Trần Minh Hải K6i
Tôi mê xem phim từ bé, có sở thích kỳ quái là xem máy chiếu ra sao, nội thất trong rạp thế nào và nhớ đời đời các pha xem phim "khủng khiếp". Lão nông viết nôm na-Sợ là bác Tuệ Phong cắt béng ?! Hà hà
Phim và rạp chiếu bóng Hà Nội là cả câu chuyện dài
Phim ở rạp: 2 Máy chiếu hồ quang cổ lỗ to đùng có 2 ống khói thoát nhiệt nhô cao trên mái rạp Ở phòng bán vé treo chân dung các tài tử rất đẹp. Nữ thì phi dê hay tóc dài chải kiểu chào mào. Nam thì đầu bóng nhoáng với bi- giăng-tin cùng cái đít vịt sau gáy. Trong rạp quạt trần với quay tít. vì trong rạp quá nóng. Thỉnh thoảng ngừng chiếu chờ "chạy phim" chả là mấy rạp chiếu cùng lúc chung một bản phim, chẳng ai kêu ca phàn nàn gì. Rạp lúc nào cũng kín chỗ dù mỗi tối họ chiếu hai ba suất. Vé phân phối cơ quan xí nghiệp. Vé sáng chiều đủ cả
Những năm Tôi biết 1958-1964 có nhiều phim được chiếu, nhất là phim Liên Xô, Trung quốc, một ít CHDC Đức, Anbani, Triều tiên...Phim TQ tố khổ+oánh nhau hết đạn là cứu viện tới+nhân vật phản diện xấu hung ác+phim màu đẹp. Phim LX đánh nhau hấp dẫn, cổ tích mê ly, yêu nồng nàn, gái xinh nuột nà+nhìn thấy họ sơi gà và táo lê to tướng mà chảy nước miếng+phim màu hồng hồng hay đứt cuộn+phim đen trắng thì nét “thôi rồi Lượm ơi”. Phim có tính nhân văn cao để giờ vẫn nhớ cảnh và nội dung phim hồi ấy (Cô xu bây, Bí mật con số, Người cá, Đá đỏ, Số phận con người...). Phim Tài liệu của ta bom rơi đạn nổ, đất cát văng tung tóe đầy màn ảnh, loa Quảng cáo trên ô tô đi dọc đường Láng "A lô mời bà con tối xem phim mới của xưởng phim Giải phóng trong nam gửi ra, tại bãi Cầu giấy" tận tít trong làng còn nghe văng vẳng.
Và từ 1965, khi Mĩ bắt đầu đánh HN thì phim rạp, chỉ còn là dĩ vãng bì dân đi sơ tán. Các bãi chiếu bóng vẫn hoạt động, có còi báo động là điện, đèn tắt ngấm.Sau Hiệp định Paris 1973, phim bắt đầu được phục hồi Từ 1975, máy TV được đưa từ phương Nam ra, truyền hình có và ngày càng phát triển mạnh, thay thế cho xem phim trong rạp, đến máy thu thanh cũng bị nó lấn át và thay thế dần.
Các rạp "Vang bóng một thời" Tôi biết, nay chỉ còn trong ký ức ngưowfi cao tuổi, đó là các rạp:
Rạp Kim Môn ở Hàng Buồm, Rạp Lạc Việt (diễn chèo) ở phố Đào Duy Từ. Rạp Nguyễn Hưu Tiến ở Ngõ Gạch (đoạn giữa Hàng Đường và Hàng Giầy).. Rạp Ái Liên ở 40 phố Huế. hát cải lương do vợ chồng bà Ái Liên làm chủ (Sau này nhà nước không cho phép tư nhân lập rạp nên rạp không tồn tại). Rạp Quảng Lạc của đoàn Kim Phụng ở Tạ Hiện. Rạp Thái Bình Dương ở Lương văn Can.nay là trụ sở đàn CMN Thăng long. Rạp Đông Đô ở Lương Ngọc Quyến. Rạp ở giữa phố Cát linh nay còn nguyên đầu nhà
Các Rạp chiếu phim từ thời bao cấp gồm : Kinh Đô, Đống Đa, Kim Đồng, Bắc Đô, Đặng Dung, Đại Đồng, Mê Linh, Kim Đồng, Dân Chủ, Bạch Mai, Tháng 8, Công nhân, Hoà Bình, Long Biên, Đông Đô, Ngọc Hà, Khăn quàng đỏ.
