K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

22 tháng 1, 2015

Tìm hiểu - Nông lịch 24 tiết

Đào Việt Dũng

      Tôi đã biết điều này cách đây 45 năm nhưng hôm rồi ra Đông Triều có tranh luận với Dong thì thấy Dong vẫn còn chưa biết và rất nhiều người đồng tình với Dong (chẳng qua cũng chỉ là chưa biết).
     Về đến nhà ngồi nhớ lại thì nhờ ông Google để đăng lên đây cho mọi người biết thêm, đỡ nhầm lẫn mà tưởng là nó theo âm lịch. Nguyên gốc tại đây: http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/phongtuc/cau_109.html


Cách tính ngày tiết: Một năm có 24 khí tiết. Khí tiết phù hợp theo dương lịch. Đối chiếu khi tiết với ngày dương lịch hàng năm chỉ chênh lệch lên xuống một ngày, bởi dương lịch 4 năm nhuận một ngày 29/2 mà ngày tiết không tính nhuận (Xem bảng đối chiếu ngày dương lịch với 24 khí tiết).
Cách tính ngày trực: Có 12 trực theo trình tự từ trực kiến đến trực bế, mỗi ngày một trực: 1. Kiến (tốt), 2. trừ (thường), 3. mãn (tốt), 4. bình (tốt), 5. định (tốt), 6. chấp (thường), 7. phá (xấu), 8. nguy (xấu), 9. thành (tốt), 10. thu (thường), 11. khai (tốt), 12. bế (xấu).

Ví dụ: Tháng giêng âm lịch tức tháng hai dương lịch trực kiến tạo ngày dần kể từ tiết lập xuân trở đi. Tiếp sau ngày đó mão trực trừ, ngày thìn trực mãn, ngaỳ tị trực bình... ngày sửu trực bế.

Sau lập xuân Trực kiến tại dần
Sau kinh trập Trực kiến tại mão
Sau thanh minh Trực kiến tại thìn
Sau lập hạ Trực kiến tại tị
Sau mang chủng Trực kiến tại ngọ
Sau tiểu thử Trực kiến tại mùi
Sau lập thu Trực kiến tại thân
Sau bạch lộ Trực kiến tại dậu
Sau lập đông Trực kiến tại tuất
Sau đại tuyết Trực kiến tại tý
Sau tiểu hàn Trực kiến tại sửu
Bảng kê ngày tiết theo dương lịch và ngày khởi đầu trực kiến theo ngày tiết
Tên ngày tiết khí Ngày dương lịch Ngày khởi đầu trực kiến
Lập xuân
vũ thuỷ
kinh trập
Xuân phân
Thanh minh
Cốc vũ
Lập Hạ
Tiểu mãn
Mang chủng
Hạ chí
Tiểu thử
Đại thử
Lập thu
Xử thử
Bạch lộ
Thu phân
Hàn lộ
Sương giáng
Lập đông
Tiểu tuyết
Đại tuyết
Đông chí
Tiểu hàn
Đại hàn
4 hoặc 5 tháng 2
19_20 tháng 2
6_7 tháng 3
21_22 tháng 3
5_6 tháng 4
20_21 tháng 4
6_7 tháng 5
21_22 tháng 5
6_7 tháng 6
21_22 tháng 6
7_8 tháng 7
23_24 tháng 7
8_9 tháng 8
23_24 tháng 8
8_9 tháng 9
23_24 tháng 9
8_9 tháng 10
23_24 tháng 10
8_9 tháng 11
22_23 tháng 11
7_8 tháng 12
22_23 tháng 12
6_7 tháng 1
20_21 tháng 1
dần
_
mão
_
thìn
_
tị
_
ngọ
_
Mùi
_
thân
_
dậu
_
tuất
_
hợi
_

