K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

29 tháng 5, 2012

Cầu Ca ngày ấy - bây giờ

Trần Vũ Liệu - CCB K6-1040

Ngày 27 tháng 5 năm 2012 chúng tôi lên đường về thăm lại cầu Ca, một địa danh in dấu những tháng đầu nhập ngũ và huấn luyện trước khi đi B của các CCB đoàn 1040 đại học Cơ điện . Chiếc xe 7 chỗ inova của anh Quỳ, CSV k4-k8 đưa chúng tôi từ TP Thái Nguyên, theo hướng Phú Bình, đi chừng 40 cây số thì đến cầu Ca.



Thị trấn Cầu Ca


Cầu Ca

Cảnh vật bây giờ so với ngày ấy giờ đã đổi thay nhiều, tuy nhiên hình dạng ngã ba tại khu vực cầu Ca vẫn vậy, vẫn là một thị tứ nhỏ với dăm chục nóc nhà chủ yếu là các hàng quán dịch vụ san sát bên nhau. Chúng tôi hỏi thăm để tìm một quán ăn thì được một anh xe ôm chỉ sang một quán ăn nhỏ, nhìn bề ngoài cũng xuềnh xoàng song vào bên trong lại được một chỗ ngồi mát mẻ với hàng hiên rợp bóng mát và hai ba bộ bàn ghế ăn rộng rãi.  Mọi người ngồi nghỉ ngơi uống nước trong khi Hội trưởng Quỳ đã chạy biến đi đâu mất, và lúc sau về thì đã tuyên bố gặp lại một em năm xưa, người em bán nước năm nao tên Hằng, giờ đã thành bà chủ một đại lý trong phố. Chúng tôi ngồi ăn bữa cơm đạm bạc rau dưa, canh cà pháo với thịt kho, trứng rán mà trong lòng bồi hồi.


Đầu cầu Ca

Cầu Ca ơi, có ngờ đâu sau 40 năm chúng tôi lại được về bên cầu Ca thân yêu, nơi ghi  dấu của chúng tôi một thời thanh niên trai trẻ với bao hoài bão ước mơ để rồi phải gác lại mà cầm súng lên đường từ đây đi vào chốn đạn bom mà mấy ai nghĩ đến ngày quay lại.

Ăn xong Hội trưởng Lý Quỳ dẫn cả đoàn sang bên quán “em” Hằng để uống nước và giao lưu. Tiếp chúng tôi là một phụ nữ luống tuổi, tóc đã nhuộm đen bao quanh một khuôn mặt bầu bĩnh, phúc hậu. Chị đi ra đi vào, vừa bán hàng vừa tiếp chúng tôi với vẻ cảm động ra mặt. Chuyện đời, chuyện nhà, chuyện ngày ấy đan xen nhau không dứt… để đến bây giờ thì chị đã 58 tuổi rồi, góa bụa và các con đã khôn lớn.  Chị nói “Em nhớ các anh bộ đội ngày ấy lắm, nhưng cũng hiếm có anh nào quay lại với cầu Ca chúng em”. Đúng là hiếm có một cuộc gặp mặt như thế này, không phải là là những người họ hàng nhận nhau, cũng không phải là những người bạn xa nhau lâu ngày gặp lại, mà là hơn thế, là những người từ đây ra đi, đã 40 năm rồi lại lần về theo kỷ niệm.

Chị phân trần là không nhận ra chúng tôi, đúng, chị nhận ra sao được khi mà năm ấy hết lớp này đến lớp nọ đến đóng quân ở đây, họ đến quán chị uống nước, nói dăm ba câu chuyện, rồi ra đi. Có thể có anh yêu vụng nhớ thầm chị, có thể có anh nhớ chị về một nụ cười, một cái liếc trộm đầy ý tứ,… tất cả, tất cả họ đều mang theo bên mình, để rồi 40 năm họ lại mang về đây những kỷ niệm như còn tươi rói ấy. Hội trưởng Lý Quỳ là người nhớ nhất những kỷ niệm xưa ấy. “Hồi ấy tớ với thằng … hay ra đây, đúng chỗ này ngồi uống nước, em có còn nhớ anh …., anh ….không?”. Kỷ niệm đua nhau hiện về làm chủ lẫn khách đều bồi hồi nhớ lại.

Vì thời gian ko còn nhiều, còn phải thực hiện nốt mục tiêu chính là tìm lại nơi đóng quân năm xưa nên đoàn xin phép chia tay. Cả đoàn tập trung chụp ảnh kỷ niệm với “em” chủ quán trước cửa quán rồi lên đường.

