nhất, chặt chẽ với các tiêu chí hoạt động cụ thể như chia sẻ công nghệ,
thông tin v.v để có thể đóng góp được nhiều nhất cho sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội của đất nước và Nhà trường. Điều mà Nhà trường mong
đợi từ cựu giảng viên, cựu CBVC và cựu sinh viên là những đóng góp
thiết thực nhằm giúp Nhà trường vươn xa hơn tới xã hội, doanh nghiệp và
thế giới. Chúng tôi ra nước ngoài để học tập có thể còn nhiều hơn đến
với thực tiễn rất đa dạng và phong phú ở ngay trên đất nước này. Chúng
tôi cần các đồng chí trên cương vị của mình không phân biệt cao, thấp,
sang, hèn giúp cho Nhà trường gắn được với doanh nghiệp và xã hội nhằm
giúp cho các thầy cô giáo, CBVC và sinh viên của Nhà trường không bị lạc
lõng với thực tiễn. Trang thông tin cựu sinh viên có trên Website của
Trường, địa chỉ liên hệ lúc nào cũng có người trực để chờ những thông
tin từ cựu giảng viên, cựu CBVC và cựu sinh viên, chờ đợi những đóng góp
dù là nhỏ bé nhất cho sự nghiệp phát triển Nhà trường. Đây là mong muốn
lớn nhất và cũng là việc lớn nhất mà chỉ có các đồng chí mới giúp được
mái trường một thời từng gắn bó với biết bao kỷ niệm.
Cuối
cùng, một lần nữa, thay mặt Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường, Tôi xin
kính chúc các quí vị đại biểu, các vị khách quí, cựu giảng viên, cựu
CBVC, cựu sinh viên của Trường cùng gia đình sức khỏe, hạnh phúc và
thành công.
Chúc
Đại hội Hội Cơ Điện tại Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2018, chúc Lễ mít tinh kỷ
niệm 50 năm ngày thành lập Trường tại thành phố Hồ Chí Minh thành công
rực rỡ.
Xin trân trọng cám ơn.
Trên đời này cái gì cũng có thể thay đổi; duy có hai cái không thể thay đổi được đó là: Ngày sinh và ngày tử.
Trả lờiXóaĐọc bài 3 mình thấy có đoạn này:
“Ban giám hiệu và Nhà trường quyết định lấy lại ngày thành lập trường là ngày 19/8/1965 cũng không chỉ là thực hiện đúng theo văn bản Pháp quy của Nhà nước mà còn thể hiện tinh thần của Nhà trường đối với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần cuốn sạch những tàn dư cũ, vươn tới một nền giáo dục tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc như cơn lốc của cách mạng tháng 8 năm 1945.”
Phân hiệu đại học Bách Khoa tại khu gang thép Thái nguyên là một bộ phận của trường đại học Bách khoa như điều 2 của Quyết định ký ngày 19/8. Trường đại học Kinh tế quốc dân không lấy ngày thành lập khoa Kinh tế kế hoạch của trường đại học Bách Khoa làm ngày thành lập trường. Trường đại học Xây Dựng không lấy ngày thành lập khoa Xây Dựng của trường đại học Bách Khoa làm ngày thành lập trường. Trường đại học Giao thông vận tải không lấy ngày thành lập khoa Giao thông vận tải của trường đại học Bách Khoa làm ngày thành lập trường. Thầy cố Hiệu trưởng Đỗ Hữu Phú cũng không lấy ngày thành lập Phân hiệu Bách khoa tại khu gang thép Thái Nguyên của trường đại học Bách Khoa làm ngày thành lập trường đại học Cơ Điện.
Vậy thì Ban giám hiệu Nhà trường không cần quyét sạch điều này với “tinh thần cuốn sạch những tàn dư cũ” như lời phát biểu trên. Ngày 6/12 là ngày tách Phân hiệu đại học Bách Khoa tại khu gang thép Thái Nguyên ra khỏi trường đại học Bách Khoa để thành lập trường đại học Cơ Điện. Lấy ngày 6/12 là ngày thành lập trường đại học Cơ Điện như thầy cố Hiệu trưởng Đỗ Hữu Phú đã chọn là đúng (giống như trường ĐH Kinh tế quốc dân, trường ĐH Xây Dựng, trường ĐH Giao thông vận tải) dù rằng là “đổi tên” hay “thành lập” cũng vậy thôi!
Trịnh Xuyền nói đúng lắm. Kẻ nào thay đổi lịch sử, coi những việc đúng đắn mà các thế hệ lớp trước đã làm là " tàn dư cũ ", nó " cuốn sạch " để nó " đổi mới căn bản " thì kẻ đó chỉ có thể hiểu là một kẻ phản bội, phản phúc.
Trả lờiXóaTôi ĐH cựu sinh viên k6 trường ĐHCĐ sẽ có bài đăng mới về luận điểm của HT phạm quang Thế HT trường ĐHKTCN Thái Nguyên tại đại hội hội CĐ HN ngày 9/8/2015 rất mong được dư luận quan tâm
Trả lờiXóaAnh k2 nhầm một chút là ngày ấy đào tạo có 3 ngành chứ chưa có khoa .đến 30-10-1972 mới ra đời có 2 khoa cơ và Điện mà thôi
Trả lờiXóaChính vì thế nên sau 30-10-năm 1972 mới xứng đáng là Trường, còn trước đó chỉ là Phân hiệu thôi!!!!! Trường là phải có vài khoa trở lên chứ nhỉ?
