K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

23 tháng 7, 2015

Cầu Khánh Khê

Tôi ngẩn ngơ tìm nàng Tô thị
Bế con đi đâu từ bấy đến giờ?
Con đường bụi cứ mờ lau cỏ

Ai chở mía về, gió bấc tím biên khu

Tôi dừng lại cầu Khánh khê chiều vắng
Thương mế già bán quít ngó về xa
Có một thủa quân qua sông trăng sáng
Tiếng súng rền, sườn núi buốt sương sa

Hoa lau trắng sao mà yêu đến thế
Sông yêu ơi sao tên gọi kỳ cùng
Những phiên chợ tìm đâu Si và Lượn
Đêm sương buông Phai vệ lúng liếng cười


...
- Một đoạn trích của bài thơ hay mà tôi thích :
Bài thơ viết ở sông Kỳ cùng.
- Chưa đến được vùng đất phên dậu mà xinh đẹp của Tổ quốc nhưng qua ảnh của Đào việt Dũng, và thơ của C.c.b. sinh viên Nguyễn trọng Luân, càng mong mỏi ngày nào đó được đặt chân đến mảnh đất kiêu hùng của đất nước.
Cảm ơn Đào việt Dũng và Nguyễn trọng Luân.

Lê Sỹ Mạnh

6 nhận xét:

  1. Ảnh đẹp và ý nghĩa sông núi ruộng đồng lịch sử cùng hòa quyện.Ý thơ hay và cảm kích..

    Trả lờiXóa
  2. Nơi đây là trận huyết chiến của sư đoàn 337 với giặc Tàu tháng 2 - 1979 . Bia chứng tích tại cây cầu Khánh Khê cũ đã bị kẻ nào đó chỉ đạo đục bỏ ?!!
    Thật là một lũ khốn nạn , khi bao nhiêu chiến si ta đã hy sinh tại đây .

    Trả lờiXóa
  3. Tôi có nghe nhiều về những hy sinh của chúng ta ở cầu Khánh Khê này .nhưng chưa biết nó nằm ở chỗ nào trên đất Lạng .hy vong lần sau lên Lạng sơn sẽ đến thăm nơi này.

    Trả lờiXóa
  4. Cầu Khánh Khê ở km10 đường 1B tính từ Đồng Đăng, là chốt chặn cuối cùng trên đường về Hà Nôi. Nơi đây đã diễn ra cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt 12 ngày đêm từ 28.2 đến 5.3.1979 của sư đoàn 337 với quân TQ. Ngày trước, cầu Khánh Khê chỉ là có 2 đoạn ngầm nhỏ vắt qua bãi đá cạn trên sông, những ngày ấy máu của hai bên đã nhuộm đỏ một khúc sông, thậm chí trên từng mỏm đá. Trận chiến oanh liệt năm ấy xin tham khảo theo đường link sau đây: http://www.thanhnien.com.vn/phong-su/lang-son-nhung-ngay-thang-hai-284496.html,
    Xin chú thích thêm: trung đoàn 197 thuộc F337 chính là nơi đầu quân của các sinh viên cơ điện 24.8.1978, đến 9.2.1979, hầu hết các sinh viên CĐ được thuyên chuyên về Quân khu 1, chỉ còn 2 sinh viên (1 K10 và 1 K12) trực tiếp tham gia cuộc chiến này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    2. Giải quyết được cầu Khánh Khê công sản Tàu sẽ tập hậu đánh vu sườn và giải quyết gon Lang Sơn ,vì vậy có thể ví mặt trận Cầu KK có tính quyết định chiến lược như mặt trận Xuân Lôc -đông bắc sài gòn năm 1975, chiếc cầu này đã trở thành dấu ấn của cuộc chiến đẫm máu của giữa đồng chí với đồng chí trong cuộc chiến biên giới năm 1979

      Xóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]