Từ cầu Ca, đi vào nơi đóng quân phải đi một quãng đường chừng vài trăm mét, sau đó là rẽ. Tuy nhiên rẽ chỗ nào và rẽ phải hay trái  thì lại nổ ra cuộc tranh luận. Dũng chít cho rằng phải đi xa hơn và rẽ trái, nhưng 3 người là Quỳ, Liệu, Cường thì khẳng định là đi gần thôi và rẽ phải.

Sau cánh lúa này là thôn Phú Thanh của C2 đấy!
Cuối cùng thì sự thật cũng nghiêng về phe đa số. Và đặc biệt là nhờ trí nhớ của a Cường về gia đình nơi các anh đóng quân. A Cường nhớ chính xác tên bác chủ nhà và đặc biệt là tên cô con gái lớn của bác chủ nhà ấy và, chỉ nhờ vào hỏi dò thông tin về mấy cái tên ấy mà chúng tôi tìm ra nơi đóng quân của đoàn 1040.

Sau một hồi hỏi đường thì con đường đất từ nơi đóng quân ra cầu Ca cũng dần được nhận ra. Vẫn là con đường ấy, hai bên vẫn là ruộng lúa xanh ngút ngát, và đó chính là thôn Phú Thanh, xã Thanh Ninh, Huyện Phú Bình, Bắc Thái (Thái Nguyên).   

Đến đầu thôn thì có sự phân vân về cái sân kho hợp tác xã ngày xưa, khi mà ngày đầu nhập ngũ, trưa ngày 29/5/1972 chúng tôi tập trung tại sân này lúc mà nắng giữa trưa đổ xuống cái sân gạch làm mấy chiến sĩ mới ngã quỵ vì say nắng. Thông tin ban đầu là : nhà văn hóa khang trang gần đường mà chúng tôi vừa đi qua là cái sân kho đấy, nhưng linh tính mách bảo chúng tôi là ko phải. Thẩm tra lại bằng cách tìm người già để hỏi thì đúng thật. Sân kho ngày xưa ấy ko phải là nhà văn hóa bây giờ mà là một trường tiểu học ngay bên cạnh chỗ chúng tôi đang đứng, từ con đường đất đỏ rẽ vào chừng 200m. Theo người dân đó kể lại thì ngày xưa đó chính là cái sân kho hợp tác, là nơi từng là bếp ăn của nhiều đoàn quân huấn luyện tại đây. Vậy thế là đúng rồi.

Sân kho hợp tác ngày xưa

Cảnh vật giờ đã thay đổi nhiều, chỉ còn lại khoảnh sân trong ký ức, còn thì xung quanh sân đã là các phòng học và sân chơi của các cháu nhỏ của một ngôi trường tiểu học. Còn đâu cái cảnh những trưa hè nắng gắt, dưới cái nóng hầm hập bên các chảo cơm, chảo canh các chị nuôi mồ hôi mồ kê nhễ nhại chia cơm cho các chú tân binh ăn sau những buổi tập luyện vất vả năm nào.

Sau một hồi cố lục lọi lại trí nhớ về cái sân kho ngày xưa, chúng tôi cũng chụp ảnh ghi lại hình ảnh cái sân ấy rồi lại lên đường đến thăm gia đình bác chủ nhà ngày xưa.

Con đường đất đỏ đi qua đồng lúa, rẽ phải vào một con đường nhỏ bằng bê tông mới lên dốc vào một sườn đồi thì đến. Đó là một ngôi nhà trên lưng chừng một ngọn đồi thấp bằng gạch cũ ba gian mà phong cảnh đã nhuốm màu thời gian với  mái ngói bằng gạch ta cũ kỹ.  Căn nhà với các cửa đóng kín trong khung cảnh làng quê yên tĩnh bỗng trở nên ồn ào với một nhóm khách ko mời mà đến . (Còn tiếp) 
TVL

2 nhận xét:

  1. Tiếc cho các CCB1040 không tham gia chuyến hành hương này.40 năm trôi qua những kỷ niệm về một thời trai trẻ ngày xưa ấy còn sống mãi trong mỗi người lính già bây giờ.Những người dân thân thiết xưa cung không quên chúng ta có chăng quá lâu để họ phaỉ cố lục trong tâm khảm để nhớ ra từng người qua kỷ niệm.Tôi tiếc là D54 có quá ít coe Điện ở Hà nội để tổ chức các chuyến đi như vậy,dù cá nhân tôi đã lần thứ 2 về thăm Đại hóa.

    Trả lờiXóa
  2. 20 ngày chờ đợi phếp theo mà không thấy! Bị tường lửa chặn "họng" hay sao mà không viết được tiếp? Trác Dũng khen nhiều và cùng chờ đấy!

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]