17 thẩm phán quyết định số phận của Hồ Duy Hải
Hôm nay rất có thể sẽ là một ngày lịch sử.
Hôm nay dự kiến sẽ là ngày Hội đồng Thẩm phán (Tòa án Nhân dân Tối cao) quyết định sinh mệnh của công dân Hồ Duy Hải – người chắc chắn đã đi vào lịch sử tư pháp Việt Nam với tư cách là nạn nhân của hàng loạt sai phạm tố tụng đặc biệt nghiêm trọng trong một vụ án kéo dài đã hơn 12 năm.
Tồn tại khả năng Hồ Duy Hải – người đã bị kết án tử hình – không liên quan gì đến vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra ở Bưu điện Cầu Voi (Long An) vào năm 2008, nơi hai nữ nhân viên của bưu điện này bị giết.
Hội đồng Thẩm phán là cấp xét xử cao nhất. Nếu tòa giữ nguyên bản án phúc thẩm, Hồ Duy Hải gần như sẽ cầm chắc cái chết. Khi đó, chỉ có chính Hội đồng Thẩm phán mở phiên tòa khác xem xét lại hoặc Chủ tịch nước can thiệp thì mới cứu được mạng sống của anh. Nếu tòa quyết định hủy án cho điều tra lại, cửa sống và được minh oan của Hải sẽ rộng thênh thang.
Giờ phán quyết đã đến. Dù kết quả sau cùng là gì, 17 thành viên của Hội đồng Thẩm phán cũng sẽ mãi mãi lưu danh trong sử sách cùng với cái tên Hồ Duy Hải.
Nếu ở các nước phát triển, công chúng khá quen thuộc với các thẩm phán tòa tối cao và lá phiếu của từng thẩm phán trong mỗi vụ án cũng thường được công khai thì công chúng Việt Nam ít biết đến các thành viên của Hội đồng Thẩm phán cũng như lá phiếu của họ. Luật Khoa đăng tải thông tin ngắn gọn của toàn bộ 17 thẩm phán, được chụp từ website của Tòa án Nhân dân Tối cao, để độc giả nắm được.
Các vị này về mặt địa vị xã hội thì đều là những người được đào tạo, được học hành rất cao, được coi là những người có tài và được giao trọng trách để phân xử mọi chuyện đúng - sai, ngay - gian trong phạm vi của cả nước.
Trả lờiXóaẤy vậy mà trong cái vụ Hồ duy Hải này thì dư luận người dân đa phần thất vọng, có người còn phản ứng gay gắt nữa.
Vì sao vậy? Vì các vị chỉ biết phán và xử theo cái hồ sơ người ta lập ra, mà không có sự phán và xét. Người cầm cân công lý có đức có tài thì phải biết phán - xét chứ không phải chỉ biết phán - xử.
Hồ sơ mô tả quá trình phạm tội và điều tra của vụ này có nhiều cái không rõ ràng hoặc bị coi là vô lý nữa, gây nhiều nghi ngờ và hoang mang cho người dân.
Chỉ cần một ví dụ một việc thế này :
Động cơ giết người dã man của Hải là gì ?
1- Giết người để cướp của ?
- Anh ta đã có tiền án về tội này chưa ?
- Anh ta có bức bách đến mức phải giết người dã man để cướp một vài triệu bạc hay không. Nếu dám giết người để cướp tiền thì sao không đến những chỗ có nhiều tiền hơn để cướp ?
- Nếu đây là hành động bột phát thì quá trình gây án sẽ khác : anh ta là một thanh niên mới lớn còn ít hiểu biết, là người bình thường trong môi trường bình thường, chưa giết người bao giờ thì khi giết người sẽ hoang mang, hoảng loạn và sẽ để lại nhiều dấu vết và các tang chứng. Sau khi giết người xong sẽ bị tâm lý và chắc chắn không qua được mắt mọi người. Đằng này anh ta lại không để lại dấu vết gì và lại cứ thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Đến kẻ giết người chuyên nghiệp cũng khó làm được như vậy ? Như thế là thế nào ?
2 - Giết người vì mâu thuẫn ?
Nếu giữa Hải và các nạn nhân có mâu thuẫn hay thù oán gì nhau thì quá trình gây án cũng khác : Hải trước khi giết người phải có sự chuẩn bị, sau khi giết người cũng phải bị tâm lý, và tất cả quá trình ấy cũng sẽ không qua được mắt mọi người. Sơ sơ là như vậy.
Ngày xưa khi người dân đến cửa quan để kêu oan thì đều thưa " xin quan nhớn đèn Trời soi xét ".
Các QUAN NHỚN bây giờ không biết có thắp ĐÈN GIỜI hay không và có soi xét hay không.
Các nhận xét rất hay nhưng chie tiếc là ẩn danh. Cũng hiểu thôi vì cả 17 vị kia to thế kia mà có ai dàm trái ý chủ tọa đâu!
Xóa