Hôm nay, hai vợ chồng có việc đi về muộn, tôi nói với vợ không phải nấu
cơm nữa, bên cạnh có nhà hàng Nhật Bản (Miwa – 31 Láng Hạ) sang đó ăn
thử xem sao.
Bước vào nhà hàng, có 5,6 cô cậu người Việt Nam ăn mặc theo trang phục Nhật Bản đồng thanh nói 1 đoạn tiếng Nhật; không cần học tiếng Nhật cũng không cần phiên dịch cũng hiểu ý nghĩa của câu nói đó là: “Xin kính chào! Hân hạnh được đón tiếp quý khách”.
Vào ngồi bàn, vợ cầm thực đơn xem và nói: “Em rất thích món cháo, súp, miến lươn quê anh, hôm nay em thử ăn cơm lươn Nhật Bản”, còn tôi gọi 1 tô mì Nhật Bản. Khi nhân viên chạy bàn đưa tô cơm ra kèm theo 1 bát canh cho vợ và 1 tô mì cho tôi, vợ phát hiện trong bát canh có 3 con kiến. Và bảo tôi khoan ăn vì lại phát hiện thấy 2 con kiến trong tô mì của tôi. Vợ gọi nhân viên nhà hàng, họ nói với vợ: “Nhà hàng xin lỗi chị!” và quay sang tôi đọc tiếng Nhật nhưng chắc cũng có cùng ý nghĩa là xin lỗi tôi. Chắc họ nghĩ tôi là 1 ông chủ Nhật Bản nào đó sang Việt Nam và tăm được 1 cô gái Việt.
Họ thay bát canh và tô mì khác, vợ quan sát 1 lúc rồi bảo: “Anh ăn đi, hết kiến rồi”. Hai vợ chồng cứ thế ăn, vợ lại phát hiện trong bát canh có 2 con kiến, tô mì của tôi có 1 con. Vợ bảo: “Thôi không ăn nữa anh ạ”. Vợ lại gọi nhân viên nhà hàng lại chứng kiến. Nhà hàng đưa ra món tráng miệng, là 2 miếng thạch rau câu. Vợ ăn rất nhanh, vèo cái đã hết (hình như đó món khoái khẩu của vợ và chị em phụ nữ). Khi tôi ăn còn 1/3 miếng thạch, thì vợ lại thấy có 1 con kiến. Hai vợ chồng đành dừng ăn, gọi thanh toán. Thật bất ngờ, bát cơm của vợ chỉ với 1 miếng lươn mà giá 366.000đ còn tô mì của tôi có giá 120.000đ.
Lúc ra về cũng nghe 1 đoạn tiếng Nhật xì xồ của mấy nhân viên, tạm đoán ra là: “Xin cảm ơn quý khách! Hẹn gặp lại!”. Vợ tôi cầm tay tôi và bảo: “Nhà hàng Nhật Bản gì mà sợ thế! Đồ ăn vừa không đảm bảo vệ sinh thực phẩm lại vừa đắt”. Tôi chọc vợ: “Kiến Nhật hay kiến Việt thì phải nhờ nhà động vất học giám định mới biết được, nhà hàng Nhật thì tạm cho là kiến Nhật đi. Nếu em bay sang Nhật để được ăn món canh, cơm, mì kiến của Nhật, tính vé máy bay và chi phí đi lại còn gấp thế bao nhiêu lần. Đằng này mình chỉ đi có mấy bước chân mà đã được thưởng thức món kiến Nhật Bản. Mặc dù cơm, mì không bằng quán vỉa hè của Việt Nam mà họ tính gần 500.000 như vậy vẫn là còn rẻ”.
Vợ đấm nhẹ 2 phát vào lưng tôi và nói: “Hoàn cảnh nào anh cũng hài hước được”. Nhưng ngẫm nghĩ lại nhà hàng nọ, nhà hàng kia bán món ăn ngoại quốc mọc lên nhan nhản, đua nhau thích của lạ, hoặc tạo dáng hoặc thể hiện hào phóng,…nhưng thật ra không bằng món ăn Việt Nam, ẩm thực đó đã đi vào khoái khẩu của dân tộc Việt Nam hàng ngàn năm nay. Và nhà hàng nào cũng không bằng món ăn do vợ mình chế biến:
“Ta về ta tắm ao ta.
