Trần Minh Hải
(tự truyện)
Thập kỷ 198x, đất nước hứng trọn khó khăn mọi nhẽ, các cái sau 2 cuộc
chiến tranh Biên giới, Bị thế giới cấm vận và tèo viện trợ của phe XHCN.
Lạm phát phi mã, Đói cái ăn thì đói văn hoá xem nghe đọc là cái sự tất
yếu. Chả dám biên rộng, đành ấn tượng vài cái và biên ra-Nhà nước phát hành mấy đợt Công trái (Tôi còn giữ kỷ niệm) quạt đứng Hoa sen nhà máy Tôi sản xuất, giá tương đương mua 1 chỉ vàng, được công bố là bảo đảm khi mua Công trái. Công đoàn vận động mọi người mua trừ vào lương lĩnh sau, những mấy đợt
-Hết chế độ Tem phiếu sang Chính sách Bù giá vào Lương, 1985 đổi tiền giá trị của 10 cũ ăn 1 mới. Các CQ, XN được phép làm Kế hoạch 3 để tự cứu mình, có muôn hình vạn trạng phương thức, cho đời sống CNV đỡ khó khăn. Các đơn vị liên quan tới điện ảnh, thì "Trăm hoa đua nở" chiếu phim Tư liệu bán vé, thu tiền. Tôi vốn là dân ngoại đạo mê phim, thấy gì thì biên nấy, đoan chắc các thế hệ 199x mọt phim sao mà biết được?
Phim Tư liệu thuở ấy được công chiếu nhỏ giọt, thuộc các phim kinh điển của Thế giới. đồng nghĩa với dòng phim TBCN lúc đó mới được công chiếu. Nó xa lạ, khác hẳn với dòng phim XHCN đã chiếu rộng rãi khắp nơi trên miền bắc 1958-198x (Ta thắng Địch thua, Tả oánh nhau dữ dội, khốc liệt. Đấu tranh giai cấp tính CM ngùn ngụt. Còn tình yêu lứa đôi cảnh hôn nhau, hở hang, được cắt xén khi duyệt nhập phim, hạn chế tối đa "cảnh mát" vân vân mây mây các cái, thế thôi)
Độ "mát" phim Việt Nam hiếm hoi lắm-tuyền ẩn dụ "Chị Tư Hậu, Ngày Lễ Thánh, Mối tình đầu...", Tôi nhớ năm 1979 phim "Từ 1 cánh rừng" cặp ĐThân, TQuý diễn cảnh buổi tối trên sân ga... khán giả đê mê thấy trường đoạn 2 đôi môi đang gần sát nhau. Phụp phát nhé, màn ảnh cận cảnh bánh xe tàu hoả choán hết màn bạc, rầm rập tiếng sắt thép nghiến, hú vía kẻ yếu tim. Năm 1984 Hãng phim TLKH TƯ ra phim truyện màu "Thị Màu" diễn viên TT Hiền khoả thân trên cánh đồng... 1987 "Bãi biển Đời người" có cảnh khoả thân của DV P.Thanh-thành phim Tư liệu chiếu hẹp ?. So với phim Mỹ, Pháp, Ăng lê, Ba lan dân ta được xem sau này thì... chả là cái đinh gì sất.
Nghe nói lan truyền hồi đó nhạc chế theo giao điệu ca khúc Tình Đất đỏ miền Đông với những câu: "Phim nước Nga toàn là tranh với đấu. Phim nước Mĩ thì toàn thấy cởi truồng. Phim nước Anh thì toàn dao với kiếm. Phim Nhật phim Tầu thì đấm đá... a tùm lum... Còn phim nước ta. Như ông già leo núi. Được báo Nhân dân khen quan điểm lập trường. Vì thế cho nên ta đem cất vào rương..." (trích bài của ĐTT).
Trào lưu xem phim Tư liệu núp bóng Phim HĐ, phim Chiêu đãi thường được chiếu ban ngày các rạp lớn-chiếu buổi tối tại các tụ điểm nhỏ, tịnh không có áp phích hoành tráng (đôi khi chỉ vài dòng trên tờ giấy màu) mà dân phe vé thính lắm, khán giả truyền tin cho nhau, giá vé được hét cao vút. Người đông ràn rạt trước các cửa rạp CB.
