K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

11 tháng 12, 2012

Một tâm sự thẳng thắn

      Ngày hôm kia, 9-12-2012 với tôi là một ngày rất vui. Rất nhiều niềm vui nhưng không phải không có nỗi buồn. Chẳng lẽ blog K6 này chỉ để vui chơi tuổi già, không phải là nơi bạn bè cùng nhau tâm sự lúc buồn vui. Thăm dò ngay đầu blog đã có đa số phiếu đồng ý không hạn chế lĩnh vực tâm tư nào. Vậy mà vẫn làm sao thấy đắng lòng không nói ra được. Bởi vì tâm sự lúc buồn đau còn quý hơn lúc vui sướng, vậy mà một số bạn cực lực phản đối...
    Trong một ngày có sự kiện "chỉ 10 phút cũng làm nên lịch sử" thì tôi sắp "phải" lao vào một cuộc vui nhưng ở một nơi xa lắc. Vậy ...nhưng cuối cùng vẫn nghĩ ra cách để tham gia bày tỏ cùng với các nhân sỹ đau đáu về hiện tình đất nước. Cùng một lúc với 10 phút làm nên lịch sử thì tôi cũng:

     và


Còn nhiều tâm tư lắm nhưng vẫn chẳng dám, chẳng tiện nói ra.....

4 nhận xét:

  1. Dũng ơi đừng bức xúc, không biết là "Đã có dảng và nhà nước NO" rồi sao!.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi cho rằng quan niêm của mỗi người về một vấn đề nào đó và cách phản ứng hay giải quyết vấn đề đó cũng khác nhau.Vì vậy tôi trân trọng các quan điểm và ứng xử của Dũng chít trong vấn đề chủ quyền Quốc Gia.Với tôi cách giải quyết hiện nay thể hiện sự kiên nhẫn và muốn hòa bình của ta như thời khắc lịch sử 1946 vậy.Chắc chắn rằng dân ta không nhu nhược và đớn hèn đâu,cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ chứng minh điều chân lý ấy.
    Kẻ nào muốn thử thách lòng yêu nước của Dân Việt chắc sẽ được quả đắng mà thôi.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi thì quan tâm nhiều hơn đến số lượng người viết và tâm sự trên Blog. Các anh K6 còn đỡ, K8 bi đát quá. Chẳng hiểu người ta không thích, không biết hay không thể viết. Tuy thế tôi vẫn hy vọng rồi sẽ tốt đẹp hơn.
    Còn nỗi đau của anh ĐVD là chính đáng, là có thật. Anh em chúng tôi cũng đau lắm...
    Sinh thời loạn lạc, đau cho đã.
    Hết chiến tranh rồi vẫn cứ đau.
    Trời cao đất dày ơi!!!

