K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

25 tháng 5, 2019

NGÀY XƯA TÔI ĐI HỌC (P2)

Trần Minh HảI K6i


Vào cấp 2, nhớ là cấp 2 thang điểm 5, mỗi thầy Cô dạy 1 môn, bắt đầu học chữ Trung văn (Cô Thanh mặt mũi và quần áo như người Hoa), học nhạc, họa (Thầy Luân già vào lớp cẩn thận treo áo mưa, đặt ba toong nhồi tẩu thuốc rồi mới giảng. Nhơ điệp khúc “Vô hình chung các Trò nghịch quá “. Thầy Duệ nhà ga Hàng Cỏ bọc đùm gạo về nhà tôi nấu ăn trưa… Và HS bắt buộc phải đi guốc dép khi vào lớp. Trước giờ học từng tốp phải truy bài ê a, ầm ào như vỡ chợ…Sẽ đc Thầy kiểm tra bằng cách gọi một tên trong nhóm lên kiểm tra, nếu đen thì cả nhóm trình diện trước lớp, mặt ú gằm,
Một tên trong nhóm nói chuyện trong lớp-cả nhóm bị đuổi ra hè chán chê mới được vào…Giờ ra chơi Nam thịnh hành món Xỉa tay, Nữ muôn thuở chát chuyền và nhảy dây, trồng nụ trồng hoa…Tất cả theo hiệu lênh trống cái thì thùng. Hết giờ ra chơi, trống oánh, HS tứ phía đổ dồn về sân trường, nhộn nhạo như bày ong vỡ tổ, vài phút sau các lớp đã vào vị trí, giãn cách cự ly. Thầy Chính già vân vê ria mép hất hàm cho 3 tên đội trống đập dùi-cả trường đồng tập thể dục-vui õ. Nhớ thầy Minh Hàng Bè giảng tiết nông nghiệp bẩu "Ngô bổ hơn Gạo" (vì cả làng tuyền ăn độn ngô khoai sắn, rong riềng-đói vàng mắt)
Lại nhớ HS cả trường : Mở to mắt ngạc nhiên khi xem Triển lãm CTN Liên xô, máy cày, máy bay trực thăng, các loại máy móc thật thần thân, các ảnh phong cảnh và nghệ thuật, xem các đoạn phim nông trang táo lê trĩu nặng…(Nên nhớ đó là cuối năm 1964, nội thành tính từ Ngã tư sở hắt về phía đông-và làng Giàn tới 1977 mới có điện nhá). Rồi ra bọc chăn làm ba lô, gài lá ngụy trang, tay cầm gậy hành quân từ làng Giàn ra triển lãm Vân hồ xem triển lãm 10 năm giải phóng Thủ đô, ra sân Hàng Đẫy xem sa bàn Điện biên phủ trải khắp sân bóng đá năm 1964: đèn đỏ điện lập lòe, xe tăng kéo dây chạy dần dật, khói và loa nén vang tiếng đạn bom chói tai. Cả lớp cuốc bộ 2,5 km ra Ngã tư sở leo tàu điện đi Bờ hồ tham quan 2 viện bảo tàng Lịch sử và Cách mạng, thè lưỡi mút kem que, rón rén bưng đĩa nhôm nhỏ tý Nộm thịt bò khô-mà tiếng kéo của chú ba tàu ròn tan…Ra trường Tư pháp nghe nhà báo Bút thép kể về Nguyễn Ngọc Ký rèn luyện viết và làm mọi việc bằng hai chân (thử hỏi ai còn nhớ, riêng tôi đã gặp bạn ấy khi đi nghỉ mát trại hè cơ quan bố ở Sầm sơn, (sờ tay liệt lạnh như ma) mất quyển truyện bạn Ký ký tên
Hồi ấy thế là kinh-ấn tượng còn tới tận giờ ! "Thời trang học trò" thời kỳ đó là : Mũ lá guốc mộc, quần áo nâu non buộc dải rút, túi vải chứa vở viết và sách giáo khoa, tay xách lọ mực làm bằng lọ penecinin có vặn dây thép…trang phục trò thời ấy, có khác là bộ cánh đó cũ hay mới, ít hay nhiều miếng vá mà thôi, khoác áo tơi lá khi trời có mưa. Nhiều đứa bé nhỏ đi qua Chùa trong gió bão về ngã dúi dụi, có cảm giác dễ bay người.
