Giao K6A
Câu chuyện tôi kể có thể bạn chưa biết, có thể bạn đã quên hoặc có thể bạn không biết, vì nó đã xảy ra lâu lắm rồi. Từ đó đến giờ kể từ khi bắt đầu thì đã 40 năm, còn từ khi kết thúc thì cũng 34 năm có lẻ. Nhưng nó vẫn âm ỉ trong tôi, trong người bạn của tôi có lẽ đến bây giờ.
Đó là từ một buổi chiều cuối năm 1971, anh Thị lớp trưởng đi lấy thư báo về, vừa tới đầu sân anh đã thông báo:
- Đã có danh sách nhập ngũ đợt này rồi đây.
Đó là từ một buổi chiều cuối năm 1971, anh Thị lớp trưởng đi lấy thư báo về, vừa tới đầu sân anh đã thông báo:
- Đã có danh sách nhập ngũ đợt này rồi đây.
Rồi cả lớp nhao nhao xem danh sách, không khí thật náo nhiệt, buồn vui lẫn lộn, ai cũng muốn xem mình có tên trong danh sách không. Thế rồi không khí cũng dần lắng xuống, bữa cơm chiều vẫn diễn ra bình thường, cơm xong một số rủ nhau đi quán uống nước chè, hút thuốc và tâm sự. Buổi tối chầm chậm đến, mọi người đang chong đèn học tập thì có tiếng hô:
- Bọn lớp B đốt gì ở giữa sân cháy to lắm chúng mày ơi.
- Chúng nó đốt sách vở.
- Những đứa đi lính đợt này chúng nó đốt sách vở.
Không để thua kém lớp bạn
Xoẹt, xoẹt..., mấy cái gianh nứa ở hè tổ 1 được rút xuống và châm lửa, đống lửa được chất lên cháy bùng bùng.
- Đem vở và các thứ không đem đi được ra đốt đi chúng mày ơi, nhớ xé lại giấy trắng để viết thư nhé. Thế là vở của mấy đứa đi lính được mang ra đốt, tàn bay tới tận ngọn tre, nhưng chỉ được một lúc ngọn lửa lụi dần.
- Đem cả sách ra đi, không trả cũng chẳng ai giữ chúng mình ở lại đâu mà sợ, lửa sắp tắt mất rồi.
- Mà không phải đi thì càng tốt. Một thằng nói.
- Thế là cả sách in, sách in roneo cũng lần lượt được mang ra và đốt hết, rồi đến thước thẳng, thước cong, êke..., cuối cùng là hộp com-pa của Đức, của Nga cũng được đổ ra cho đứa nào thiếu gì nhặt nấy, còn vỏ hộp cũng được cho vào đống lửa nốt.
Hôm sau số đi lính tập trung rồi lên đường, mọi chuyện thật dễ dàng, chẳng ai cản trở hoặc đòi hỏi gì.
Thời gian dần trôi, các bạn ở lại học tiếp, làm đồ án rồi bảo vệ tốt nghiệp và ra trường, một năm sau phấn khởi, hào hứng trở về trường nhận bằng về trình cơ quan để hưởng lương chính thức, thật vinh dự, sung sướng.
Riêng chỉ có thằng bạn tôi, nó cũng về trường nhưng chẳng nhận được bằng tốt nghiệp với lý do: nợ sách in và dụng cụ học tập chưa trả.
- Sách nào?
- Những sách và dụng cụ anh đã nhận và ký mượn cho lớp những năm trước, sách bình thường thì thiếu 1 đền 1, sách quý thì đền gấp 2, gấp 3.
Nhẩm tính ra mất mấy trăm đồng, bằng gần năm lương còn gì.
Giải thích thế nào cũng không được chấp nhận vì chữ ký của nó vẫn còn đó. Ngậm ngùi, tức tưởi đành quay về tay trắng.
Nhiều lần nữa tiếp tục về trường đề nghị cũng chẳng được, chẳng ai giải quyết cho nó cả. Đành chấp nhận đền thôi, đền để lấy bằng. Thế là nó vay, nó mượn của người nhà, bạn bè cơ quan rồi đem tiền nộp và lấy bằng với tâm trạng thế nào và cuộc sống của nó nhiều năm sau đó ra sao chắc các bạn cũng suy đoán được.
