Quan điểm của Trung Quốc:
Việt Nam cần phải tôn trọng công hàm Phạm Văn Đồng: Ý kiến chuyên gia
Lời dịch giả: Bài viết ngụy biện nguy hiểm này vừa được đăng trên trang China.org.cn hôm nay, trong tình hình Dương Khiết Trì đang ở VN. Chúng ta cần đọc để hiểu lập luận của China và tìm cách gỡ những vướng mắc để có thể đưa China ra tòa quốc tế một cách thành công.Vũ Thị Phương Anh dịch
Vũ Thị Phương Anh
Hà Nội phải thực hiện bổn phận pháp lý đã được nêu rõ trong trao đổi
ngoại giao công nhận hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa là của China.
Một giàn khoan của China bắt đầu hoạt động khoan dầu bình thường
trong vùng biển ngoài khơi quần đảo Tây Sa của China vào ngày 2 tháng 5
đã trở thành nạn nhân của hàng loạt vụ quấy rối từ các chiếc tàu của VN,
mặc dù VN không hề có cơ sở nào cho phép thực hiện những hoạt động phá
hoại và nguy hiểm của mình.
HN cần quay trở lại với sự công nhận đã có từ lâu rằng Tây Sa và Nam
Sa là lãnh thổ của TQ. Vào ngày 4 tháng 9 năm 1958 chính phủ CHNDTH đã
ra thông báo rõ ràng rằng quần đảo Tây Sa và Nam Sa là một phần lãnh thổ
của Trung Quốc và nguyên tắc trên lãnh hải có chiều rộng chủ quyền của
12 hải lý được áp dụng đối với các quần đảo. Trong một công hàm ngoại
giao gửi Thủ tướng China là Chu Ân Lai 10 ngày sau đó, Phạm Văn Đồng,
Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho biết ông "công nhận và tán
thành" tuyên bố của China và cam kết "tôn trọng đầy đủ" chủ quyền trên
biển của China trong các quan hệ giữa hai nhà nước. Công hàm đã được ký
này được VN gọi là "công thư của PVĐ".
Trước năm 1974, nước VNDCCH không hề có yêu sách chủ quyền trên hai
quần đảo Tây Sa và Nam Sa của China, cũng không hề tuyên bố những quần
đảo này nằm trong phạm vi chủ quyền của mình. Ngược lại, chính phủ VN đã
khẳng định lập trường của mình, cả bằng lời lẫn trên văn bản, rằng hai
quần đảo Tây Sa và Nam Sa là thuộc về China.
Việt Nam đã chỉ thay đổi lập trường sau khi thống nhất Bắc-Nam sau
năm 1975 và từ đó đến nay luôn cố gắng diễn giải sai lệch và chối bỏ lập
trường chính thức đã được nêu rõ trong công hàm PVĐ.
Trong chuyến viếng thăm China vào tháng 6/1977, để trả lời những phê
phán của các nhà lãnh đạo China về việc thay đổi lập trường, PVĐ đã trả
lời rằng "trong cuộc chiến chống Mỹ, VN phải đặt việc chống Mỹ lên trên
hết, vì vậy cần phải hiểu các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ, kể cả bức
thư của tôi gửi Thủ tướng Chu Ân Lai, trong tình huống lịch sử lúc ấy."
Với lời chống chế thiếu thuyết phục này, PVĐ đã tỏ rõ lập luận rằng
để đạt được mục đích tối thượng là độc lập và thống nhất, VN có thể làm
bất cứ điều gì và không phải chịu trách nhiệm về những hậu quả sau đó.
Một số học giả VN đã cố gắng lập luận rằng công hàm PVĐ chỉ là một cử
chỉ nhằm ủng hộ China với tư cách là một quốc gia đồng minh vào thời ấy
và vì vậy không có liên quan gì đến yêu sách lãnh thổ. Vào thời điểm mà
VN đang có chiến tranh với Mỹ, nước này cần phải công nhận tuyên bố chủ
quyền lãnh hải của chính phủ China để có thể có được sự hỗ trợ của Bắc
Kinh, lúc ấy đang viện trợ cho VN.
Những lập luận ích kỷ từ phía VN không có chỗ đứng trong quan hệ quốc tế hiện đại.
