K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

3 tháng 9, 2018

NGÀY NÀY NĂM XƯA

Trần Minh Hải K6i

Cữ này cách đây 49 năm ngày 3 tháng 9. Cũng mưa gió sụt sùi, bầu trời u ám...giữa mùa Thu
Đang băng qua cánh đồng từ làng Giàn lên làng Cót, tăng thứ hai vác tre về làng làm nguyên liệu chẻ tăm thêm thu nhập gia đình... Bỗng nhiên các loa truyền thanh ở các nóc nhà cao tàng Cót, Giàn, Thượng, Hoà Mục mở to bất thường thông báo bản tin đặc biệt Bác mất hồi 9h47ph... Sững sờ, bàng hoàng đau đớn. Từ đó dồn dập bản tin trên đài : Tiểu sử Bác, Danh sach ban lễ tang, Xã luận... Mà trước đó đài phát thanh TNVN chỉ phát ba buổi sáng-trưa-chiều tối
Người dân dán tai nghe đài, truyền tay nhau báo Nhân dân... Lúc đó chưa khai giảng, Lớp 9B Yên hoà cũ ý ới rủ nhau đi tàu điện Cầu giấy-Bờ hồ xuống bến Hàng Đẫy, ra Nhà Quốc hội, xếp hàng vào viếng Bác. Lúc đi chủ quan không mang ni lông, mưa tầm tã từ đầu tới chân, rồi rét run người. Đứng trong hàng nghe tiếng khóc của bà con nữ giới, thi thoảng xe cứu thương xé nước vọt đi, cấp cứu người ngất xỉu...Ban lễ tang phát bánh mỳ cho nhán dân đội mưa vào viếng. Âm thanh hình ảnh và không khí ngày đó ám ảnh trong Tôi tới tận giờ. Ngày lễ Truy điệu chúng Tôi cũng đi, nhưng không vào được Quảng trường Ba đình, ngửa mặt nghe loa bát tròn tròn treo dưới cột điện ven hè đường Nguyễn Thái Học. Nhớ mãi giọng trầm nghẹn ngào của TBT Lê Duẩn đojc Di chúc của Bác, chen lẫn tiếng khóc của nhân dân, tiếng thét xé lòng của các em thiêu nhi " Bác ơi..." Đau thương và quả tình hoang mang Bác mất đi, đất nước sẽ ra sao...Hồi ấy làm gì có ti vi, nghe loa truyền thanh, đài pin vì làng chưa có điện, báo hồi đó in giấy đen, ảnh in chấm đen kém nét. Ai còn nhớ quyển sach nhỏ tý bìa màu gan gà "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh" có ảnh chụp bút tích Di chúc và Bốn vị Lãnh đạo cao nhất nước túc trực bên Linh cữu Người. (Bản thu âm sau này đã lọc âm, chỉ còn giọng bác Lê Duẩn, theo Tôi đã mất đi cái không khí đau thương khi đó rất nhiều)
Lan man nghĩ :
Nếu không có bác Vũ Kỳ viết "Bác Hồ viết Di chúc" thì Tôi vẫn tin Bác mất ngày 3/9/1969. Chứ ngay ngày đó trong dân lan truyền Bác mất đúng ngày Quốc Khánh là rất thiêng.
Thiển nghĩ :
Nếu không có bức ảnh chụp của nhà báo Pháp, thì Tôi không biết xe tăng 390 mới là chiếc xe tăng đầu tiên tiến thẳng vào dinh Độc lập ngày 30/4/1975
Nhớ câu "Chuyện ngoài Chính sử" truyền miệng trong dân gian muôn đời sống mãi, Chân lý thuộc về Nhân dân, cái gì cũng không thể qua được con mắt nhân dân
(Nhân đọc bài của HS Lê Trí Dũng đề cập chuyện Chính uỷ Bùi Tùng, bèn viết vài dòng)
Comments
Việt Anh Mai
Việt Anh Mai Ngày này của 59 năm trước, mình đã mặc áo Sinh viên được 19 ngày.
Hôm nhà trường làm lễ truy điệu Bác cũng có hàng chục sinh viên bị ngất, phải cấp cứu đó
Cảm ơn Trần Minh Hải đã gợi nhớ lại
Manage
· Reply · 58m · Edited
Lan Mai Nguyen
Lan Mai Nguyen Nhớ cái ngày khủng khiếp đó chính là lúc e đang tập trung các bạn đi lao động( vệ sinh truờng lớp) để ch.bị khai giảng năm học mới. Bỗng loa phát thanh truyền tin Bác mất....pịch ! Cái xô trên tay e rơi xuống đất...ko tin nổi. chít đứng như Từ Hải là hình ảnh e quê ko bgiờ quên...
Manage
· Reply · 1h
Bùi Quang Thắng
Bùi Quang Thắng Chuyện của của Quê Hải thật hay và xúc động, thời đó tôi biết tin Bác Hồ mất qua đài phát thanh thông báo bản tin lúc đầu buổi sáng( nhà tôi ở nông thôn mà có cái đài lắp có cái anten kéo dài vượt qua cái ao đã là hách rồi)- và ở đâu cũng vậy nhà nào cũng như có tang, ... mãi sau này khi cụ Giáp ra đi mới lại thấy nhân dân tiếc thương lãnh tụ thật sự từ tâm can của mình! Đến bây giờ các vị nguyên thủ quốc gia có mất thì dân cũng bình thường thôi, chứ chưa nói rồi có vị nguyên thủ ra đi sẽ có người thờ ơ! Bao giờ nước mình mới lại có một lãnh tụ hết lòng vì dân vì nước để khi quy tiên, nhân dân cả nước lại sụt sùi thương nhớ nhỉ?
Manage
· Reply · 29m · Edited

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]