Các bãi chiếu bóng Khương thượng, Cầu giấy, Mai động, Lương yên, Yên phụ, Gia lâm, Đảo giữa hồ Ha le
Rạp hát hay chiếu phim chiêu đãi là Hồng hà, Đại nam
Rạp hát và chiếu phim là Công nhân, Đống đa, Khăn quàng đỏ, Cung VH Tăng Bạt Hổ
Tôi hay mượn quyển sách mỏng phát hành đầu tháng " Màn ảnh Thủ đô" Nguyễn Văn Mùi chủ biên, giới thiệu tóm tắt các bộ phim sẽ chiếu trong tháng (nó là tiền thân của các cuốn tạp chí điện ảnh bây giờ). Tôi hay xem mục Chương trình chiếu phim được đưa lên cả nhật báo của Hà Nội, như Thời Mới, Thủ Đô.ở góc cuối trang 4 báo hàng ngày xem rạp nào chiếu phim gì hôm nay
Vân vi về các rạp Tôi đã mua vé vào xem thời xa xưa :
Nét chung: chiếu phim đen trắng, âm thanh Mono, Ghế gỗ đông đặc người xem. Tường rạp xù xì, quạt trần quay lờ đờ, xếp hàng xem phim rất vất vả. Phim hay mua trước cả tuần, sau là bàn tán râm ran các phim đặc sắc. Khán giả nhâm nhi lạc rang húng lìu, sấu mơ dăfm, ô mai, hạt bí rang
-Rạp Kinh đô nổi tiếng vì pano vẽ quảng cáo rất đẹp, Bức tường hậu khoét chỗ treo phông rất đẹp và nhã, phông màu nâu nhạt (không thấy rạp nào có) 12/1963 xem phim tài liệu đầu buổi chiếu Về đảo chính Ngô Đình Diệm nhớ nhất câu "Tôi Tổng thống vNCH..." xen lẫn tiếng máy bay rít. Có trận đang xem thì màn ảnh cháy đùng đùng, khán giả chạy hoảng loạn (thì ra người ta đốt giấy WC sau phông chiếu). Mua vé xem "Sai lầm của tên gián điệp" trước 1 tuần. Xem ban ngày, đợi phim về 60ph-Rạp chiếu độn cả 1phim TDTT thế vận hôi. He he. Nhơ phim "Làng Vũ đại ngày ấy" 9h đi ngang qua, ngần ngừ vì Phe hét đắt quá. Có một cô bé bảo " Anh gửi xe đi, em thừa 1 cái vé bạn em ko đến, Anh đưa em vào rạp nhé" Ối dồi dắt tay Bé len lỏi qua các rừng chân trong rạp tối om... ra xin trả tiền, Bé cười rất tươi không nhận. Phim buồn quá-Người hà nội ta thanh lịch quá, tặng vé xem phim-Kỷ niệm đẹp phỏng ạ ?!
-Rạp Công nhân có cái cửa tò vò bán vé tý hin. Thuở xưa màn ảnh nằm sâu trong lăng trụ cụt vải đen, đầu phim-cuối phim bật đèn điện đỏ loè vui con mắt. Đậm sửa chữa rạp, xem ban ngày, phông treo lủng liêtng trên đống gạch vữa ngổn ngang. Ấy là phim "Đại tá Volonhiepxki" Ba lan, cảnh nóng và mục xiên hậu môn kẻ thù dựng cột-khủng khiếp nhớ tận giờ. Đận "Hoa hậu thành Tiếc nô vô" có Đâyanốp đóng, gần hết phim thì mất điện cái rụp...đợi 40ph chả ăn ai "Thôi ta về".
