K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

7 tháng 12, 2013

Con Đường Chạy Thẳng Từ Ký Ức



Nhớ về nơi đã đi qua, người đã gặp
 Phạm Thủy Phong
“ Tháng mười qua, sắp hết năm rồi
Gọi thương nhớ bay đi, níu nỗi buồn ở lại
Thời gian chẳng bao giờ chờ đợi
Nên tháng mười gợi nuối tiếc trong tôi”
Con đường và cánh đồng quê Phong
      Quê tôi, nơi Cha Mẹ tôi nằm lại, thảnh thơi trên cánh đồng làng Phúc. Dạo ấy, cánh đồng tháng mười thơm mùi lúa chín, thơm sữa ngô đang kì tròn hạt...
     Mấy năm sau khi bà, mẹ tôi mất. Bánh khúc cũng theo bà, theo mẹ nằm lại trong miền ký ức. Rải rác rau khúc mọc men theo ruộng ngô, luống lạc... Rau khúc muộn phiền bạc phấn tháng năm, già cỗi không ai hái. Bà, mẹ tôi là người duy nhất của cái làng Phúc nhỏ bé ấy làm bánh khúc theo lối cổ truyền. Bánh bà, mẹ làm nồng mùi hoa khúc, sậm màu lá khúc, dẻo thơm nếp cái hoa vàng và đậu xanh đãi vỏ.
Trong chùa Bổ Đà quê Phong
     Tôi xa quê đi học từ khi mười bẩy, xa lâu ngày... Mỗi lần về quê là mỗi lần lạ... Những bà, những bác tôi quen lần lượt ra cánh đồng làng Phúc. Những anh, những chị, những bạn bè rời làng đi những đâu đâu làm ăn  sinh sống. Đường làng vắng rạ rơm, vườn vắng bưởi, khế, ổi, chanh... Cánh đồng phai hương lúa ngô... Ở giữa quê tôi như khách trọ, lắng nghe tiếng chuông chùa vang mới biết mình đang ở quê, thấy vết lõm nơi gốc đa trên gò đống cao mới nhớ Mẹ khi xưa từng dựa nơi ấy mỗi khi nghỉ giữa buổi làm đồng ngó về phương xa lắm, đợi cha tôi trở về... Tôi hoang mang với sự xa lạ của mình!
Sông Cầu nơi bến phà Đông Xuyên
        Nhiều lần tôi ngồi bên bến đò nhìn những chuyến đò qua lại. Tôi thích nhìn sâu vào gương mặt của những người cất bước ra đi, cố hiểu xem họ có lưu luyến gì cái nơi họ để lại phía sau lưng. Sông Cầu không giống bất kỳ con sông nào trên thế gian này, cũng như trăm ngàn con sông khác chẳng thể trùng nhau dòng nước ấy, dù chúng có thể hòa vào nhau ... Con sông Cầu bao lần chở tiếng cười tôi xa vắng, bao lần mang hương khói về  tận con sông Thương trong nhung nhớ của tôi.
Hồ trước Đình Đông Xuyên
         Bác tôi bảo cây đa cổ thụ cuối làng đã bị triệt hạ, làng mở rộng con đường đến tận các ngõ, hàng xoan, duối dổi quanh ngõ nhà bà cũng bị đốn nhưng không vì thế mà người đi xa quên đường về được. Mỗi người đều có một con đường chạy thẳng từ ký ức...
                                                                                     
BG, tháng 10, năm 2013

4 nhận xét:

  1. Có phải sau khi ra trường, Phong đã có một thời gian làm việc ở DK120 phải không ?
    Bài viết của Phong đã gợi lên những niềm thương nỗi nhớ những miền đất, vùng quê, những
    con người nơi ta đã ở, đã sống, học hành và làm việc. Tất cả . . . tất cả ...đã hóa thành những
    linh hồn sống trong những tâm hồn.
    Xin chia sẻ những cảm xúc cùng Phong.

    Trả lờiXóa
  2. Ở Ta đang có sự Nông thôn hóa thành thị va Đô thị hóa nông thôn đấy.Chẳng ở đâu mà sự thay đổi còn giữ đươc cốt -hồn cả ,mất hết mất hết.Làng hoàng Mai ven Đô xưa của tôi cũng vậy :Cổng làng ,đường gạch giếng nước,ao hồ và vườn cây biến mấtChùa ,Đình Đền cổ được tân trang không còn thấy cổ kính mà thân thuộc thưở xưa nữa.Cảm ơn P T Phong với những hoài niệm mà từ trái tim của những người yêu Quê mới có được.
    Cuộc gặp nhau đầu năm vẫn lưu những hình ảnh làng quê của P và tình cảm của Cơ Điện với nhau.Mong được độc tâm sự nhiều nữa .chúc P khỏe và có thêm những niềm vui nơi quê hương nhé.

    Trả lờiXóa
  3. THủy Phong thân mến / Đọc bài của bạn thấy nặng tình vói quê lắm . Mình cũng thế , xế chiều càng thấy yêu quê . Thế mà một hồi lúc còn trai trẻ ít nghĩ như thế .

    Trả lờiXóa
  4. Làng quê đang thay đổi....
    [img]http://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/87902747.jpg[/img]

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]