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”.
Câu ca đó có ý nghĩa thật rộng rãi, bao hàm cả ẩm thực phải không các bạn?
Bước vào nhà hàng, có 5,6 cô cậu người Việt Nam ăn mặc theo trang phục Nhật Bản đồng thanh nói 1 đoạn tiếng Nhật; không cần học tiếng Nhật cũng không cần phiên dịch cũng hiểu ý nghĩa của câu nói đó là: “Xin kính chào! Hân hạnh được đón tiếp quý khách”.
Vào ngồi bàn, vợ cầm thực đơn xem và nói: “Em rất thích món cháo, súp, miến lươn quê anh, hôm nay em thử ăn cơm lươn Nhật Bản”, còn tôi gọi 1 tô mì Nhật Bản. Khi nhân viên chạy bàn đưa tô cơm ra kèm theo 1 bát canh cho vợ và 1 tô mì cho tôi, vợ phát hiện trong bát canh có 3 con kiến. Và bảo tôi khoan ăn vì lại phát hiện thấy 2 con kiến trong tô mì của tôi. Vợ gọi nhân viên nhà hàng, họ nói với vợ: “Nhà hàng xin lỗi chị!” và quay sang tôi đọc tiếng Nhật nhưng chắc cũng có cùng ý nghĩa là xin lỗi tôi. Chắc họ nghĩ tôi là 1 ông chủ Nhật Bản nào đó sang Việt Nam và tăm được 1 cô gái Việt.
Họ thay bát canh và tô mì khác, vợ quan sát 1 lúc rồi bảo: “Anh ăn đi, hết kiến rồi”. Hai vợ chồng cứ thế ăn, vợ lại phát hiện trong bát canh có 2 con kiến, tô mì của tôi có 1 con. Vợ bảo: “Thôi không ăn nữa anh ạ”. Vợ lại gọi nhân viên nhà hàng lại chứng kiến. Nhà hàng đưa ra món tráng miệng, là 2 miếng thạch rau câu. Vợ ăn rất nhanh, vèo cái đã hết (hình như đó món khoái khẩu của vợ và chị em phụ nữ). Khi tôi ăn còn 1/3 miếng thạch, thì vợ lại thấy có 1 con kiến. Hai vợ chồng đành dừng ăn, gọi thanh toán. Thật bất ngờ, bát cơm của vợ chỉ với 1 miếng lươn mà giá 366.000đ còn tô mì của tôi có giá 120.000đ.
Lúc ra về cũng nghe 1 đoạn tiếng Nhật xì xồ của mấy nhân viên, tạm đoán ra là: “Xin cảm ơn quý khách! Hẹn gặp lại!”. Vợ tôi cầm tay tôi và bảo: “Nhà hàng Nhật Bản gì mà sợ thế! Đồ ăn vừa không đảm bảo vệ sinh thực phẩm lại vừa đắt”. Tôi chọc vợ: “Kiến Nhật hay kiến Việt thì phải nhờ nhà động vất học giám định mới biết được, nhà hàng Nhật thì tạm cho là kiến Nhật đi. Nếu em bay sang Nhật để được ăn món canh, cơm, mì kiến của Nhật, tính vé máy bay và chi phí đi lại còn gấp thế bao nhiêu lần. Đằng này mình chỉ đi có mấy bước chân mà đã được thưởng thức món kiến Nhật Bản. Mặc dù cơm, mì không bằng quán vỉa hè của Việt Nam mà họ tính gần 500.000 như vậy vẫn là còn rẻ”.
Vợ đấm nhẹ 2 phát vào lưng tôi và nói: “Hoàn cảnh nào anh cũng hài hước được”. Nhưng ngẫm nghĩ lại nhà hàng nọ, nhà hàng kia bán món ăn ngoại quốc mọc lên nhan nhản, đua nhau thích của lạ, hoặc tạo dáng hoặc thể hiện hào phóng,…nhưng thật ra không bằng món ăn Việt Nam, ẩm thực đó đã đi vào khoái khẩu của dân tộc Việt Nam hàng ngàn năm nay. Và nhà hàng nào cũng không bằng món ăn do vợ mình chế biến:
“Ta về ta tắm ao ta.
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”.
Câu ca đó có ý nghĩa thật rộng rãi, bao hàm cả ẩm thực phải không các bạn?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]