-Rạp Hoà bình bé con mà cũng 2 tầng nhá, tầng 2 làm bằng gỗ sơn xanh, khán giả đi trên ở dưới nghe đủ lộp bộp tiếng giày dép. Hành lang mé bên trái (y như rạp Kim đồng) Phông như phông chiếu bóng lưu động, đóng đinh bức tường hậu, sau mái vòm cong vút mặt tiền của sân khấu. Tuyền là trẻ con xem ban ngày. Cánh tôi bắt cua-đóng xóc bán chợ Ngã tư sở-nhảy tàu điện ra Bờ hồ-vào xem ở rạp này-ra ăn kem que và nộm thịt bò khô (kéo ròn tanh tách)-Hà hà, kết thúc hành trình "ngày chủ nhật vui vẻ"
-Rạp Tháng 8 là sang trọng nhất, lần đầu tiên theo Bô vào xem, đận 1958 ý, thằng bé ngơ ngác chả thấy phông trắng đâu, chỉ thấy màn nhung đỏ im lìm. Chuông réo ánh sáng phim phọt ra màn nhung đỏ, hai màn từ từ vén ra "À ra thế" nghé nghiêng lúc tan phim thấy màn ảnh đục lỗ chỗ. Nhớ cái đận phim Ấn độ " Tình yêu và nước mắt" rách cái áo sơ mi thứa khi chen vào mua vé. Nhơ phó giám đốc công ty xem phim "Thai" về tả cảnh khoả thân phim sùi cả bọt mép
Bao lần nghiến răng buốt ruột mua lại vé của dân Phe "phim chiếu chiêu đãi, phim hợp đồng-hay lắm" 5/1970 lớp 10 chúng tôi xem chia tay nhau ở đây "Vua Xan tan", tan phim giời mưa to, nam giới hộ tống Nữ giới về tận nhà, 2,3h sáng mới về, Rét sun vòi và ướt như chuột lột-Bây giờ đã là kỷ niệp đẹp cánh U70 chúng tôi rồi đó
-Thường thì đến Tháng 8 không mua được vé, Tôi hay xuôi vào rạp Kim đồng để xem, Vi biết 2 rạp này hay chiếu cùng 1 bộ phim và chiếu lệch giờ. Rạp nhỏ một tầng và máy chiếu 35mm giống như máy chiếu lưu động ở làng. Đaajn khan phim họ chiếu VNS Sài gòn ủng hộ xây thuỷ điện Trị an, gồm ca nhạc và Nghêu sò Ốc Hến toàn danh hài miền nam thuở ấy, người vào xem đông như kiến. Rạp toàn trẻ con ý ới, xem mất vui
-Rạp Dân chủ, có phông chiếu bóng làng, hai bên có 2 pano khẩu hiệu chống Mỹ, rạp nổi tiếng cái mùi khai khai. Đứng chờ xem buổi chiếu sau, nhìn tầng 2 thấy thợ máy chiếu+đèn đỏ+ánh hồ quang điện của máy chiếu nhấp nhoá, vui mắt đáo để. Sau trận B52 rải thảm Khâm thiên 12/1972 ít bữa. Tôi hành quân qua thấy rạp tan nát, chỉ còn xà bê tông ngang-còn nguyên thanh sắt dài treo phông-ngoắc trong 2 móc treo như móc treo quạt tràn-Lạ thế
-Rạp Đống đa xây 1963, đường vào trải xỉ than, rạp chơ vơ ngoài cánh đồng rau. Xưa kia Ngã tư sở heo hút, có bãi CB Khương thượng hút khán giả bình dân, nên vắng khách. Tuy răfng hồi ấy là rạp hiện đại nhất Hà nội : Chiếu phim màn ảnh rộng đầu tiên, Tưong dùng toàn tấm nhựa đục lỗ cản âm (thay cho các bức tường vảy ốc của các rạp thời pháp). Thuyết minh phim là chị Nghiêm người làng tôi. Chị đc Bộ trưởng Hoàng Minh Giám tăng bằng khen "Thuyết minh phim giỏi nhất". Phim chiếu vào tấm phông vải trắng sát tường hậu sân khấu-đây là màn ảnh to nhất Hà nội ta, Nhớ xem "Thanh kiếm và lá chắn" 4/1970. Phim Liên xô chiếu 4 tập liền (90phx4tập) 2h sáng mới tan, ra phở gánh cột đồng hồ Ngã tư sở làm bát cho ấm bụng-nhớ tận giờ.
