K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

26 tháng 9, 2013

Thông Báo của Đặng Hưng

BLL Hội cựu sinh viên k6 ĐHCĐ Bắc Thái( nay gọi là ĐHKTCNTN) xin cảm ơn sự đóng góp nhiệt tình của các hội viên về nội dung và hình thức của pa no nhân chuyến hội ngộ của  k6 tại Quảng Bình..Sau khi hội ý BLL QĐ nội dung pano đợt này có thể được thể hiện như sau:




 

HỘI CƠ ĐIỆN QUẢNG BÌNH

Nhiệt liệt chào mừng anh em cựu sinh viên K6- ĐHCĐ  về quê Choa hội ngộ

nhân 43 năm ngày thành lập trường ĐHCĐ Bắc Thái"

01/10/1970----01/10/2013









                                       

Đặc sản Quảng Bình níu hồn lữ khách



-Cháo canh
Cháo canh là một trong những đặc sản Quảng Bình cũng như phở Hà Nội hay bún bò Huế. Có người gọi là cháo bánh canh hay bánh canh Quảng Bình bởi thành phần của nó là những sợi như bánh canh gạo.
.-Khoai deo
Món khoai deo - đặc sản Quảng Bình rất đặc biệt. Dù chỉ từ nguyên liệu duy nhất là khoai lang, họ làm ra món dân giã mềm dẻo, ngọt nhẹ và thơm rất ngon miệng.
-Bánh xèo gạo lứt
Khác tất cả các loại bánh xèo thường thấy, bánh xèo Quảng làm bằng bột gạo lứt màu đỏ đặc trưng với những hoa văn nổi đều đẹp.
-Đẻn biển
Đây là tên khác của loài rắn biển thân nhỏ, dài, thon và có giá trị cao trong thực phẩm cũng như chữa bệnh. Những món chế biến từ đẻn biển rất tươi ngon, bổ dưỡng, đáng để thử qua.
-Lẩu cá khoai

Ngôi nhà thời thơ ấu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngôi nhà nơi vị tướng lỗi lạc Võ Nguyên Giáp sinh ra và lớn lên (làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), qua bao nhiêu năm vẫn được gìn giữ, bảo tồn gần như nguyên vẹn.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911. Ông hoạt động cách mạng từ năm 14 tuổi (1925) để rồi sau này trở thành học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và là một trong những thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20 của thế giới.
ANTD-vo-nguyen-giap-9-JPG-1377400086.jpg
Tuổi thơ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với dòng sông Kiến Giang quanh năm hiền hòa, thơ mộng.
ANTD-vo-nguyen-giap-JPG-1377400086.jpg
Cổng vào ngôi nhà của ông mang đến cho khách tham quan cảm giác nhẹ nhàng, mộc mạc và gần gũi.
ANTD-vo-nguyen-giap-2-JPG-1377400086.jpg
Cổng vào nhìn từ phía trong.
dafadf
Ngôi nhà cấp 4 với 3 gian truyền thống, nằm giữa tán cây xanh mát. Năm 1947, nhà bị giặc Pháp đốt cháy trụi và năm 1977, ông cùng chính quyền địa phương phục dựng nguyên trạng trên nền đất cũ.
ANTD-vo-nguyen-giap-5-JPG-1377400086.jpg
Lúc ngôi nhà được phục dựng, địa phương muốn dùng gỗ lim, nhưng Đại tướng nhất định nói "không", mà chỉ đồng ý làm bằng gỗ vườn ở địa phương
ANTD-vo-nguyen-giap-7-JPG-1377400087.jpg
Trong ngôi nhà này, những hình ảnh, cuốn sách đáng nhớ nhất về cuộc đời Đại tướng vẫn được lưu giữ cẩn thận
ANTD-vo-nguyen-giap-3-JPG-1377400087.jpg
Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thao trường tổ chức diễn tập mẫu chiến thuật ở Sơn Tây năm 1957
ANTD-vo-nguyen-giap-6-JPG-1377400087.jpg
Ông Võ Đại Hàm, người hơn 30 năm qua trực tiếp trông coi, gìn giữ và đón tiếp những đoàn khách trong nước, quốc tế đến thăm ngôi nhà.
ANTD-vo-nguyen-giap-4-JPG-1377400087.jpg
Ông Hàm kể, đây là nơi 102 năm trước, Đại tướng lọt lòng mẹ. Vào mùa nước lũ năm Tân Hợi, cậu bé Võ Nguyên Giáp đã cất tiếng khóc chào đời trong một cái chòi cao cất tạm dưới gốc cây mít cổ thụ ở chính địa điểm này.








