K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

24 tháng 5, 2019

KỂ NỐT CHIỆN TÀU HOẢ

Lử Giàng A
4 giờ

Đã định Ko biên gì nữa về ĐSVN, nhưng nhỏ bạn nguyên là CB ngành ĐS, lại khá xuynh, lại từng nhiều lần tạo đk cho mình trốn vé thời sv xa vắng, dù đã hưu nhưng nàng vẫn còn rất nhiều tâm tư, đọc mấy cái tút “nhăng cuội” của mình, nàng có ý hơi trách móc và giận dỗi, nhẽ vậy lên thôi thì đành để cho nàng ghét luôn cho bõ vậy...

ĐSVN được người Pháp đầu tư XD ở xứ ta từ khá sớm, mục đích theo cách nói của ta là để khai thác thuộc địa, còn theo cách nói của địch thì là để khai sáng văn minh (đek biết ai đúng), sớm nhất là tuyến Sài gòn - Mỹ tho (1885), rồi đến Hà nội - Hải phòng, Hà nội - Lạng sơn (đều 1902), Hà nội - Lào cái (1906), tuyến Hà nội - Sài gòn thì làm mất 37 năm, theo kiểu cuốn chiếu từ 2 đầu, đến năm 1936 thì hoàn thành, đặc biệt là tuyến Tháp chàm - Đà lạt cũng phải làm đến 28 năm mới khánh thành, như vậy là sau thời thuộc pháp, ta chỉ làm thêm được tuyến ĐS Hà nội - Thái nguyên và tuyến Thái nguyên - Kép - Đông triều - Hạ long, còn cái dự án đình đám Yên viên - Cái lân thì đến nay sau 12 năm triển khai đã ngốn hơn 4 ngàn tỷ, tuyến ĐS này giờ nằm phơi mưa phơi nắng y như 1 phế tích vậy. Đồng thời ta cũng đã kịp khai tử luôn 2 tuyến ĐS đi Mỹ tho & Đà lạt, mà đs Đà lạt đã từng 1 thời là niềm tự hào, với những nhà ga được các KTS Pháp thiết kế theo phong cách gô loa ấn tượng và những đầu máy với bánh được lắp thêm vành răng để vượt đèo...
Những năm kháng chiến chống pháp, theo chủ trương chung mà ĐS ở cả 2 miền đều phải tiêu thổ kháng chiến, đường ray cũng như nhiều bộ phận của đầu máy toa xe được tận dụng làm nguồn cung cấp nguyên liệu cho các xưởng quân giới, mà tiêu biểu là khẩu Bazoca thần thánh của ông Trần Đại Nghĩa, sau hiệp định Giơ ne vơ, ĐS phục hồi chưa được bao lâu thì cả 2 miền lại bước vào cuộc chiến huynh đệ tương tàn với áo Tô châu chọi Traidi, súng AK47 chọi AR15, tăng T54 chọi M48... ở miền Bắc các tuyến ĐS nhất là các nhà ga trở thành trọng điểm đánh phá của tàu bay Mỹ ..., mặc dù bị nhiều thiệt hại nhưng ĐS vẫn hiên ngang tồn tại, hình ảnh những đoàn quân cùng pháo và xe tăng ra chiến trường trên những đoàn tàu hẳn vẫn còn in vào tâm trí bao người...
Sau năm 1975, khi 2 miền thống nhất với nền kinh tế quan liêu bao cấp mà gi gỉ gì gi, cái gì cũng thiếu, ĐS đã phải oằn mình gánh vác nhiệm vụ vận chuyển với những chuyến tàu khách đông nghẹt người cùng hàng hoá oằn tà roằn từ gạo ngô khoai sắn, đến rau củ quả kèm lợn gà ngan vịt, có những chuyến tàu vào dịp tết, người ta cố len vào từng kẽ hở trên toa, kể cả nhà vệ sinh và nóc tàu, khổ nhất là các chị em, nhiều người