Những người ham đọc sách cổ điển mát mắt với các phim chuyển thể văn học : Đỏ và Đen, Thằng Gù nhà thờ Đức Bà, Jen e rơ, Đồi gió hú, Điệp viên 007, Phăng to mát, Phía tây ko có gì lạ, chuyện Viễn tây, Kinh kong...
Theo Vũ Đình Thịnh (đội CB 373) thì Viện Tư liệu Phim (523 Kim mã Ngọc khánh) có nguồn phim nghiên cứu dồi dào khủng khiếp. Ngoài chiếu ngay tại CQ, còn đã thuê các địa điểm chiếu phim Tư liệu sau
-nhà số 105 Quán Thánh của Ban dân vận TƯ (100 ghế gỗ)
-xưởng phim TLKH TƯ 465 Hoàng Hoa Thám
-trường THCS Hoàng Hoa Thám cạnh bãi CB Gai ngày xưa.
Tôi biết :
-Pha phim Ngã tư sở 19 Nguyễn Trãi bây giờ, hồi chưa làm đường đôi, chưa làm cầu vượt thì lùi sâu cách đường QL6 cũ đến trăm mét có dư. Bạn lớp 9B của Tôi làm thuyết minh tại đó, thi thoảng qua nhà lia cho cặp vé "Phim tối nay hay lắm, Mày đi xem đi", tan phim ra cột đồng hồ giữa ngã tư đó, làm bát phở gánh. Phim hay còn dư âm, Phở ngon còn dư vị...nên nhớ tận giờ
-Rạp 22 Hai Bà Trưng chuyên chiếu cho người nước ngoài, hoặc chiêu đãi khó mua được vé
-Tôi hay đạp xe đạp tới coi phim tại rạp Fansland 84 Lý Thường Kiệt biết đó là Địa chỉ đỏ cho các dân nghiền phim kinh điển, rạp nhỏ nhưng lúc nào cũng cháy vé, phim ở đấy hay lắm. Tôi đã 2 lần xem "Rạp chiếu bóng Thiên đường" đoạt giải O xca
-Năm 198x Tôi phụ vẽ cho HS Phùng Văn Thành (sau này là PGĐ xưởng của ĐHMTCN ô chợ dừa) làm phòng Truyền thống, tiện thể làm luôn trang trí rạp CB của NM Cơ khí Điện ảnh. Rạp mới xây sắp khai trương, tại phía nam đường Nguyễn Huy Tưởng, hồi đó phía bắc con đường vẫn là cánh đồng trồng lúa làng Mọc, nhìn thông thống toàn bộ phía nam làng Giàn, cách con mương đào sau này là đường Trần Duy Hưng tương lai. Rạp tận dụng hàng ghế gỗ mới sản xuất, nơi chỉnh sửa máy chiếu phim nhựa 35 mm, hệ thống ăm ly+loa vào ban ngày, ban tối chiếu phim tư liệu cho dân làng Mọc, Phùng khoang, cư dân khu Cao Xà Lá. Người nhà máy xem ké trên ban công tầng 2, sát cả 2 máy chiếu phim ba cân gỗ dạng háng. Lần đầu tiên xem phim Thuỵ điển tại đây "Ba que diêm" Tôi còn nhớ rõ. Giờ đi ngang qua, căn rạp vẫn còn cũ kỹ, toạch công năng CB từ khi nào chẳng rõ (xem tranh Tôi vẽ)
-Tôi cũng hay xem phim Tư liệu chiếu ở Trường CB Đoàn, mé trái đường Nguyễn Chí Thanh. Hồi đó lụp xụp tuyền nhà cấp 4, nơi xem phim giống y xỳ phóc phòng chiếu duyệt phim của Faphim Ngã tư sở. Nhà một tầng đầy cột gỗ chống 2 mái ngói kép phía trên cao. Có một gác xép gỗ+cầu thang gỗ leo lên nơi đặt 2 máy chiếu giá 3 chân gỗ (đội CB lưu động hay dùng). Màn ảnh thường 4:3, hay 14:9 giả phim MAR đóng đinh tường hậu. Hồi đó khán giả dễ tính lắm, miễn là mua được vé, để được xem bản phim đầy đủ (không bị cắt các trường đoạn "mát mẻ" và các cảnh khốc liệt-kinh dị-kinh hoàng...và các chủ đề phim "nhạy cảm" phổ biến trong phạm vi hẹp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]