K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

10 tháng 9, 2019

ĐỜi CÓ "NHIỀU" BỮA TƯƠI ?

Trần Minh Hải, tự truyện
Sáng nay óc Cụ bật ra câu này nhá, há há gõ phím viết dăm câu vài điều vấn đề nhớn nhao này cái.
Ơ hơ trùng ngày thành lập Binh chủng Tăng Thiết giáp-mà Mình là Lính tráng mấy năm. Nguyên uỷ ngày 5/10 là như thế này
Ngày 2/9/1959, Thiếu tướng Trần Văn Quang, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng ra Nghị định số 449/NĐ, quyết định thành lập trung đoàn xe tăng đầu tiên mang phiên hiệu 202. Tuy nhiên, mãi 3 ngày sau, ngày 5/10/1959 Bộ Quốc phòng mới ký quyết định thành lập 1đơn vị thiết giáp cấp trung đoàn trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh, lấy phiên hiệu là Trung đoàn 202, mang mật danh H02 Ngày 5 tháng 10 về sau trở thành ngày truyền thống của Binh chủng Tăng Thiết giáp Quân đội nhân dân Việt Nam.
Hồi ấy Lính chỉ biết 5/10/1959 là ngày thành lập BC, Cụ Tĩnh E trưởng 207 là 1 trong số 202 LXT đầu tiên của Việt Nam ta. Sẽ được nghỉ và có bữa ăn tươi, các đơn vị đều chọc tiết các chú éc tăng gia
Cũng phải nhớ lại những bữa ăn tươi định kỳ-đóng đinh trong cuộc đời chìm nổi của Cụ tý nhể, nhớ phết, vì có câu "Miếng ngon nhớ lâu..." nhất là ơr thời loạn lạc binh đao, miền bắc dồn sức người sức của vào giải phóng miền nam 1960-1975, rồi nị cấm vận, 2 cuộc chiến tranh biên giới 1979-1988 lâu dài thời bao cấp. Mình là Thảo dân có chi mô mừ kể chuyện nhớn nhao, chuyện uýnh nhau, chuyện tình yêu, chuyện Yếu nhân, mí lại thời cuộc...Thôi thời kể ra miếng ngon bỏ vào mồm (trong các ngày lễ tết) chứ ngày thường cơm độn ngô khoai sắn, đói triền miên
Hế hế !
Cười ra nước mắt khi kể ra những "bữa ăn tươi", giật mình với số liệuu thống kê thực lòng. Chả cứ riêng ta mà toàn dân đều thế từ "Chào 61 đỉnh cao muôn trượng-Thơ Tố Hữu" cho đến Thời kỳ đổi mới. Lũ cháu con sẽ nửa tin nửa ngờ
Chậc, hồi chim bằng quả ớt và đói khát triền miên, ở làng chỉ mong sao cho sớm đến các ngày (nhớ là lịch xem ngày âm lịch) để mà có bữa ăn ngon và cơm không độn !
-12/2 Có bánh trôi bánh chay, chè kho nhân hội Đình thờ Thành hoàng làng (ko 3/3 như các nơi khác) Bà nội ăn cỗ ở Đình về, chia lộc nắm xôi kèm miếng thịt lợn mỡ-ăn ngọt thỉu. Nhà nghèo cũng phải thịt con gà, có bát miến măng cùng đĩa xôi cúng
-5/5 Giết sâu bọ, Trẻ mỏ bận nhuộm đỏ móng chân móng tay và sáng sớm mở mắt ra được sơi bát con rượu nếp Mẹ ủ trước đó+mâm cỗ cúng thịt gà và thịt lợn, say say là. Sẽ được Ghê răng vài bữa vì Mận, Sấu, Ổi...chén đẫy diều, sau khi Mẹ hoá vàng bưng mâm xuống
-15/7 Xá tội vong nhân, ra chùa lễ mong được sơi oản đường bọc giấy bóng kính đỏ chót của nhà chùa ngọt thỉu, nhà sẽ có cỗ thịt con gà nhà. Bỏng, kẹo bột, bánh đúc, cháo hoa, khoai lang, khoai sọ luộc cúng Cô hồn, hết tuần hương chí choé bưng mâm mang ra sơi no căng rốn