xuống tàu với mớ bưởi bòng nẫu tiệt hết cả... Mà hồi đấy ai được làm trong ngành ĐS là oai ra phết nhé, mình có ông bạn làm nhân viên trên tàu, cao trên 1m8, lại dẻo mỏ nên gái xinh xếp hàng theo lũ lượt, hôm nào đi tàu mà gặp lão thì coi như mình trúng số, đã đêk phải trốn chui trốn lủi lại còn được bao 1 xuất cơm ở ga Việt trì, chén xong mình mượn 1 cái băng đỏ rồi cùng hắn đi soát vé, có lần túm được mấy em SV sư phạm quê Phú thọ đang định lẩn, bọn mình liền bắt xuống toa trưởng tàu, yêu cầu ngồi viết kiểm điểm và cuối cùng là mỗi đứa phải hát 3 bài thì mới tha, ko ngờ sau đấy mấy tuần mấy thằng đệ rủ mình lên sư phạm chơi, thế đek nào lại vào đúng phòng của mấy em nó, thế là các em lôi giấy bút ra bắt mình viết kiểm điểm, xong rồi phải hát 3 bài giả nợ thì mới cho về, rõ là gậy ông lại đập lưng ông...
Những năm xoá bao cấp thì vận tải đường bộ được tư nhân hoá nên chuyển biến nhanh nhất, các nhà xe tư nhân giờ chăm sóc khách hàng từng ly từng tý, nhiều hãng hàng Ko tư nhân cũng ra đời để dành giật khách hàng, chỉ có ngành ĐS là vưỡn khề khà dềnh ràng, theo kiểu tụt hậu cũng cóc sợ, do vậy mà cùng với các tuyến đường cao tốc, các cảng hàng Ko mới, hành khách đi tàu hỏa ngày một thưa thớt, các ga tàu xưa nhộn nhịp là thế mà giờ đìu hiu như 1 cô gái ế đã hết thời xuân sắc... vì sao nên nỗi, có nhẽ nhiều người sẽ đổ lỗi cho cơ chế, do nhân sự, do độc quyền vv & vv... nhưng mình thì cho rằng có phải chỉ riêng ngành ĐS mới bí bét thế đâu, bọn Vinashin, Vinalink, Vinacomin, Vinachem, Vinasteel, PVN... vô số nhé... cũng nào có khá gì hơn... nên phải chăng đó là lỗi hệ thống, cái gọi là nền KT thị trường định hướng... gì đó, đặc sản riêng mà chỉ ta mới được sở hữu???
Chuyến tàu SE7 đến ga Mường mán lúc 13g23’, chậm gần 1 tiếng so với lịch trình, nhưng nhà tàu cũng đek thèm xin lỗi hành khách 1 tiếng cho phải phép, cứ như chậm là đương nhiên vậy, sau hơn 30 giờ trải nghiệm, ấn tượng mạnh nhất là hệ thống toilet thấy bảo trị giá 230 trẹo đồng, đã phát mùi amoniac đặc trưng nồng nàn trong trưa nắng hè, ấn tượng thứ nhì là những xuất ăn được nhà tàu bán cho hành khách, phải nói thực là rất khó quyến rũ, ấn tượng thứ ba là nếu có cạ thì có thể gầy một bàn phỏm, vô tư đi, thoải mái say sưa quên đi cái nóng bức, cái mùi amoniac nồng nàn, những tiếng ồn và rung lắc cố hữu...
Lúc gần xuống tàu, mình có nói chuyện với 1 bạn tài xế khá bảnh trai, hỏi về thu nhập bạn ấy nói tài chính khoảng 9-10tr, tài phụ khoảng 7-8tr, nhân viên nhà tàu chắc khoảng 5-7tr... với mức lương dư lày thì quả thật cũng khó để các bạn ấy cống hiến tốt hơn!
Bình luận
Viết bình luận...




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]