K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

30 tháng 9, 2020

TÂM NGUYỆN CỦA THẦY HIỆU TRƯỞNG ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN

Nguyễn Hữu Luân - K9IA

Gửi các bạn CSV kỷ niệm của Tôi về trường và Thày HT Cơ Điện

Kỷ niệm về trường, nhớ và tri ân người thày
Được thần “ bảo mệnh” che chở, từ chiến trường Quảng trị tôi về điều trị tại
đoàn 869 – quân khu thủ đô rồi ra quân đi học tiếp cuối 1973. Cái ý định chuyển
nghành học thôi thúc tôi mãnh liệt … làm sao để học ngành yêu thích mà lúc vào
đại học đã không được chọn ? Ý tưởng về nghề nghiệp khi kết thúc phổ thông cấp
3 của tôi cũng đơn giản và lờ mờ như mọi học sinh phổ thông thời 70 ấy. Tôi
thích học nghành Điện, nó khơi lên bởi những tiết học vật lý của người thầy –
một thày giáo dạy giỏi Lý của Hà nội truyền cho. Nhưng việc chọn nghành học –
trường Đại học năm ấy khác xa bây giờ ; Ban tuyển sinh thành phố không xếp cho
tôi học Bách khoa – nơi có nghành đào tạo kỹ sư Điện ( ngày ấy tôi chưa biết
trường Đại học Cơ điện ).


Quyết không trở lại trường Mỏ -Địa chất, tôi tìm mọi cách kể cả xin phục viên
để thi lại vào Bách khoa Hà nội đã khiến Cha tôi phải lay động. Rất may Cha tôi
làm việc cùng phòng với cô Tý - vợ thày Phú , thế nên hai Cha – con tôi có buổi
gặp Thày xin học. Tôi đưa Thày lý lịch cá nhân, giấy chứng nhận điểm thi đại
học cùng giấy tờ SV trường Mỏ của tôi - rồi trình bày nguyện vọng muốn chuyển
trường để học nghành yêu thích. Thày giới thiệu trường Cơ Điện đang đào tạo 2
nghành là : Chế tạo máy và điện khí hóa xí nghiệp. Dừng đôi chút rồi Thày hỏi :
- Cháu có muốn học nghành Chế tạo máy không ?
Tôi nói
- Cháu muốn học nghành Điện để trở thành kỹ sư điện.
Thày xem kỹ các giấy tờ của tôi rồi nói
- Trường sẽ làm giấy tiếp nhận vào khóa mới - nghành Điện xí nghiệp , cháu cần
hoàn tất thủ tục chuyển trường .
Thật không ngờ việc chuyển trường nhẹ nhàng vậy, hẳn bởi “ nhân duyên “ với
Thày đã hỗ trợ tôi. Được toại nguyện nhưng tôi vẫn nghĩ và chia sẻ với Cha tôi

về gơi ý học “ Chế tạo máy ‘ của thày . Dường như Thày có mong muốn mà phải
nhiều năm sau tôi mới khám phá ra điều đó …! Chính là “ Tâm nguyện “ của
thày hiệu trưởng đại học Cơ điện – ĐỖ HỮU PHÚ để kể lại cho các bạn.
Khóa 9 tốt nghiệp – ra trường, tôi có tên trong danh sách KS giữ lại giảng dạy
của khoa Điện, dù rất tự hào là kỹ sư CƠ ĐIỆN nhưng do không muốn làm giáo
viên ( gia đình có nhiều người đang dạy học) nên tôi đến gặp Thày trình bày
nguyện vọng nghề nghiệp và xin chuyển. Tôi vẫn nhớ lời Thầy : “ Nghề dạy
học rất quí, đào tạo ra nhiều học trò và người thầy sẽ giúp cháu trưởng thành “.
Đây là lần thứ hai Thày nói với tôi về nghề nghiệp nhưng ngay lúc đó tôi chưa
thực sự hiểu hết ý nghĩa sâu nặng lời của Thày . Cùng năm ấy, Thày kết thúc
nhiệm vụ tại trường để chuyển về Bộ đại học – phụ trách lưu học sinh tại Liên xô
Tôi về Bộ Cơ khí và luyện kim , nhận công tác tại Viện máy công cụ và dụng
cụ - (nay là Viện máy và dụng cụ công nghiệp –IMI ). Như tên gọi, nó tập trung
nghiên cứu, thiết kế máy công cụ - “ Máy Cái – máy đẻ ra máy “. Viện có
nghành chuyên môn không khác trường Cơ điện : phòng Chế tạo máy và Điện
tổng hợp ( sau là phòng là điện và thủy khí ) . Những năm đầu 80, Viện khơi
dậy nhiệt huyết các kỹ sư trẻ phát triển nghành chế tạo máy . Mở đầu với buổi
hội thảo “ Phát triển nghành chế tạo máy “, diễn giả là TS. Lâm Quang Huy-
trưởng phòng Máy gia công có phoi. TS. HUY nói về tâm huyết phát triển
nghành chế tạo máy của đất nước có kể :
“ Thời đó kỹ sư tốt nghiệp nghành CTM rất hiếm . Tôi và Anh Phú được đào
tạo chế tạo máy ở nước ngoài, chúng tôi có tâm sự với nhau gắng xây dựng
phát triển nghành chế tạo máy nước nhà “ . Kết thúc hội thảo, tôi đã hỏi và xác
định chính là thày Đỗ Hữu Phú – hiệu trưởng trường đại học tại Bắc thái.
Lúc rảnh, tôi có hỏi thêm TS. HUY chuyện về thày Phú. Anh Huy kể :
“ Kỹ sư nghành chế tạo máy ở Bungari về khi ấy có Tôi và anh Phú. Tôi có
rủ anh.Phú cùng làm thiết kế - chế tạo máy tại bộ công nghiệp nặng. Anh Phú
nói với Tôi “ Nghành của ta giờ cần thêm người, tôi muốn làm công tác đào tạo
để tạo thêm nhiều KS chế tạo máy “ . Anh Phú về bộ đại học rồi lên giảng dạy
tại Bắc thái. Tôi về bộ công nghiệp nặng. Nhiều năm, chúng tôi không gặp nhau
nhưng vẫn gắng sức để phát triển nghành trên từng cương vị công tác” .

