Tíu tít về... gặp dân
"Vụ Đoàn Văn Vươn" xảy ra vào ngày 5.1 và, 31 ngày sau, ngày 5/2/2012, các trang mạng "rối rít" đăng tải tin lãnh đạo các cấp của Hải Phòng "tíu tít về gặp dân"(!)
Cái xót xa đầu tiên là lòng tự hỏi lòng rằng tại sao từ TP Hải Phòng về Tiên Lãng chỉ hơn 30km mà lại phải mất đến một tháng trời thì mọi sự chuyển động (nếu có thể nói về hai chữ tốc độ) của "quan điểm" lo cho dân, vì dân, gần dân, thương dân của các cấp chính quyền HP mới đến được với dân?
10 năm hay nhiều năm nữa, các nhà sử học sẽ tĩnh trí để bình ổn mà khai tâm, rũa bút nhằm lựa chữ, chọn từ khi viết về Bài học Tiên Lãng - một vụ việc điển hình về những bức xúc của lòng dân, bất ổn của xã hội, nhức nhối về tình người, nỗi đau về đạo đức chức quyền và vấn nạn toàn quốc, khi đụng chạm đến chuyện đất đai, giải tỏa, đền bù...
Hãy thử đặt một câu hỏi rất nhỏ thôi: Tại sao các cấp lãnh đạo Hải Phòng phải vừa đi vừa nghĩ vừa tính toán cho việc vượt qua mỗi mét đường để đến được với dân là gần một phút rưỡi? Từ câu hỏi (được lượng hóa) ở trên, sẽ phát sinh ra vô số câu hỏi liên quan đến sự vô cảm, sự quan liêu, về trách nhiệm với sự bất an của lòng dân, cùng sự bức xúc của dư luận...
Có lẽ, trong lịch sử hiện đại, chưa bao giờ có một vụ việc khiến dư luận xã hội lại nhất trí đến thế về lòng người, mãnh liệt đến thế về sự... chỉ trích, và bất bình trước sự hành xử của chính quyền cơ sở với người dân.
Sự đồng lòng, đồng ý, đồng quyết ấy nói lên rằng mức độ, tính chất điển hình của vấn đề là hết sức nghiêm trọng. Xét về mặt xã hội học, nếu không cẩn trọng, nó sẽ là một đám cháy lớn gây bất ổn đến toàn xã hội.
Chưa bao giờ người dân chống lại người thi hành công vụ lại dám nổ súng (có chuẩn bị) gây sát thương sáu cán bộ chiến sĩ của lực lượng vũ trang(!) Tạm chưa bàn đến cái tội không thể biện minh của việc nổ súng (và nổ bình gaz), sẽ thấy rằng vụ cưỡng chế đã tạo ra sự phẫn uất bị đẩy, bị dồn nén tâm lý con người đến mức tột cùng.
Nếu là nhà chính trị thông thái, đủ trình độ để đối phó với các diễn tiến bất ngờ thì lãnh đạo Hải Phòng sẽ ngay lập tức hiểu rằng chính họ đã sai lầm khi châm lên ngọn lửa không đáng phải có. Dập lửa hay chữa cháy mà "di chuyển" với "tốc độ" mỗi phút rưỡi một mét đường thì làm sao cứu nổi sự lan rộng của hỏa hoạn?
|
Nhà ông Vươn bị đập phá |
Cái thời điểm của vụ cưỡng chế là thời điểm của tai họa. Cha ông dạy " Trời đánh cũng tránh bữa ăn", huống hồ, ngày Tết đến nơi, khi mà mọi người dân đều hối hả lo lắng chuẩn bị đón một năm mới gần kề, vậy mà việc cưỡng chế, lại nhè vào lúc năm hết, Tết đến. Về đạo lý ứng xử, thật khó mà chấp nhận được.
Phải chăng, cách tư duy lệch lạc, sự thiển cận trong nhận thức, rằng cứ làm tới, tết nhất đến nơi, chẳng ai hơi đâu mà lo cho người khác, có chống đối rồi cũng êm xuôi.... đã làm cho chính quyền Tiên Lãng quên mất điều quan trọng nhất: Mục đích, sự thô bạo, và cách cưỡng chế vi phạm pháp luật đã thổi bùng hàng trăm lần sự giận dữ của người dân về chuyện đất đai- vốn cực kỳ nhạy cảm, cần khéo léo, xử lý có lý, có tình, trên cơ sở những quy định của pháp luật.
Những phát ngôn tiền hậu bất nhất, nói lấy được, nói bất kể đúng sai, phản ánh sự lúng túng, vòng vo của các quan chức gây nên hậu quả khôn lường. Tại sao có thể nói là do không ngờ sự phản ứng của người dân lâu nay thuần phác nên mới sai? Nói thế chẳng khác gì bảo rằng muốn đè đầu, cưỡi cổ dân thế nào tùy ý.
Tại sao lại có thể cho rằng phá cái chòi (đích xác là NHÀ) không thành vấn đề khi một chính quyền của dân thì phải bảo vệ, như Bác Hồ đã nói, không động đến cái kim, sợi chỉ của dân?
