Theo điều 83 hiền pháp nước CHXHCNVN thì :
" Quôc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước CHXHCNVN "
thế mà làm sao K.Thuyên lại hỏi: "Quốc Hội là của đảng hay của dân ?"
Dân chủ đồng nghĩa với sự tồn tại những ý kiến khác biệt.
hoăc nói như cụ Hồ:" Dân chủ là cho dân được mở miệng ".
Vậy ta thử đọc bài sau đây để xem K.Thuyên "mở miệng" ra sao:
K. Thuyên - Cần Thơ :
Cả tháng qua và sẽ tiếp cả tháng tới ngày nào tivi, báo đài nhà nước
cũng sẽ nói ra rả về chuyện bầu cử Quốc Hội (QH), ngày 22.05.2011.
Nhưng QH là của Đảng hay của Dân ?
1. Trên website QH, www.na.gov.vn: Công tác chuẩn bị bầu cử đã được triển khai tích cực, bảo đảm đúng pháp luật và tiến độ đề ra (28/4/2011 11:08:07 AM), viết: “Như tin đã đưa, từ ngày 25 đến 27-4-2011, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp phiên thứ 39 tại Hà Nội dưới sự chủ tọa của Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng”.
Phiên họp thứ 39 của Uỷ ban thường vụ QH cho thấy QH là của Đảng chứ không phải của Dân ! Vì nếu của DÂN thì người có vai trò chủ tọa cuộc họp này phải là ngài Chủ tịch QH (CTQH). Thông tin này ở ngay trên trang thông tin chính của QH, chứ không chỉ có trên tất cả các kênh thông tin khác do nhà nước quản lý mà thôi. Xin đừng đổ tội cho “cậu đánh máy”. Ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng bí thứ (TBT) đảng CSVN là chuyện chính trị riêng tư của ông, được luật pháp tôn trọng, nhưng với địa vị TBT, ông không có tư cách chủ tọa Ủy ban thường vụ QH, vì QH là của hơn 85 triệu dân chứ không phải của hơn chỉ có 3 triệu đảng viên, chỉ bằng 1/2 số giáo dân Công giáo, bằng 1/7 số Phật tử ở Việt Nam mà thôi. Chỉ có CTQH mới có tư cách chủ tọa, nên không được phép ghi chức danh TBT trước chứ danh CTQH. Nếu muốn ghi chức danh TBT thì theo chuyên môn báo chí cho biết, chỉ được ghi nhận chi tiết đó như là thông tin nền. Vì dụ ông tổng thống đương nhiệm của Hà Kỳ là chủ tịch đảng Dân chủ, nhưng không bao giờ, bên ngoài tổ chức đảng, người ta gọi ông là chủ tịch đảng dân chủ cả, mà luôn luôn gọi là tổng thống.
Tuy QH không phải là của đảng CSVN, nhưng có thể những người làm truyền thông đã cố tình biến QH thành của đảng – lỗi của giới truyền thông !
2. Trên website www.Phapluat.vn 16/08/2010, trong bài “Sẽ sửa trước một số điều Hiến pháp?” bàn về những giải pháp sửa đổi Hiến Pháp cho biết: “Tham mưu chính thức sẽ được Đảng, đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ báo cáo với Bộ Chính trị. Nếu thông suốt, sang tháng 9, Ban Chấp hành Trung ương sẽ họp, quyết định chủ trương này”.
Việc sửa đổi Hiến Pháp là của QH, nhưng sau khi thảo luận, Uỷ ban thường vụ QH không nghĩ ngay đến việc báo cáo với QH, mà chỉ nghĩ đến việc báo cáo với Bộ chính trị (BCT) đảng CSVN. “Nếu thông suốt”, tức nếu được BCT thông qua/ đồng ý/ cho phép, thì vấn đề sửa đổi Hiếp Pháp sẽ được BCHTU đảng CSVN “quyết định chủ trương” thì lúc đó mới có thể thông báo cho QH biết và triển khai thực hiện.
Ở đây, đảng CSVN đang hành xử như bố mẹ của QH. Như vậy những người trong Uỷ ban thường vụ QH đang biến QH thành con của đảng CSVN – Lỗi của Uỷ ban thường vụ QH !
3. Cũng trên website www.Phapluattp.vn 18/04/2009, trong bài “Sửa đổi Hiến pháp 1992 – yêu cầu cấp bách” ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nói: “Đầu nhiệm kỳ Quốc hội, Đảng đoàn đã có tờ trình với Bộ Chính trị về vấn đề sửa hiến pháp. Tháng 2-2008, Bộ Chính trị đã làm việc với Đảng đoàn Quốc hội và trả lời là phải thông qua cương lĩnh mới. Sửa hiến pháp cái gì thì phải khớp với cương lĩnh. Cho nên mới thôi không đặt vấn đề nữa.”