Người bạn đó là Đỗ Dũng đấy các bạn ạ, nhưng chẳng lẽ vì thế mà nó xin chuyển vào Nam công tác rồi mất tich luôn, chẳng còn ai biết nó ở đâu và suy nghĩ gì nữa.
........
- Bọn lớp B đốt gì ở giữa sân cháy to lắm chúng mày ơi.
- Chúng nó đốt sách vở.
- Những đứa đi lính đợt này chúng nó đốt sách vở.
Không để thua kém lớp bạn
Xoẹt, xoẹt..., mấy cái gianh nứa ở hè tổ 1 được rút xuống và châm lửa, đống lửa được chất lên cháy bùng bùng.
- Đem vở và các thứ không đem đi được ra đốt đi chúng mày ơi, nhớ xé lại giấy trắng để viết thư nhé. Thế là vở của mấy đứa đi lính được mang ra đốt, tàn bay tới tận ngọn tre, nhưng chỉ được một lúc ngọn lửa lụi dần.
- Đem cả sách ra đi, không trả cũng chẳng ai giữ chúng mình ở lại đâu mà sợ, lửa sắp tắt mất rồi.
- Mà không phải đi thì càng tốt. Một thằng nói.
- Thế là cả sách in, sách in roneo cũng lần lượt được mang ra và đốt hết, rồi đến thước thẳng, thước cong, êke..., cuối cùng là hộp com-pa của Đức, của Nga cũng được đổ ra cho đứa nào thiếu gì nhặt nấy, còn vỏ hộp cũng được cho vào đống lửa nốt.
Hôm sau số đi lính tập trung rồi lên đường, mọi chuyện thật dễ dàng, chẳng ai cản trở hoặc đòi hỏi gì.
Thời gian dần trôi, các bạn ở lại học tiếp, làm đồ án rồi bảo vệ tốt nghiệp và ra trường, một năm sau phấn khởi, hào hứng trở về trường nhận bằng về trình cơ quan để hưởng lương chính thức, thật vinh dự, sung sướng.
Riêng chỉ có thằng bạn tôi, nó cũng về trường nhưng chẳng nhận được bằng tốt nghiệp với lý do: nợ sách in và dụng cụ học tập chưa trả.
- Sách nào?
- Những sách và dụng cụ anh đã nhận và ký mượn cho lớp những năm trước, sách bình thường thì thiếu 1 đền 1, sách quý thì đền gấp 2, gấp 3.
Nhẩm tính ra mất mấy trăm đồng, bằng gần năm lương còn gì.
Giải thích thế nào cũng không được chấp nhận vì chữ ký của nó vẫn còn đó. Ngậm ngùi, tức tưởi đành quay về tay trắng.
Nhiều lần nữa tiếp tục về trường đề nghị cũng chẳng được, chẳng ai giải quyết cho nó cả. Đành chấp nhận đền thôi, đền để lấy bằng. Thế là nó vay, nó mượn của người nhà, bạn bè cơ quan rồi đem tiền nộp và lấy bằng với tâm trạng thế nào và cuộc sống của nó nhiều năm sau đó ra sao chắc các bạn cũng suy đoán được.
Người bạn đó là Đỗ Dũng đấy các bạn ạ, nhưng chẳng lẽ vì thế mà nó xin chuyển vào Nam công tác rồi mất tich luôn, chẳng còn ai biết nó ở đâu và suy nghĩ gì nữa.
........
Cảm ơn Giao đã kể một câu chuyện thật như cuộc sống! Qua câu chuyện này tôi nghĩ các bạn K6 nhập ngũ 8-1971 càng có lý do để tìm ra bằng được Đỗ Dũng đang ở đâu. Dù đã quá muộn để nói một lời xin lỗi nhưng tôi thấy mọi người nên cố gắng tìm Đỗ Dũng nhé!
Trả lờiXóaMình thuộc loại không được biết chuyện này,Mặc dầu mình cũng ở cùng lớp với Giao. Không biết là nên vui hay buồn khi đọc xong bài này đây!