Thi thoảng trường nổi trống ngũ liên báo động thử, cả trường túa ra như đàn vịt chạy khắp sân, tan báo động bụi đất phủ từ dầu tới chân. (Vì nắp hầm gác cành phi lao, đất đắp dày 20cm, tránh mảnh đạn cao xạ pháo mà thôi)
Phấn đấu vào đội Thiêu niên là phải qua lớp học cứu thương, băng bó tải cáng. Tôi phải vay mãi mới sắm đc khăn quàng đỏ và huy hiệu giá 7hào !!!
-Sang lớp 6B 1965-1966 đc học tại trường mới xây ven đê bao quanh làng, đối diện trại chăn nuôi lợn của HTX, Trường mới toe, mọi thứ dồn dập tới. Nhờ có HS sơ tán về, nằn nì mượn bọn nó để giờ ra chơi tập đi xe đạp, chứ nhà mình có đâu ra. Xe đạp thơfi ấy là của hiếm, toàn dân đi bộ, ra phô bằng tàu điện, Tối khuya tiếng loa ở ga Hàng cỏ vọng về rõ ráng "quý khách đi tàu chú ý..." (Khỉ thế, ngày xưa ơi) Rồi là chu trình : Giao khoán 2 trò đào 1 tăng xê không cần nắp>sau sửa thành hầm có nắp mới>đào giao thông hào nối các hầm với nhau>các lớp gánh xỉ lò gạch ở cuối làng vể đổ sân trường, gánh gạch về cho thợ xây hầm như bể nước ăn. Tối phải đi ngủ canh trường mới luân phiên, đồng không mông quạnh không dám đi tè xa...
Lao động là liên miên : Đắp ụ đất quanh 3 tường lớp để tránh bom bi. Học bện mũ rơm tránh mảnh đạn rơi đầu khi đi đường, Học cứu thương băng bó… Hàng ngày tát nước hầm và giao thông hào còn bắt được lươn, chạch, cá trê trong tiểu vỡ, ngửa mặt xem máy bay bà già cánh kép, Mig 17, 19 của ta tập trên bầu giời. có lúc bay rất thấp.
-Đầu năm lớp 7 chiến sự ác liệt. Còi báo động trung quy mô hú liên tục, lát sau là tiếng máy bay Mỹ ngày càng to dần-xen lẫn tiếng nổ của các loại pháo Cót Mọc, Phùng khoang... tiếng bom rền rung đất..ám ảnh cho tới tận giờ, dù đã qua nửa thế kỷ
Kho xăng Đức giang trúng bom Mỹ cháy mấy ngày, đêm xem phim ở trường Miếu ven sông Tô lịch, lủa cháy xăng bùng lên trời sáng như bình minh. Khi Mỹ ném bom khu Cao-Xà-Lá, cả bọn ở giao thông hào xem khói nổ quanh máy bay Mỹ bổ nhào cắt bom, Nhảy vọt lên mặt đất hò reo khi thấy máy bay cháy…Thầy Cô mặt tái mét nói không được, phải cầm roi quất lùa Trò xuống hầm. HS cầm que đi gắp truyền đơn xin ăn của phi công Mỹ+tiền giả+giấy kim loại chống nhiễu rơi đầy các cánh đồng bãi đủ xung quanh làng ta, tối học nhóm và ngủ canh trường. Những năm đó Đoàn trường hoạt động rất sôi nổi, Hành quân đốt lửa trại diễn Lý tử Trọng đến Nguyễn văn Trỗi, phát động căm thù. Học tập Kiều Anh, Kiều Trang dịch vọng nổi trên báo TNTP. Tôi cùng thi giỏi Văn huyện TL cùng phòng thi với 2 chị em họ, trong lán nửa nổi nửa chìm giữa sân trường Dịch vọng. Đoàn văn công PK-KQ về sơ tán 2 lần, xóm làng vui hẳn ra, nhiều diễn viên nhạc sỹ của đoàn sau này trở nên nổi tiếng. Cuối năm học lớp 7B, HS ở làng đi bắt cua, mang nồi to và củi tới, HS sơ tán góp mắm thịt, đạp xe đi đổi bún liên hoan ngay