7 nhận xét:

  1. Rất hoan nghênh Đặng Hưng đã cung cấp thêm những thông tin hay về "Quê Choa" - Quảng Bình. Tôi cũng thích được ăn 5 món ăn như Hưng giới thiệu chứ không thích những bữa rượu bia như tắm rồi say đến nỗi bảo chúng ta đi thăm Mẹ Suốt bằng cách lên Thiên Đường như Mom đâu!

    Trả lờiXóa
  2. Tôi đề nghị bầu bổ sung Đặng Hưng vào Ban Liên Lạc K6 vì tay này rất nhiệt tình từ sau khi chắc chắn nhận được "sổ hưu". Thứ hai là viết bài của cá nhân nhưng toàn thích xưng danh Ban Liên Lạc K6, mà chỉ những người tự ứng cử thật sự mới hăng hài làm việc cho K6 ta, chứ bị bắt phải làm thì không khá được, có phải không ạ.

    Trả lờiXóa
  3. Rất đúng ,tôi ủng hộ cả hai chân hai tay

    Trả lờiXóa
  4. Hoan hô Đ Hưng bắt đầu nhập vai vào K6. Cứ ai nhiệt tình thì ủng hộ tuốt. Lưu ý pano của Đ Hưng là 43 năm ngày nhập trường của k6 chứ ko phải là ngày thành lập trường đâu nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình nhất trí ý kiến bầu bạn Đặng Hưng vào BLL khóa mình nhé.
      Hoan hô Bạn Liệu, đã đọc kỹ "tác phẩm" của Hưng. Đề nghị sửa chút cho chuẩn, không thì trường mình lại nhỏ đi 6 tuổi đấy.

      Xóa
  5. Bổ sung Đ.Hưng vào BLL K6 ,tôi chỉ có thể nói :Nhiệt tình ,Đúng lúc và Đồng ý

    Trả lờiXóa
  6. Helo BBT K6:Đây là chiến thuật ý Đ lòng D.Muốn làm việc lớn cần phải biết nhân danh.
    Helo DTho đã ủng hộ cả ba chân hai tay.
    Bây giờ Đặng Hưng đã được hạ cánh an toàn rồi vì kô còn gì vương vấn,tồn đọng,nợ nần với đời trong những năm đã công tác.
    Từ lâu ĐH đã đi bằng 2 chân rồi,nên khi nghỉ hưu là thôi việc NN còn việc nhà -CTy riêng vẫn phải tiếp tục duy trì hoạt động,nên thời gian nghỉ ngơi sau hưu vẫn là eo hẹp.
    Tham gia sinh hoạt đoàn thể và hoạt động XH là việc làm cực kỳ bổ ích trên nhiều lĩnh vực cho con người nhất là ở độ tuổi các cụ .Cụ có chức có quyền to nhất về hưu thì tham gia Ban cố vấn.Cụ to vừa vừa thì tiếp tục sinh hoạt tại các Tổ chức XH để tránh teo cơ đột ngột.Anh em mình nên phải học tập các cụ.Cụ lớn làm việc lớn,cụ nhỏ làm việc nhỏ tiếp tục tham gia hoạt động XH cho sảng khoái tinh thần.

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]