K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

14 tháng 7, 2013

Loạt bài của cô bé 20 tuổi Thùy Linh, P1

Sau bài viết ngắn kể về anh sinh viên nghèo miền Trung vượt khó lúc trưa, có mấy bạn nhắn tin hỏi Thùy Linh là câu chuyện có thật không. Xin thưa với các bạn là câu chuyện hoàn toàn có thật. Có nhiều sinh viên nghèo đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn để vươn lên, thoát khỏi cuộc sống cơ cực và trở thành chỗ dựa cho gia đình đang sống ở quê.

Xã hội Việt Nam tuy còn nhiều bất công, nhưng so với những nước như Triều Tiên, Syria, hay các nước châu Phi thì chúng ta vẫn còn đỡ hơn. Nếu các bạn không hội đủ yếu tố: "Nhà mặt phố, bố làm to, ho ra bạc, khạc ra tiền" thì nên nghĩ đến con đường tiến thân bằng chính năng lực của mình. Dù phải làm thêm kiếm sống thì các bạn cũng phải dành thời gian cho việc học, kiến thức chuyên môn vững là điều kiện cần để các bạn đi xin việc làm.

Theo suy nghĩ của Thùy Linh, các bạn từ miền Trung vào Sài Gòn học, nếu gia đình không có điều kiện thì nên từ bỏ tư tưởng "bằng mọi giá phải vào làm trong công ty nhà nước". Hiện tại kinh tế tư nhân đang bị kinh tế nhà nước chèn ép do chính sách "kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo" nhưng trong tương lai, Thùy Linh tin kinh tế tư nhân sẽ vươn lên mạnh mẽ. Thùy Linh đã từng được tiếp xúc với một số tấm gương vượt khó và xin chia sẽ lại một vài kinh nghiệm của họ:

- Ngoài kiến thức chuyên môn, các bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức về xã hội, hay nói nôm na là trang bị cho mình những kỹ năng mềm. Nhà tuyển dụng, ngoài việc quan tâm đến khả năng chuyên môn, họ còn có những tiêu chí khác để chọn người: Thái độ làm việc, khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm… Thùy Linh thấy các bạn sinh viên ở miền Trung thường yếu về những mặt này, do ít tiếp xúc với nhiều người, ít tham gia các hoạt động xã hội. Một phần vì thiếu tự tin, một phần vì sợ tốn kém !

- Một yếu tố không thể thiếu khi đi xin việc ở các công ty tư nhân đặc biệt ở các công ty nước ngoài là trình độ ngoại ngữ. Các công ty khác nhau có yêu cầu khác nhau và tùy vào vị trí công việc. Thông thường các ngành kỹ thuật sẽ yêu cầu trình độ TOEIC tương đương 450 trở lên, các ngành kinh tế sẽ cao hơn, khoảng 500-600 gì đó. Các bạn nên có kế hoạch học tiếng Anh ngay từ năm thứ nhất vì học ngoại ngữ cần có quá trình lâu dài, không thể học nhồi nhét được.

Đôi lời chia sẽ của Thùy Linh, chúc các bạn cuối tuần vui vẻ !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]