-15/8 Trung thu có bánh nếp của nhà làm (Vất vả làm mà vui : chặt rọc lá chuối, cong đít xay bột nước, giã đậu xanh làm nhân, đun bánh và xí phần tự gói bánh con riêng mình). Rón rén giơ 2 tay đón 2 miếng bánh nướng bánh dẻo hình tam giác (nhỏ bằng 1/8 chiếc bánh) tý hin nuốt trôi gọn ghẽ mà thòm thèm còn dư. Đợi tối rước đèn ông sao rồi phá cỗ Trung thu miếng bưởi, khúc mía, tấm bánh xốp ngọt, kẹo bột, kẹo vừng vân vân mây mây
-Từ tháng 8 đến tháng 10 vào mùa cưới, được đi ăn cỗ cưới của Họ hàng, hàng xóm. Bở hơi tai đi mượn bàn ghế, mâm bát cho Gia chủ. Ngon cái hôm dựng rạp : Cháo lòng tiết canh thì "Thôi rồi Lượm ơi"
-10/10 Cơm mới, được sơi xôi đồ gạo đồ (Thóc nếp ngắt ngọn, về lấy bát tỉa hạt, thóc đc luộc chín và đem phơi cho khô nỏ, sau rồi đem xay giã sàng sảy, rồi là bắc chõ đồ xôi cúng, lâu rồi mà vẫn nhớ cái hương vị đặc biệt của loại xôi này : Cứng mà không dẻo, có nhai càng kỹ càng thấy đủ mùi vị ngọt bùi). Hôm trước ra đồng bãi Vò gạo tỷ mẩn nhổ rau khúc mọc mặt ruộng, mang về làm thứ bánh khúc (nhân đậu+rau nhiều hơn miếng thịt lợn bé xíu) và tý thịt thà Mẹ mua ngoài chợ. Nhớ mừng cơm mới HTX tát ao chia cá cho xã viên, chen nhau "hôi cá" vui lắm, Nồi cá kho dạy mùi tương "tốn cơm" lắmnnhas
-29/12 Chung thịt lợn đội SX, được Bố chia cho miếng tiết canh, chan canh nước suýt (nước luộc bộ lòng và cái thủ lợn khi đội SX đã chia thịt cho các nhà xong xuôi), vài miếng nem trạo Bố làm (Mấy lạng sống gáy lợn viwaf thịt được thái con chỉ ngay để làm trạo-đặc sản làng Giàn, được bóp với gạo rang cháy xay thành bột, với nước cốt quả chanh và tý muối, lát ớt chín đỏ ủ chừng 20-30 phút là có thể nhắm với rượu làng Giàn tuyệt kỷ+nắm lá sung non) chan canh nước suýt ngòn ngọt nhớ tới tận giờ
-30/12 và 123 ngày Tết Nguyên đán
(Thêm ngày giỗ cụ kỵ ông bà, cỗ cưới cỗ đám ma 12 nhóc tỳ 1 mâm bằng mẹt có người nhớn chia phần thức ăn). Có bánh chưng xanh, mẹt chè kho, ít bánh quy xốp, tý mứt kẹo và cỗ mấy ngày liền có thịt, có bóng bì, luôn luôn no bụng
Lịch này ngang lịch Vạn niên có phỏng ?
Kể sang các bữa liên hoan, tính theo ngày dương thì Nhà cháu sẽ có :
-5/10 Thời lính Tàu bò, cỗ Liên hoan Lính xong diện Quân phục mới lang thang ra thị xã sơi kem que và si rô đỏ
-Thời Sinh viên K6 Cơ điện 1970 (cùng thời K15 Bách khoa),K10 mong đợi ngày 6/12 Kỷ niệm ngày thành lập ĐH Cơ điện, nhà trường cho sơi thịt mỡ ngập chân tăng mí lỵ kèm tối phim
-Thời lính Bộ binh : rôm rả họp HĐ Quân nhân trước đó để đúng 22/12 ăn cỗ xong là đc nghỉ ngơi chả phải tập tành học tập. Gác đêm thì quanh năm, cơ mà chén tươi thì chỉ có thế thôi.
Cả cuộc đời đói khỏ bỏ mịa ra mí lỵ thèm mọi nhẽ...đếm ngam ngám cái các "bữa ăn tươi" trong cuộc đời thiếu nhi đến trung niên, biên phát.
Giờ già măm rót triền miên đâm ngán ?!
Hết chuyện !
(05/10/2018)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]