    Trả lờiXóa
  4. THÁNG 12 NĂM 1972

    Khi B52 Mỹ đang đánh phá miền Bắc tháng 12-1972 tôi đang ở Đức Thọ ,Hà Tĩnh.Tôi đang ở Vận tải Sư Đoàn 308 đi áp tải theo các xe chở quân lương,quân trang.Tôi vẫn nhớ đó là xã Đức Bùi,khi đó B52 có bay qua vùng này nhưng khá cao nên chỉ thấy 3 vệt khói thôi.Số là khi tôi vừa xuất Viên 43 ở Nam Đàn thì có ngay quân lực đến gặp và chỉ đường đi bộ một mình về thu dung của sư đoàn 308 bên Đức Đồng-Đức Thọ.Khi đó E88 của tôi vẫn ở Quảng Trị chốt giữ bờ Bắc sông Thạch Hãn chưa ra.Thu dung Sư bảo E88 sắp ra nên ở lại tham gia công tác vận tải giúp Sư chờ E88 ra thì về.
    Hàng ngày nếu có chuyến lấy hàng nào thì tôi lên xe Zil 3 cầu to tướng đi với mấy anh B quay bốc vác,còn tôi đếm hàng thôi.Mỗi tuần chỉ có 2-3 lần đi lấy hàng thôi còn ở nhà nghỉ ngơi giúp dân.Thời gian này miền Bắc chịu bom Mỹ ác liệt hơn ,Hà nội lại sơ tán tôi không rõ ở nhà bố mẹ tôi và các em thế nào.Tôi có viết thư về nhà nhưng thu dung không có hòm thư nên tôi chẳng nhận được thư nhà.
    Đến giữa tháng 12 thì tôi nghe tin E88 đã ra đến xã Phúc Trạch -Hương Khê nên muốn về đơn vị.Thú thật là khi ở Vận tải Sư thì nhiều người cứ chỉ chỏ "lính B quay phải cải tạo lao động "nên tôi cay mũi lắm.Khi tôi lên gặp C trưởng vận tải anh ngạc nhiên hỏi :Ở đây đang sướng thế này ,cứ ở lại đây về dưới đó khổ lắm.Anh đâu có biết cái khổ của tôi nó ở chỗ khác kia nên tôi quyết :anh không đồng ý thì sáng mai tôi đi bộ sớm về Trung đoàn đấy.
    Sáng hôm sau tôi dậy sớm khoác balo chào chủ nhà và mấy anh B quay rồi lầm lũi đi dọc đường 14 đất đỏ bụi mù mỗi khi có xe qua.Đến trưa thì tôi đến bến sông Phúc trạch,theo như C trưởng Vận tải nói quãng đường cỡ 20km.Tôi qua đò sang sông,đi bộ hỏi ban chỉ huy D6 thì đúng lúc mọi người chuản bị ăn trưa.Tôi chào hỏi và đưa giấy ra Viện cho D trưởng,Anh đọc xong nhíu mày hỏi :một tháng vừa qua đ/c đi đâu có về nhà không đấy.Tôi cay mắt mình về đơn vị còn bị nghi ngờ thấy này bèn kể lại hết những ngày qua và vì sao lại về đây.D trưởng gọi điện lên Vận tải Sư hỏi luôn,sau đó giọng anh dịu lại: tốt rồi ,ở đây ăn cơm luôn với chúng tôi,chiều về đại đội sau.
    Tôi lại về C10 thân yêu của tôi,Những ngày này Hà Nội đang trong 12 ngày đêm lịch sử.Bam đạn Mỹ không đánh gục được ý chí của Quân và Dân ta,Gia đình tôi thế nào ,Thủ Đô thế nào chúng tôi lo lắng mà không làm được gì . Đến khi nghe tin Mỹ phải ngừng đánh bom miền Bắc và ký hiệp định Pa Ri mà vẫn chưa biết tình hình gia đình.Tôi chắc không có gì xấy ra với gia đình bởi tôi thấy bình tĩnh ,than thản lạ thường.
    Sau hiệp định Pa ri thì 2-1973 toàn E 88 hành quân ra Bắc về Xuân Mai- Chương Mỹ -Hà Tây.Sau đó tôi được nghỉ phép mấy ngày về thăm nhà ,và đúng là cả nhà tôi yên lành.Bố tôi kể những ngày ấy cả nhà cũng không đi sơ tán đâu cả mà cứ sáng dắt nhau lên hồ Gươm ngồi gần các hầm công cộng với suy tính Mỹ không dám đánh vào trung tâm.Còn đêm cứ tại nhà có báo động thì tụt xuống hầm chờ đợi báo yên thì lên,Lạ thật thế mà không sao cả.
    Đấy 12-1972 Hà nội sục sôi như thế còn chúng tôi những người lính lại bình lặng như thế.Đúng là chiến tranh thì không có quy luật bất biến nào cả. Xin được chia xẻ với những người dân Hà nội về tháng 12 lịch sử.
    Bài này được viết sau khi đọc bài hồi ức của Bình Tàu trên Blog K10.

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]