tại sân trường. Làng đầy Bộ đội trẻ con khoái vì đc xem phim nhiều, có sách báo để đọc, có đài bán dẫn để nghe tin chiến sự, ca nhạc và Sân khấu truyền thanh. Mượn xe đạp đi đổi bột mỳ gia công và đi đó đi đây …Hồi ấy bố mẹ chỉ lo toan chuyện áo cơm, còn học hành là phụ, thành thử chuyện HS học 2,3 năm 1 lớp là chuyện thường. Thế nên sau này chúng tôi luôn là đồng môn-nhưng không đồng tuế. Bắt cua đóng xóc 3 hào, ba hào rưỡi 10 con cua-cuốc bộ ra Ngã tư sở, Cầu giấy bán lấy tiền, dùng xem phim bãi Khương thượng, Cầu giấy. Hay đi tàu điện ra Bờ hồ chỉ để ăn kem que dồi về. Nhiều đứa bắt cua cá giỏi, kiếm ra tiền đóng học phí như Huê, Huề, Huệ...Hầu như trẻ con ở làng chúi mũi vào sát tăm, giở tăm phơi sân nhà, cưa nứa. Con gái kéo te, con trai tôm cua cá, chăn trâu cắt cỏ, hót phân trâu bò ở ngoài đồng đen trũi người. Vào vụ thu hoạch lúa thì phụ bố mẹ đủ thứ : phơi thóc, cắt rơm rạ, quạt sảy thóc bằng quạt vuông phành phạch, è cổ gánh phân gio, nhổ mạ bùn dây đầy mặt mũi quần áo..Cơ cực luôn tay luôn chân lao động đồng áng khi chính vụ-trẻ con hiện nay không thể hình dung ra nổi. Chiều nhảy ùm ùm hố đê, ao phe, ao các cụ (nay mấy chục ao to nhỏ trong làng không còn nữa) Lá sấu non, quả duối dại, khoai lang, ngô non, ổi xanh, sấu non, khế chua, mít non, đòng đòng lúa bới trộm nuốt tất vì đói triền miên. Nhà nhà chia bát cơm theo độ tuổi trong gia đình. Cơm cà chan canh nước lã mà bụng dạ chả làm sao chứ lỵ.
Tối ê a học nhóm ngáp ngắn ngáp dài, tan học nhóm tỉnh như sáo chơi đánh trận giả, lần mò trộm quả vườn người ăn cho đỡ đói. Tôi là HS đạt A1 có nhiệm vụ kèm 2 bạn học yếu, thi tốt nghiệp cấp2 tại đền cạnh giếng Chùa, nhớ rõ đề toán giair phương trình hà nội, hải phòng bắn rơi X,Y máy bay mỹ.
Rỗi rãi viết dăm câu ba điều về cái sự học thập niên 1960-1967 của lũ trẻ trâu chúng tôi-giờ đã U70 cả lượt
Phụ chú :
BẠN CẤP 2 TRUNG HOÀ (9/1965-5/1967)
-2a (Cùng thôn) Viết (Vấn), Chải (Đắc), Long (Nghị), Cường (Trực), Thịnh (Hội), Mạch (Cốc), Vây (Thắng), Vượng (Kho), Thiện (Lương), Vừa (Cừa), Tráng (Trác), Thanh (Bình), Thực (Tít), Phận (Phần), Quế (Mùi) Hải (Thiết), Đồng (Nghị), Điển (Tý), Chung (Tỉnh),Vây (Thắng) Bao (Bều) Phận (Phần) cùng học 7b
-2b (Sơ tán) Trung, Khôi, Cơ, Hữ, Là, Hà, Lâm, Lộc, Quang-cùng học 7b, Đoan, Liên 7c
-2c (thôn Thượng) Tiện, Phương, Nhị, Bình, Hiền, Liêm, Ngoạn, Hoạt, Tâm, Nguyên, Đẩu-cùng học 7a
-2d (láng) Ân, Quý, Khải, Vĩnh, Xương, Hiển, Gái, Hà, Nhỡ-cùng học cấp 2 trường Miếu
GIÁO VIÊN
-Toán Thầy Minh
-Văn thầy Tiệp, thầy Thuỵ
-Lijch sử cô Mỹ, cô Khanh,
-Địa lý cô Minh, cô Thái
-Sinh vật cô Hằng, thầy Duệ
-Hoá Lý cô Bản, cô Hằng
-Hoạ thầy Luân
-Trung văn cô Thanh
-Chính trị thầy Hậu
-Thể dục thầy Tiến
(30/6/2017)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]