Sự thật là China và VN đã có quan hệ hữu nghị tốt đẹp vào thời điểm
ấy và VN đã có những cử chỉ ủng hộ China trên trường quốc tế trong một
số trường hợp. Tuy nhiên, lãnh thổ luôn luôn là vấn đề quan trọng vì nó
liên quan đến chủ quyền của một quốc gia. Nếu VN không đồng ý với China
về vấn đề lãnh thổ liên quan đến hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa, thì PVĐ
lúc ấy với tư cách là thủ tướng VN, một quốc gia luôn có lập trường dân
tộc cứng rắn, hẳn đã không gửi bức công hàm ấy đến cho China, hoặc ít
nhất sẽ không đề cập đến hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Sự thật là VN đã
gửi một công hàm ngoại giao với lời lẽ pháp lý chặt chẽ như vậy chỉ 10
ngày sau khi China đưa ra tuyên bố này, nhằm bày tỏ sự ủng hộ với Bắc
Kinh. Điều này, cùng với việc VN đã nhiều lần công khai công nhận hai
quần đảo Tây Sa và Nam Sa là một phần lãnh thổ của China, đã đủ để chứng
minh công hàm PVĐ thừa nhận hai quần đảo là một phần lãnh thổ cố hữu
của China đại diện cho lập trường thực của chính phủ VN.
Và cũng chẳng có chứng cứ nào để có thể nói rằng China đã lợi dụng
việc VN cần hỗ trợ trong chiến tranh để buộc chính phủ VN phải đi ngược
lại với nguyện vọng của mình và công nhận yêu sách lãnh thổ của China.
Việc gửi bức công hàm đến chính phủ China và sử dụng những lời lẽ như
vậy hoàn toàn là quyết định từ phía VN.
Theo các luật lệ, cách hành xử và chuẩn mực quốc tế, công hàm PVĐ là
một tuyên bố đơn phương của một quốc gia có thể tạo ra một bổn phận pháp
lý và chính phủ VN buộc phải thực hiện bổn phận ấy. PVĐ vẫn còn là thủ
tướng sau khi thống nhất Bắc-Nam và cũng chẳng có thay đổi gì về bản
chất công hàm mà ông đã gửi đến China với tư cách một tuyên bố đại diện
cho một nước vào năm 1958.
Chính phủ VN không thề chối bỏ hiệu lực pháp lý của công hàm PVĐ. Bổn
phận của VN là phải giữ lập trường nhất quán với bức công hàm ấy.
Tôi chư có điều kiên đọc hết các loại văn bản ,nhưng các luật sư nhiều người nghiên cứu rất kỹ và nói có thể khởi kiên TQ được .Vây cần gì phải hữu nghị nữa bởi bản chất xâm lược của TQ đã bộc lộ ra hết rồi.Muốn đàm phán TQ phải rút hết dàn khoan về.
Trả lờiXóaChán cho sự ngu ngốc tầm quốc gia của cả ''đảng" và chính phủ. Kể cả khi đã có "công thư PVĐ", nếu chung ta không ngu ngốc tin vào 16 chữ "vàng" và 4"tốt"(và đừng có say sưa vì lợi ích nhóm và một thứ XH "viển vông") thì đất nước đã không lâm vào cảnh khốn nạn như hiện nay.
Trả lờiXóaTôi đọc trên mạng, nhiều học giả ở nước ngoài gốc Việt: khi nói về công hàm PVĐ-1958 nói trên người ta lập luận rằng ta cứ đưa ra Quốc te thì Tầu vẫn sai vì: Thời điểm 1958 cả VNDCCH và TQ là 2 thành viên quan trọng ký hiệp định Giơne vơ-1954- mà theo đó dóng từ Vĩ tuyến 17 ra biển thì Hoàng sa và Trường sa đang thuộc VNCH quản lý, từ VT 17 trở ra VNDCCH (Bắc Việt) quản lý- vì vậy Quốc tế người ta sẽ bảo: Chính phủ bắc Việt đưa ( bảo) cái không phải của mình là của "ông anh mình" thì chẳng có giá trị pháp lý nào cả- Hiệp định Giơnevơ thì còn nhiều nước to ký và những người ký -trong đó có cảTQ và VNDCCH đều phải có nghĩa vụ thực hiện. Thuở đó ấu trĩ, tin kẻ xấu, trao trứng cho quạ không lo dài hơi bây giờ nhiều chuyện khó nói nhưng không nói thì mất nước nên vẫn phải nói thôi..Còn dại dột cấp cả giấy cho chuyên gia người Tầu vào làm việc tại cục bản đồ của ta những năm 70 thế kỷ trước nữa kia nên nó bày cho vẽ có chỗ sai khác còn cho viết cả vào sách giáo khoa cho trẻ đọc- tất nhiên khi đó dân Bắc có để ý gì đâu - chính phủ còn coi thường nữa là..Ta thơ ngây mà chúng thì thâm hiểm gian tham và có chủ đích cướp đất, cướp biển từ rất lâu rồi nên chúng chuẩn bị cho sự nguỵ luận từng tý một...Các cụ bảo con dại cái mang, tình cảnh này gọi là gì nhỉ ? Mặc kệ cái công hàm nọ, thư từ kia...cứ mất đất- nứoc là dân ta gào lên thôi !
Trả lờiXóa