Tại sao có thể đổ tội cho dân phá một khi ai cũng biết là chẳng có người dân nào được bén mảng đến chỗ người ta thi hành công vụ. Hơn nữa, có cả trăm cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang ở đấy, tại sao lại không bảo vệ tài sản của dân?
Ai cũng có thể có sai lầm. Nhưng đã sai rồi, được dư luận vạch mặt chỉ tên mà vẫn cố tình sai là bài học về cái tâm, cái tầm của lãnh đạo. Lãnh đạo Tiên Lãng đã không chỉ làm mất lòng dân ở địa phương mình mà, theo nghĩa nào đó, đã phá hoại lòng tin của nhân dân cả nước đối với chế độ. Đây là sai lầm cực lớn, bởi ai cũng biết rằng tất cả mọi biến động xã hội bao giờ chẳng bắt đầu từ sai lầm ở một địa phương, hay, theo cách nói của Lê Nin, từ tia lửa (iskra) sẽ bùng lên ngọn lửa. Nói một cách khác, việc trao quyền lực nhầm vào tay những cán bộ thiếu tâm, thiển tầm, thấp nghĩ là sai lầm nhất thiết phải được ngăn chặn. |
Ai cũng có thể có sai lầm. Nhưng đã sai rồi, được dư luận vạch mặt chỉ tên mà vẫn cố tình sai là bài học về cái tâm, cái tầm của lãnh đạo. Lãnh đạo Tiên Lãng đã không chỉ làm mất lòng dân ở địa phương mình mà, theo nghĩa nào đó, đã phá hoại lòng tin của nhân dân cả nước đối với chế độ.
Đây là sai lầm cực lớn, bởi ai cũng biết rằng tất cả mọi biến động xã hội bao giờ chẳng bắt đầu từ sai lầm ở một địa phương, hay, theo cách nói của Lê Nin, từ tia lửa (iskra) sẽ bùng lên ngọn lửa. Nói một cách khác, việc trao quyền lực nhầm vào tay những cán bộ thiếu tâm, thiển tầm, thấp nghĩ là sai lầm nhất thiết phải được ngăn chặn.
Phá tan tành nhà người ta ngay trước Tết rồi nói rằng đó là chòi, là không thành vấn đề, là một trận đánh hay và đẹp đáng viết thành sách... là điều không thể tha thứ về mặt lương tâm.
Ngày kia Thủ tướng đến, hôm nay "em... về làng"
Nhưng, dồn con người ta vào bước đường cùng, không chịu nhận mình sai, suốt cả tháng trời để mặc giá rét, sự cùng quẫn và sự lên án nghiêm khắc của dư luận mà vẫn bình chân như vại thì, quả là, vô phương cứu chữa.
Phải sau một tháng trời, lãnh đạo HP mới tiếp xúc với dân. Phải chăng vì Thủ tướng chỉ đạo, vì Thủ tướng sắp về cơ sở, nên mới đi chứ nếu không, "tốc độ" của tinh thần vì dân e rằng còn lâu mới tăng nhanh?
Dù là lý giải theo cách nào đi nữa, chuyện ngày kia Thủ tướng đến, ngày nay "em về làng" là chuyện chỉ làm cho dư luận mất lòng tin hơn vào cách hành xử của chính quyền Hải Phòng.
Một tháng là thời gian để tính toán lợi ích của chức quyền trong khi để mặc dân oằn mình trong giá rét của nỗi đau và những mất mát không thể nào bù đắp nổi.
Một tháng cho quãng đường hơn 30km để có cái gọi là thông cảm, hiểu dân, thực chất chỉ là sự ngụy biện của những tư lợi không thể giải thích, những toan tính không thể thiển cận hơn và, những sự kém cỏi không thể giải trình...
Đất nước cần có sự ổn định, không thể chia rẽ vì những ai đó tính toan lợi ích nhóm, dòng họ. Đất nước cần có những quan chi phụ mẫu xứng đáng với trông đợi của lòng dân, hợp với lẽ đời, được bảo vệ bằng sức mạnh của muôn triệu người.
Bài học lớn nhất của Tiên Lãng có lẽ là, cần phải có sự thay đổi kiên quyết trong công tác cán bộ: Không thể nào dung thứ cho những sai phạm động trời của những quan chức đang từng ngày, từng giờ làm mất uy tín của Nhà nước bằng "tốc độ" quan tâm đến dân, gần dân là 1km/ 1 ngày(!)
Văn tế Cụ Chột
Trả lờiXóaHỡi ôi
Hoa cải nổ rền,
Pha tôi ai tỏ.
Hai tư năm pha sáng
Nếu còn nguyên nhiền (nhìn) rõ ban đêm
Một trận cưỡng chế đầm
Pha tuy mất tiếng vang như mõ.