Tâm sự của TS. Huy cùng với chuyện của tôi với Thày từ trước khiến tôi hiểu ra
tâm nguyện của Thày : Đào tạo ra nhiều các KS Chế tạo máy, tạo ra nhiều máy
cho sản xuất. Có phải từ “ Tâm Nguyện “ ấy với định hướng “ then chốt “ cho
công nghiệp nặng mà Thày quyết tâm lập trường ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN và CƠ
ĐIỆN ưu tiên với nghành Chế tạo máy. Thày mang hết tâm huyết và nặng lòng
xây dựng trường từ trứng nước trong những năm chiến tranh gian khổ, vượt qua
mọi khó khăn để tạo một vườn ươm các kỹ sư CƠ ĐIỆN. Giờ em đã hiểu được ý
nguyện của Thày, muốn em học và trở thành kỹ sư chế tạo máy, là học trò và
người tiếp nối công việc mà Thày đang làm, có thêm một chiến binh trong đội
ngũ mà Thày đang gây dựng.
Ý nguyện của Thày là vậy nhưng Thày tôn trọng định hướng nghề nghiệp của
học trò khi đồng ý không giữ em ở lại dạỵ. Là người quyết định nhưng Thày
yêu cầu phải có ý kiến của thày Thơm- trưởng khoa điện. trước khi cho chuyển.
Cho đến giờ, sau nhiều năm công tác em càng thấu hiểu : Thày cho em chọn
nghề yêu thích để có cơ hội cống hiến hết mình cho nghề. Thày đã tạo lập một
vườn ươm nhưng vẫn để tâm chăm sóc từng cây tạo điều kiện để phát triển.
Thưa Thày, “ tâm nguyện” của Thày đã thành hiện thực : từ thủa ban đầu là
ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN với 2 nghành nay trở thành TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ
THUẬT CÔNG NGHIỆP – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN với 28 chuyên nghành
đào tạo đại học và hàng vạn các kỹ sư ra trường đang góp trí – lực dựng xây ở
mọi nghành công nghiệp và trên tất cả vùng miền của tổ quốc . Từ vườn ươm CƠ
ĐIỆN các cây giống được trồng đã bám rễ bền chặt, - phát triển, đơm hoa kết trái
. Từ dẫn dắt của Thày hiệu trưởng cùng các cộng sự, trường Đại học kỹ thuật
công nghiệp bề thế đã khẳng định được giá trị , đội ngũ trùng điệp của các kỹ sư
tiếp nối thương hiệu CƠ ĐIỆN vẫn đang ngày càng lớn mạnh không ngừng. Và
những học trò không phụ công đạo tạo của Thày – Cô đang làm rạng danh mái
trường mà Thày hiệu trưởng ĐỖ HỮU PHÚ đã tạo lập - ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN.
Mùa khai trường 9/2020
CSV K9IA - Đại Học Cơ Điện --- Nguyễn Hữu Luân
* Thày ĐỖ HỮU PHÚ nguyên Hiệu trưởng ĐH Cơ Điện, 1966-1978

* Tiến sỹ LÂM QUANG HUY nguyên Viện trưởng Viện máy công cụ và dụng cụ
nay là Viện máy và dụng cụ công nghiệp –IMI , 1985- 2001.
Cùng tốt nghiệp KS Chế tạo máy – ĐH Xophia, Bungari.


Ảnh 1 : Kỷ niệm 30 năm tốt nghiệp K9- ĐHCĐ , 2008 tại Hà nội

 

Ảnh 2 : Kỷ niệm tốt nghiệp K9I , 9/1978 tại nhà A4 Đại học Cơ điện



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]