Trả lờiXóaGiao ạ, mấy thằng bon mình không có được may mắn học đến tận ngày ra trường như các bạn. Nhưng ở trong rừng tụi mình nhớ các bạn và thèm được về học lại lắm!
Mọi nơi mọi lúc, bọn mình trân trọng các bạn, coi các bạn như là những người đi trước(tất nhiên rồi).
Tuy vậy , bây giờ già cả rồi, thiển nghĩ những loại chuyện này hãy để vào dĩ vãng - Nên chăng?
Không Môn Thục ơi . Đây là câu chuyện hay . hợp tình mà không hợp lí , lại càng không hợp pháp nữa cho những người ra đi . Mình cũng đã ăn cắp cái thước vẽ và mang đi nhập ngũ rồi tặng lại đơn vị làm bích báo . May mà về không sao .
Trả lờiXóaHùng k6a nói ...
Trả lờiXóaĐọc chuyện này, mình không hiểu Giao muốn nói điều gì? Mình rất thông cảm với các bạn phải lên đường nhập ngũ lúc ấy. Phải chia tay với học tập, phải chia tay với những hoài bão, ước mơ, bạn bè, để lên đường ra trận. Mà ra đi chắc gì trở lại. Vì thế, một sự quyết liệt để chia tay cũng là dễ hiểu.
Còn với Đỗ Dũng thì không phải như Giao suy đoán.Tâm trạng và cuộc sống của Đỗ Dũng không phải vì phải đền một số sách đâu. Sai 100% rồi đấy.
Giá như bạn Đỗ Dũng ở đâu mà biết vào đọc blog của bọn mình nhỉ? Bạn sẽ thế nào khi biết chúng tớ vẫn nhớ về bạn như thế này?
Trả lờiXóaHình như Giao là bạn thân của Dũng và đã tung ảnh Đỗ Dũng lên blog để tìm liên lạc ngay từ những ngày đầu của blog. Vậy mà đã gần 1 năm rồi không hề có tin tức gì, kể cũng hơi buồn...
Tôi là một trong số tập trung để đi đợt 8-1971 song được ở lại .tôi nhớ đó là dịp nghỉ hè của K6 ,chúng ttoi có rút mái để nấu ăn,có đốt chiếu ,giát giường ,vở..còn sách thì có thể vì không nhớ nữa. Tuy vậy hậu quả của việc ấy chắc chắn là để lại cho người có trách nhiệm.Sau đó tôi nhập ngũ đợt 1-1972 rồi về K8 học cũng không biết việc Giao kể .Nay biết thế thật ân hận vì việc làm nông cạn mà để lại gánh nặng cho bạn bè mình,tuy là chuyện lớp A nhưng B và I chắc cũng vậy thôi.Ngàn lần xin lỗi các Bạn dù các Bạn sẽ tha thứ cho chúng tôi.Ngày xưa mấy trăm đồng là cả một gia tài đấy,món nợ này chúng tôi không thể trả được cho người ở .Thôi đành làm việc tốt cho K6 để chuộc tội vậy.
Trả lờiXóaCâu chuyện mà Giao kể tôi và các bạn nữ ko biết. Nhưng tôi cho rằng đó là việc làm của một thời gọi là thanh niên. Nhấtlà trước lúc lên đường XẾP BÚT NGHIÊN THEO VIỆC ĐAO CUNG, cũng có những nuối tiếc,cũng có những phút lăn tăn. Điều này tôi hiểu và rất thông cảm.
Trả lờiXóaCòn ĐỖ DŨNG phải đền số tiền lớn là vì lúc đó đang làm lớp phó học tập nên phải chịu trách nhiệm việc mượn và trả dụng cụ học tập.Điều đó ko ai nghĩ tới.
ĐỖ DŨNG đi nam thông tin mà tôi được nghe:Sau khi ra trường D.phát hiện ra bố mẹ của D.ko phải là bố mẹ đẻ mà là bố mẹ nuôi. Dũng dã vào nam để tìm bố mẹ đẻ. Thông tin này ko biết có chính thức hay ko cũng ko ai kiểm nghiệm. Tôi muốn đưa lên đây để các bạn có hướng tìm ĐỖ DŨNG.
Nhà D ở ngõ VĂN HƯƠNG-HÀNG BỘT-(TÔN ĐỨC THẮNG)