Xóa
Trả lờiXóaĐề nghị BBT giúp HT ĐHCN Thái nguyên chỉnh lại 04 câu thơ của LÊ BÁ DƯƠNG cho đúng với nguyên tác chứ đừng trích dẫn sai như thế, trích thơ đọc trước hội nghị có tính QUỐC GIA không thể đại khái được ( ĐỪNG ĐỂ KHÁCH ĐÁNH GIÁ LÀ MẤY BÁC DÙI ĐỤC ) - Xem : Phát biểu chào mừng Đhội HỘI ĐH CƠ ĐIỆN TẠI HÀ NỘI
Nguyên tác thơ là : ( LÊ BÁ DƯƠNG )
Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.
Tôi cũng phát hiện ra điều đo nhưng trang web của trường không có mục "còm" hay phản hồi, tức là không dân chủ như trang của chúng ta! (^_^) (*_*)
XóaBài thơ của Lê Bá Dương chỉ mới đây thôi còn đọc trong " GIAI ĐIỆU TỰ HÀO " 31/7 rất rõ ràng
Xóa_ Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.
Vậy mà bài đọc trích dẫn không đúng. Có thể đây là một sự cẩu thả, giống như việc đổi ngày thành lập vậy !
Cãi một chút nhé: Trong bài phát biểu đó chỉ nêu ý chung thôi chứ không có ý định trích dẫn nguyên văn mà (đó là nói về biểu tượng những (20) giọt máu hồng chứ có nói như các bạn tưởng đâu. He he...
Xóa
XóaLớp ĐÀN EM khi sử dụng những LỜI hay VIỆC của TIỀN NHÂN mà cho phép mình sửa câu chữ theo Ý MÌNH thì TỘI càng nặng thêm đấy ( Còn Nếu NHẦM - Chưa thuộc thì còn châm trước được ) . Nhận ra SAI - NHẦM thì SỬA là tốt nhất .
Kiểu Cãi như DVD nó sẽ lòi ra sự CÙN về văn hóa ứng xử đấy.
Mình tìm hiểu bài thơ mà bạn HN, ĐVD và huu nguyen nói là có sai trong bài phát biểu. Mình cũng đồng tình với bạn ĐVD vì đây không phải là trích nguyên tác mà chỉ là minh chứng thôi. Đây là những đoạn mình trích trong cuộc trò truyện với nhà thơ Lê Bá Dương do Trần Hoàng Nhân thực hiện (để chúng mình cùng suy xét nhé)
Trả lờiXóaLê Bá Dương: bài thơ tạc vào bia đá bên sông Thạch Hãn(thứ ba, 22/12/2009)
[img]https://scontent.flas1-1.fna.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/11903944_1169521146397532_3395758965902735532_n.jpg?oh=7005eefb85da4ae049188b9468689586&oe=5673A68B[/img]
[img]https://scontent.flas1-1.fna.fbcdn.net/hphotos-xfp1/v/t1.0-9/11880361_1169520066397640_5085728101814151770_n.jpg?oh=3add0b2f1484ba0c1865b04ef61f782c&oe=56806C90[/img]
[img]https://scontent.flas1-1.fna.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/11885199_1169520596397587_3293984391556837187_n.jpg?oh=01788446a41daed4ddaeea60f1e5375a&oe=5682CED2[/img]
Rất hay Tân ơi! Giá các chị em khác cũng vào đây tán với nhau cho vui nhỉ? Mà Tân có biết mình mong nhất là ai không? (*_*) (^_^)
XóaBiết rồi, biết rồi. người mà chụp ảnh xinh nhất trong bức ảnh có 4 bạn mỳ chính cánh một thời ấy.
XóaThêm một chia sẻ của chinh tác giả nhé.
Trả lờiXóa[img]https://scontent.flas1-1.fna.fbcdn.net/hphotos-xfp1/v/t1.0-9/11902569_1169630813053232_9044001866813922333_n.jpg?oh=4452c8fb692511c943860dcaf38c0fe8&oe=5680DCEC[/img]
Mình cũng không có ý định còm kiếc thêm gì. Nhưng vào xem thấy các bạn bình luận vui vẻ quá nên lại muốn còm một tý.
Trả lờiXóaĐọc bài phát biểu của HT trường ĐHKTCNTN thấy : Nào là : " . . . Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái nguyên, tiền thân là Phân hiệu Đại học Bách khoa xin gửi tới . . ."
RỒI TIẾP : " . . . Những thế hệ kỹ sư thế hệ đầu tiên của Phân hiệu Đại học Bách khoa và Phân hiệu Đại học Cơ điện đã làm rạng rỡ . . . để đến ngày hôm nay ai cũng lưu lại trong trái tim mình hai chữ CƠ ĐIỆN . . ."
TIẾP TỤC : " . . . Hai chữ CƠ ĐIỆN đã trở thành biểu tượng của truyền thống tốt đẹp . . ."
Hiện tại thì hai chữ CƠ ĐIỆN được ca ngợi như thế, nhưng ít lâu nữa thì có lẽ tìm cả ngày không thấy Cơ điện ở đâu, vì nó không phải là đầu, cũng không phải là cuối ở cái trường này, ngày khai sinh ra nó cũng đã bị xóa sổ.
Rồi còn một mớ những thứ hổ lốn khác trong bài phát biểu này ( có lẽ định khoe tài hùng biện lộn xộn chăng ).
Quả thật, mình có cảm tưởng như đang ngồi trước một món nộm. Người đầu bếp giới thiệu về món nộm này thì nói cứ xoen xoét, thao thao bất tuyệt. Còn mình nghe xong thì chẳng hiểu cái mớ hỗn độn xanh đỏ tím vàng kia thì cái gì là cái gì ?