K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

11 tháng 10, 2019

TÀU ĐIỆN

Trần Minh Hải

( tự truyện)
Những người đã từng đi Tàu điện tại Hà nội ta, giờ cũng phải U40 trở ra. Thời chưa xa đâu, Ai có việc cần đi tàu hoả từ ga Hàng cỏ đi muôn nơi+Bà con ngoại tỉnh lên Thủ đô (mà đã quá giang xuống các bến xe ô tô Kim liên, Hà đông, Bến Nứa, Kim mã, Lương yên...) Thể nào cũng trung chuyển bằng Tàu điện. Cuối tuần xin biên chuyện cũ
Thuở xe đạp tại Hà nội và các tỉnh miền bắc là của hiếm, có giấy chứng nhận và biển số do Công an cấp (1960-1970). Thì đối với nhân dân nội ngoại thành thì Tầu điện là văn minh, dân dã cho người trí thức, học sinh, sinh viên, bà nội trợ, công nhân viên chức nghèo...vé 5 xu 1 hào giao thông thuận tiện, tiện đi lại bớt phần cuốc bộ
Hồi đó, Tôi biết Tàu điện có 4 tuyến chính, mình đã đi nhiều năm, nhiều lượt, mài mòn đít quần và nhắm mắt cũng hình dung ra các điểm đỗ, các chỗ tránh tàu. Mấy chục năm đi tàu điện đâm nhớ rành rành :
1/ Chợ Mơ-Bạch Mai-Ô Cầu Dền-Phố Huế-Hàng Bài-Bờ Hồ-Hàng Đào-Chợ Đồng Xuân-Quán Thánh-Thụy Khuê-Bưởi (Bờ hồ Mơ 3,5 km-Bờ hồ Bưởi 5,4 km)
2/ Bờ Hồ-Hàng Bông-Cửa Nam-Kim Mã-Ô Cầu Giấy (dài 6 km) .
3/ Bờ Hồ-Hàng Bông-Hàng Bột (Tôn Đức Thắng)-Ô Chợ Dừa-Gò Đống Đa-Ngã tư sở-Cầu mới-Hà Đông (dài 11 km) .
4/ Yên Phụ-Hàng Than-Hàng Cót-Bát đàn-Phùng Hưng-Cửa Nam-Ga Hàng Cỏ-Công viên Thống nhất-Bệnh viện Bạch Mai-Vọng (dài 5,8 km) .
Tàu điện đi chậm như rùa bò, nhưng có nhiều đoạn chạy nhanh lắm, gió lùa mát rượi :
-Bờ hồ Cầu giấy từ Ngọc khánh (khu ba toa mổ lợn) đến cổng đền Voi phục một bên đường, một bên là ruộng lúa
-Bờ hồ Hà đông từ ĐH Tổng hợp đến bến xe ô tô Hà đông cũ. Từ làng Giàn (Trần Duy Hưng nay) Tôi nhìn qua cánh đồng Bãi-Mọc-Phùng khoang thấy tàu điện phi như tàu hoả
-Yên phụ Vọng từ bến xe ô tô Kim lên cũ tới trước cổng BV Bạch mai
Xuất phát từ Từ bờ hồ thẳng hàng bông là đôi tàu BH-HĐ, BH-CG, chập ở qua ngã 3 Phùng hưng+Hàng bông sẽ có tàu Yên phụ-Vọng, tàu này đến vườn hoa cửa nam vòng sang trái sẽ qua ga hàng cỏ, rồi đi thẳng một đoạn song song đường sắt đến bạch mai. Cũng tại vườn hoa cửa nam đi thẳng-tới văn miếu vòng trái, rồi đi thẳng qua khu cao xà lá đi thẳng Ngã tư sở-Cầu mới đến Hà đông. Cũng tại khu Văn miếu không vòng trái (về hướng hà đông) mà đi thẳng sẽ tới Cầu giấy
Chuyến tàu điện đầu tiên Bờ Hồ-Thụy Khuê ngày 13/9/1900. Ga để trung chuyển Bờ Hồ, ga tập kết Thuỵ khuê. Từ cuối năm 1989 đến đầu năm 1990 đường ray tàu điện bị dỡ bỏ và từ tàu điện bánh sắt chuyển sang bánh hơi ,được vài năm sau đó xe điện bánh hơi không còn tồn tại nữa .
Biết bao kỷ niệm gắn liền với việc đi tàu điện để ra Bờ hồ (thiếu nhi đi ăn kem que-xem phim rạp Hoà bình-xem BHTH-hội gò Đống đa...), ra ga Hàng cỏ (thanh niên-thời sinh viên đi tiếp tàu hoả lên trường Đại học Cơ điện-thời đi bộ đội về đơn vị Tăng thiết giáp). Những phút chờ tránh tàu điện dài dằng dặc (cửa nam, hàng bột, gò đống đa về Ngã tư sở-cửa nam, nguyễn thái học, ngọc khánh về Cầu giấy). Những mảnh đời lèn như nêm cối gặp nhau trên toa chạy rung lắc, ồn ã tiếng người, tiếng rao hàng rong đều đều, tiếng hát xẩm buồn bã thêm đoạn nhị cò cưa não nuột. Xen lẫn tiếng leng keng cả tiếng chân đập của bác tài xuống sàn gỗ (khi ta ở gần) lúc tàu qua chỗ đông người, ánh hồ quang xanh lẹt phát ra từ cần vẹt và dây điện cong như võng, mưa hắt qua cửa chớp sẻ rãnh, các cửa sổ này kêu lọc xọc khe gỗ thành toa tàu khi giời không mưa rét. Những quang gánh, những bao tải đồ lổn nhổn đầu toa, có khi móc đít toa cuối, người lao động lam lũ đứng ngồi chung người quần áo là lượt. Rau hoa củ quả từ ngoại thành chuyển vào nội thành nhờ các chuyến tàu điện này. Người bán vé già ít nói-tay cầm cuốn da sờn bóng có dãy vé 5 xu, 1 hào, len lỏi đập vai người chưa mua vé (phải chăng đó là xuất xứ câu "Lừ lừ tàu điện"?),Có nhiều người ngậm vé trên mồm, Dúi dụi ngả nghiêng khi tàu phanh gấp. Lũ trẻ trên phố nhảy tàu kiểu lá vàng rơi-nom điệu nghệ lắm. Rồi là tiếng hét hốt hoảng của người bị trộm móc mất ví... các từ "Xẩm tàu điện", "Lừ lừ tàu điện" đã lùi xa trong thành ngữ và cuộc sống đương đại.
Những hình ảnh âm thanh hỗn độn ấy vẫn còn đọng lại trong ký ức, văng vẳng bên tai...Cả một thời niên thiếu và tuổi trẻ của Tôi. Kỷ niệm riêng trong lòng Tôi (1960-1980) đã gắn bó với các chuyến "quá giang Tàu điện"

(ảnh sưu tầm trên mạng)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]