Ở đây vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều. Với đòi buộc sửa Hiếp Pháp nước Việt Nam phải khớp với cương lĩnh của đảng CSVN, thì Hiếp Pháp không còn là văn bản quan trong nhất ở Việt Nam nữa. Trong khi đó Hiến Pháp 1992 khẳng định tại Điều 146 như sau: “Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”.
Điều này nghiêm trọng hơn là chính ngài CTQH Nguyễn Phú Trọng đã làm một việc mà không một vị CTQH nào trên thế giới làm là xin phép đảng cho sửa đổi Hiến Pháp, trong khi đó, đúng ra ông phải xin phép QH hay tốt hơn là xin phép quốc dân qua việc trưng cầu dân ý.
Ngài CTQH đã biến QH thành công bộc hay tay sai của đảng CSVN !
4. Trên website www.Vietnamnet.vn 21/03/2011, trong bài “Bộ Chính trị: Sai phạm ở Vinashin chưa đến mức kỷ luật ai” viết: “Báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 9 sáng nay (21/3), Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho hay, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật với các tập thể, cá nhân trong Chính phủ liên quan đến tình hình sai phạm ở Vinashin”.
Theo luật pháp Việt Nam hiện nay, QH sẽ bỏ phiếu bầu ra Thủ tướng theo đề nghị / đề cử của Chủ tịch nước. Rồi các phó thủ tướng và các bộ trưởng cũng do QH thông qua theo đề nghị của Thủ tướng. Như vậy cấp trên trực tiếp tục Chính phủ (tính cách tập thể) hay Thủ tướng (tính cách cá nhân) là Chủ tịch nước hay QH chứ không phải BCT. Điều ông phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng công bố trước QH như là một kết luận chung kết là hoàn toàn không có giá trị pháp lý để thi hành, nhưng lạ lung thay, các đại biểu QH lại phản ứng theo kiểu “xin giảm tội, xin ân xá, xin xem lại”: “Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Ngô Minh Hồng quan ngại, “Sai phạm ở Vinashin mà không kỷ luật ai là nhân dân chưa bằng lòng. Chúng ta tốn kém bao nhiêu tiền để tái cơ cấu tập đoàn này thì trách nhiệm của các thành viên Chính phủ đến đâu cũng phải nói cho rõ. Chứ như thế thì chưa thuyết phục được dân”, www.Vietnamnet.vn23/03/2011, trong bài “Quốc hội muốn Chính phủ rút kinh nghiệm điều hành”. Cũng ở bài viết này, “GS Nguyễn Lân Dũng nói, người dân không chỉ chưa hài lòng cách xử lý vụ Vinashin mà còn cho rằng Quốc hội phải có thái độ nghiêm minh trong việc sử dụng thẩm quyền giám sát của mình”.
Như vậy Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã hành xử không đúng pháp luật, còn các đại biểu QH đã hành động không đúng chức năng đã biến QH là kẻ sai người bảo của đảng CSVN. Lỗi này thuộc về chính các thành phần hưởng lương từ thuế của những nông dân bán lưng cho trời, bán mặt cho đất, của những đứa trẻ ăn kẹo mỗi bao thiếu vài viên do đóng thuế.
Lỗi này của những người lập pháp và đại diện cho hành pháp !
5. Thật ra cũng có một ý kiến ngược lại được ghi nhận: “Trưởng đoàn ĐBQH Quảng Trị Phạm Đức Châu phân tích, “nếu chỉ nói sai phạm ở Vinashin chưa đến mức kỷ luật ai là chưa được. Cần phải kiểm điểm, xem xét trách nhiệm cụ thể. Cho dù Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận rồi nhưng, cái gì liên quan đến Đảng thì Đảng vẫn có quyền xem xét lại, liên quan đến Quốc hội thì Quốc hội vẫn có quyền yêu cầu xem xét lại”. (www.Vietnamnet.vn 23/03/2011, trong bài “Quốc hội muốn Chính phủ rút kinh nghiệm điều hành”). Nhưng đã hơn 30 ngày, mà chẳng có nghị quyết nào của QH xem xét lại kế luận của đảng CSVN về VInashin.
Có dấu hiệu cho thấy ông Phạm Đức Châu biết rõ QH là của DÂN, nhưng vì ông cũng là đảng viên CS, mà đảng CSVN đang muốn biến QH thành của riêng của đảng, thành con của đảng, thành nô bộc của đảng CSVN, nên ông cũng không thể làm gì khác được ngoài việc đề nghị “yêu cầu xem xét lại”.
Tạm kết
Bản chất QH là của dân, vì nước nào cũng có, nhưng trong thực tế tại Việt Nam thì QH là của đảng. Vậy việc bầu cử QH sắp tới cũng là chuyện của đảng, chẳng liên quan gì đến nhân dân cả.
K. Thuyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]