_
sửu
_

Bảng đối chiếu Nhị thập bát tú với tuần lễ
1
2
3
4
5
6
7
Giác (Mộc)
Cáng (Kim)
Đê (Thổ)
Phòng (nhật)
Tàm (nguyệt)
Vĩ (Hoả)
Cơ (thuỷ)
thứ 5
thứ 6
thứ 7
chủ nhật
thứ 2
thứ 3
thứ 4
tốt
xấu
xấu
tốt
xấu
tốt
tốt
Nhưng kỵ an táng và sửa mộ
8
9
10
11
12
13
14
Đẩu (mộc)
Ngưu (kim)
Nữ (thổ)
Hư (nhật)
Nguy (nguyệt)
Thất (hoả)
Bích  (thuỷ)
thứ 5
thứ 6
thứ 7
chủ nhật
thứ 2
thứ 3
thứ 4
tốt
Xấu
xấu
xấu
xấu
tốt
tốt

15
16
17
18
19
20
21
Khuê (mộc)
Lâu (kim)
Vị (Thổ)
Mão (Nhật)
Tất (nguyệt)
Chuỷ (hoả)
Sâm (thuỷ)
thứ 5
thứ 6
thứ 7
chủ nhật
thứ 2
thứ 3
thứ 4
vừa
tốt
xấu
tốtốt
tốt
xấu
tốt
Các việc xấu, riêng làm nhà, học thi tốt


Riêng tạo tác được


Riêng hôn nhân an táng xấu
22
23
24
25
26
27
28
Tỉnh (mộc)
Quỷ (kim)
Liễu (thổ)
Tinh (nhật)
Trương (nguyệt)
Dự (hoả)
Chẩn (thuỷ)
thứ 5
thứ 6
thứ 7
chủ nhật
thứ 2
thứ 3
thứ 4
tốt
xấu
xấu
xấu
tốt
xấu
tốt