Nhớ ngày xưa
Tiên lãng làm binh,
Chống buôn ma túy
Chưa quen cưỡng chế, chả giỏi phá nhà
Chỉ biết uống bia và ăn lạc luộc
Việc chửi, việc dọa, việc bắt, việc còng,
Tay vốn làm quen;
Tập đấm, tập đá, tập bắn, tập bò,
Lâu lâu làm tý
Anh em Vươn cứng cổ hơn 10 tháng,
Trông quan binh như cỏ rác đã lâu
Lệnh thu hồi vấy vá đã ba năm,
Mà chúng nó vẫn nhơn nhơn giữ của.
Đêm thấy tôm giảo bơi trắng phá
Những muốn ăn tươi
Ngày xem cá trắm quẫy thâm sì
Toan ra đánh vẩy.
Một khu phá đầm đồ sộ,
Há để ngươi thu lợi bất minh?
Hai vũng gần 5 chục héc ta
Đâu tha lũ ung dung hưởng thụ?
Nay quan trên đà có sức (quyết định)
Phen này xin tận lực thu hồi
Chẳng thèm trốn nhủi sau lưng
Chuyến này tôi tiên phong đi trước
Khá thương thay
Vốn chẳng phải chiến binh đặc nhiệm
vũ trang giáp sắt tận răng
Chẳng qua chống ma túy nhì nhằng
Không chó bắt mèo ăn cứt
Thằng Vươn thông võ nghệ, vì cựu chiến binh
Hoa cải bắn ùng oàng, bom ga bài bố.
Ngoài đường chúng phủ rơm đỏ
Nào bình ga kíp nổ kíp mìn,
Trong nhà súng hoa cải cưa nòng
Chúng núp kiến (kín) nổ đùng vãi dắm
Nhà chúng có 3 lớp cổng
mò được vầu thật khó lắm thay
Mặc dù có lá chắn trong tay
Cũng chẳng thể che chì hoa cải .
Chi nhọc anh Ca đủn lưng đạp đít
Đạp rơm lướt tới, coi Vươn có như không
Phát hoảng hoa cải bắn đạn nhỏ, đạn to,
Xô đẩy chạy xa, thân mình không thể phí
Nó bắn ngang, nó bắn dọc
Làm cho thân tôi mất mẹ 1 pha
Đồng đội trước, thủ lĩnh sau,
Khiêng ngay tôi bốc lên xe cấp cứu
Mặc dù tận tình cứu chữa
Nhưng đành phải múc 1 pha
Người yêu tôi than khóc như mưa
Khốn nạn thân anh Trường chột
Từ giờ bè bạn ấy kêu tên
Luôn luôn đi kèm chữ Chột
Tiên nhân cả họ thằng Vươn,
Lá cải bảo nó người Hùng
Tôi đây thăng mẹ 1 pha,
Chúng nó coi như kẻ cướp
Nhưng nghĩ rằng:
Giữ đất gây lên ân oán,
Bản lĩnh thay cái thằng Vươn
Đầm nuôi thủy sản bấy lâu ,
kè bờ có công nhà nó?
thằng nào đắp con đê ngăn lũ
Giữ đất bãi bồi?
Thằng nào lấn biển trồng cây,
Nuôi tôm nuôi hến?
Bọn lá cải ngài đêm lải nhải,
Nào thông tư, nào nghị định
Nghĩ lại thêm buồn;
Lũ phóng viên phỏng vấn liên miên
Nào luật pháp, nào lương tâm
Nghe càng thêm hổ.
Thà chột mà tịch thu được đất,
Về sau thăng chức cũng nhanh
Hơn còn mà chịu nhịn thằng Vươn
Các xếp chửi cho rất khổ.
Ôi thôi thôi
Viện mắt Trung ương nằm đây rất lạnh,
Một Pha tôi gửi lại đất Vinh quang
Thằng Vươn tù ngục cũng chẳng ấm hơn
Hai chân nó cùm mọt gông trong ngục
Đau đớn mấy, hoang vắng khu đầm phá
Nhà sáng đèn đã thành đống gạch hoang
Não nùng thay, Mắt tôi sáng như sao
Giờ hấp háy thành tên Trường chột
Ôi !
Chúng nó hội ý,
Chúng nó hội đàm.
Chúng nó gọi thằng Vươn là Anh hùng
Chả nhẽ tôi biến thành quân kẻ cướp?
Mẹ Tiên sư
7 trăm tờ lá cải, chả đứa nào thương tôi lấy 1 câu
9 chục triệu dân đen, đéo đứa nào hỏi thăm tôi 1 chữ
Hỡi ôi
Hay, hay lắm, tiên sư anh ...siu văn tầm
Trả lờiXóaKết luận của T Tg Dũng đã làm dịu sự căm phẫn của Dân ta với bọn xấu lợi dụng chức quyên hành Dân mưu lợi ích nhóm.Chúng ta mong Đảng-Quốc hội-Nhà nước làm tôt hơn nữa công cuộc trong sạch Cán bộ biến chất,suy thoái,đục khoét Công và hành Dân.Hành động của Đ V Vươn phải được xem xét đánh giá đúng mức về khía cạnh tiên phong,dũng cảm chống bọn xấu ản nấp trong chính quyền .
Trả lờiXóa