Riêng an táng tốt

Riêng làm nhà được

Và đây nữa:  Gốc ở đây: http://www.ngheandost.gov.vn/JournalDetail/ar217_Nhuan_thang_Nam,_mua_he_co_dai_them_khong.aspx
NHUẬN THÁNG NĂM, MÙA HÈ CÓ DÀI THÊM KHÔNG?
Theo âm lịch, năm 2009 có 13 tháng (thêm một tháng Năm nhuận). Nhiều người nghĩ rằng mùa hè dài hơn nên thời tiết sẽ nóng nực hơn, quạt điện và máy điều hòa nhiệt độ phải hoạt động nhiều hơn, tốn điện hơn. Để giải thích điều này cần phải phải biết vì sao âm lịch có một tháng nhuận trong lúc dương lịch năm nhuận chỉ có thêm một ngày?
Khi con người biết sản xuất nông nghiệp, việc tìm hiểu chu kỳ thời tiết rất quan trọng. Các Mác đã viết: “Do việc dự báo nước sông Nin lên xuống mà ngành thiên văn cổ Ai Cập đã phát triển và các tu sỹ Ai Cập đã quan sát sao Thiên Long (Sirius) trong chòm Đại Khuyển là ngôi sao sáng nhất. Khi sao Thiên Long xuất hiện buổi sáng thì chỉ vài tháng sau là có lũ lớn trên châu thổ sông Nin”.
Dựa vào các chu kỳ thiên văn, người ta đã đặt ra lịch, là hệ thống tính thời gian dài. Trên thế giới có nhiều loại lịch nhưng hiện nay phổ biến nhất là dương lịch. Dương lịch được hoàng đế La Mã là Julia Xêda giao cho nhà thiên văn Sôsigien làm ra và được áp dụng từ năm 46 trước Công nguyên, được gọi là lịch Juline hay dương lịch cũ. Theo lịch này, mỗi năm có 365 ngày và cứ 4 năm có một năm nhuận có 366 ngày (năm nhuận là những năm có số chỉ năm chia hết cho 4, ví dụ năm 2008, 2012…), vậy độ dài trung bình mỗi năm là 365,25 ngày.
Cơ sở dương lịch là độ dài năm Xuân phân, đó là khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp mặt trời đi qua điểm Xuân phân (vào ngày 21/3 hàng năm). Năm Xuân phân có 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây hay 365,2422 ngày, như vậy mỗi năm sai 0,0078 ngày, sau 400 năm sai đến 0,0078 x 400 = 3,12 ngày. Đến năm 1582 sai đến 10 ngày, nên Giáo Hoàng Grigori đã cho sửa đổi lịch. Sau ngày 4/10/1582 không gọi là ngày 5 mà là ngày 15 tháng 10 năm 1582 và cứ 400 năm bỏ bớt 3 ngày nhuận (đó là các năm có số chỉ thế kỷ không chia hết cho 4). Vậy, các năm 1600, 2000, 2400 là năm nhuận có 366 ngày, còn lại các năm 1700, 1800, 1900, 2100, 2200 chỉ có 365 ngày (bỏ ngày nhuận). Loại lịch sửa đổi này được gọi là lịch Grigori hay dương lịch mới. Dùng lịch mới này vẫn còn sai lệch nhưng rất bé, phải 3300 năm sau mới phải thêm một ngày.
Âm lịch dựa vào chu kỳ tuần trăng có 29,53 ngày, một năm có 12 tháng chỉ có 354 ngày so với chu kỳ thời tiết năm Xuân phân, theo lịch này mỗi năm sai trên 10 ngày, 3 năm sai trên một tháng, 9 năm sai trên một mùa. Từ trước Công nguyên người ta đã cải tiến âm lịch, đưa ra quy tắc cứ 19 năm có 7 năm nhuận, năm nhuận có 13 tháng. Đây là loại lịch hiện nay nước ta và một số nước Á Đông vẫn dùng để tổ chức lễ hội truyền thống và gọi là âm lịch, nhưng thực ra âm lịch cải tiền là âm dương lịch vì sử dụng cả chu kỳ dịch chuyển biểu kiến của Mặt Trời trên bầu trời sao và chu kỳ tuần trăng.
Theo âm lịch, 19 năm có: 13 tháng x 19 năm + 7 tháng nhuận = 235 tháng và có 29,53 x 235 = 6939,55 ngày.
Theo dương lịch 19 năm có: 365,2422 x 19 = 6939,60 ngày.
Như vậy, cứ 19 năm sẽ có sự trùng hợp giữa âm lịch và dương lịch, vì có số ngày như nhau. Nếu lưu trữ đủ 19 cuốn lịch của 19 năm tiếp theo thì không phải mua lịch mới.
Bác Hồ mất ngày 2.9.1969 là ngày 21.7 âm lịch, năm 2007 ngày 2.9 cũng đúng là ngày 21.7 âm lịch năm ấy, có người cho là sự kiện đặc biệt, thực ra ngày 2.9 các năm 1969 + 19 = 1988, 1988 + 19 = 2007, 2007 + 19 = 2026, 2026 + 19 = 2045… đều đúng vào ngày 21.7 âm lịch của các năm ấy.
Trong bảng dưới đây cho biết năm nào có tháng nhuận và nhuận vào tháng nào (tháng nhuận là tháng chỉ có ngày tiết là tiết khí không có trung khí). Trong bảng có 3 chu kỳ 19 năm tính từ năm Nhâm Tuất (1982) đến năm Kỷ Mùi (2034) và theo trật tự này ta có thể viết tiếp cho các năm sau đó:
Năm
Tháng nhuận theo âm lịch
Khoảng cách giữa hai năm nhuận
Nhâm Tuất (1982)
Tháng Tư
3 năm
Ất Sửu (1985)
Tháng Hai
2 năm
Đinh Mão (1987)
Tháng Bảy
3 năm
Canh Ngọ (1990)
Tháng Năm
3 năm
Quý Dậu (1993)
Tháng Ba
2 năm
Ất Hợi (1995)
Tháng Tám
3 năm
Mậu Dần (1998)
Tháng Năm
3 năm
Tân Tỵ (2001)
Tháng Tư
3 năm
Giáp Thân (2004)
Tháng Hai
2 năm
Bính Tuất (2006)
Tháng Bảy
3 năm
Kỷ Sửu (2009)
Tháng Năm
3 năm
Nhâm Thìn (2012)
Tháng Ba
2 năm
Giáp Ngọ (2014)
Tháng Tám
3 năm
Đinh Dậu (2017)
Tháng Năm
3 năm
Canh Tý (2020)
Tháng Tư
3 năm
Quý Mão (2023)
Tháng Hai
2 năm
Ất Tỵ (2025)
Tháng Bảy
3 năm
Mậu Thân (2028)
Tháng Năm
3 năm
Tân Hợi (2031)
Tháng Ba
2 năm
Quý Sửu (2033)
Tháng Tám
3 năm
Đinh Thìn (2036)
Tháng Năm
3 năm
Kỷ Mùi (2039)
Tháng Tư
3 năm
Ta thấy cách đây 19 năm, năm âm lịch Canh Ngọ (1990) đã có 2 tháng Năm. Sau đây 19 năm là năm Mậu Thân (2028) cũng có hai tháng Năm.
Thời tiết khí hậu phụ thuộc vào năng lượng mặt trời, mặt trăng chỉ phản xạ một phần ánh sáng mặt trời xuống trái đất, chỉ bằng một phần 60 vạn năng lượng mặt trời truyền cho trái đất, mà năng lượng mặt trời lại phụ thuộc góc chiếu của tia mặt trời và thời điểm chiếu sáng. Ngay từ trước Công nguyên người ta thấy rằng năm âm lịch có 354 ngày, năm nhuận có tời 383 ngày không phù hợp với chu kỳ thời tiết nên đã dựa vào vị trí mặt trời trên Hoàng Đạo (đường dịch chuyển biểu kiến của mặt trời trên bầu trời sao) để chia một năm ra 24 ngày tiết, các ngày tiết cách nhau khoảng nửa tháng. Theo dương lịch, các ngày tiết trong năm đều giống nhau, nếu có sai lệch cũng chỉ một ngày, còn theo âm lịch có khi sai khác hai, ba hoặc bốn tuần lễ. Nếu theo dương lịch hay lịch 24 ngày tiết thì việc sản xuất nông nghiệp mới đúng thời vụ. Như vậy, năm âm lịch Kỷ Sửu 2009 có hai tháng Năm cũng không làm cho mùa hè dài thêm.
Ở nước ta, mùa hè được tính từ ngày tiết lập hạ, ngày 5 tháng Năm đến lập thu (hết hạ sang thu) ngày 7 tháng Tám và năm nào cũng như vậy. Nếu theo âm lịch, năm Mậu Tý lập hạ vào ngày 1 tháng Tư, lập thu vào ngày 7 tháng Bảy; năm Kỷ Sửu lập hạ vào ngày 11 tháng Tư, lập thu vào ngày 17 tháng Sáu.
Vậy, việc theo dõi thời tiết để sản xuất nông nghiệp và các hoạt động khác cần phải theo lịch 24 ngày tiết (tức dương lịch). Nếu theo âm lịch sẽ sai lệch với thời tiết ba, bốn tuần lễ và năm nay có hai tháng Năm âm lịch không làm cho mùa hè dài hơn và nóng nực hơn./.


ABC

2 nhận xét:

  1. Ko ai nhận xét nhưng chắc chắn K6 vẫn còn nhiều người chưa biết điều này hoặc biết mà ko tin vì U70 rồi, bảo thủ lắm!

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn Lão Chít đã cung cấp 1 văn bản giá trị, các lão K6 ĐHCĐ nên xem, để khi giở lịch xem ngày, sẽ né hạ ngày xấu ra chọn ngày tốt mà thực hiện, để mọi sự là hanh thông.Tôi xin bổ xung thêm 1 vấn đề nhỏ : Ngày Đông chí chính là Mồng một tết năm mới ở cõi âm ( theo nhiều thầy đã nói ) nên vừa qua đi nghĩa trang mời các Cụ về ăn tết với con cháu, tôi thấy nhiều nhà sắm lễ có mứt, có cành hoa đào, bên cạnh đồ mã thông thường .Tin hay không là tùy ở các chư vị thôi

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]