-Rạp Đại đồng chỗ tránh tàu Điện Hàng Cót, Trần rạp cao và cán các quạt trần dài ngoẵng. Cũng sân khấu vòm cong rộng rãi, nơi đây xưa các nghệ sỹ Tiền chiến hay biểu diễn tân nhạc "Mơ hoa"...
-Ai đã từng xem phim rạp Bắc đô chưa nhỉ ? Khi tàu hoả chạy rầm rập trên cao ?
-Nhớ phim " Đỏ và Đen" Xtanđan phim Liên xô chiếu 6 tập liền từ 14h-22h tại hội trường Cung Tăng Bạt Hổ đang chiếu, bị sự cố mất điện, ông anh kéo Tôi lên sửa điện. Ối dồi dây loằng ngoằng trong buồng chiếu bé tý, mấy chục hộp phim chồng đống-2 mợ thay nhau thuyết minh bộ phim. Toét mắt mới tìm ra chỗ chuột cắn dây mất mát, được tạ ơn bằng cốc cà phê đá+1 bánh ga tô-bỏ 30 phút phim nhâm nhi khoái tỷ. Nhờ cảnh đôi tình nhân lén cầm tay nhau dưới gầm bàn, trong khi đức ông chồng đầu bàn mải mê đọc báo ko biết tý gì. Họ diễn giỏi quá cơ
-Nhà hát nhân dân ai còn nhớ Thực tế là giữa khu đất trống một sân khấu có mái che được dựng lên, còn khán đài là mấy hàng bệ xi măng được xây giật cấp cao dần lên, những hàng phía trên được làm bằng gỗ. Vé và giấy mời bao giờ cũng ghi: “dành cho 1 người, không kèm trẻ em, khi đi nhớ mang theo áo mưa”. Tôi hay được Bố cho đi xem, ngày ấy các đoàn văn công trong nước, các đoàn nghệ thuật của các nước XHCN anh em sang thăm và biểu diễn. Nhớ đoàn Xiếc Trung quốc biểu diễn 1964 có tay biểu diễn Khẩu thuật hay dã man. Đây là nơi Đoàn kịch nói Trung ương biểu diễn, áp phích nhỏ bé lẻ loi trên quảng trường rộng mênh mông trải nhựa
-Nhớ xem phim MAR đầu tiên 1964 tại bãi Khương thượng phim “Vừng hồng”TQ choáng vì nó bằng 2 phông thường ghép lại-mò đi sớm xem trồng thêm 2 cột phông+căn chỉnh ống kính to vật. Nhớ xuyt bị đè bẹp và chết ngạt khi xem “Tề thiên Đại thánh 3 lần đánh Bạch cốt tinh”.ngưoi ra tan buôi 18h30 va người vào buổi sau. Cả một biển người hỗn độn. Giờ vẫn còn cổng, sân gạch và buồng máy
-Bãi Cầu giấy cỏ xanh um, muỗi đốt sưng đít khán giả, chuối, tre xanh, vạt rau muống sát tường rào. Phim "Người Đa sy" chật cứng người xem ràn rạt. Dán áp phich giấy mầu vàng dọc đường Láng nguyệt ngoạc " Bãi Cầu giấy-Lâm Xung-phim TQ"
-Nghe nói bãi Mai động chiếu 2 buổi "Mối tình đầu" hai khối người chen nhau ra-vào, có 1 người chết vì bị dẫm đạp. Bãi trưởng nghỉ hưu sớm
-Nhớ bãi giữa hồ Thiền quang, mùa hè xem phim thú lắm. Phim "Con gái viên Đại uý" đứt phim 14 lần, thợ máy chiếu toát mồ hôi văng tục, nhòm qua cửa sổ buồng máy mà thương
Ôi một thời đói khát xem phim !
Trên phố Trần Hưng Đạo nơi bán đèn chiếu và thiết bị âm thanh ,ánh Cạnh Bodega Tràng tiền cho thuê phim đèn chiếu. Rạp Hồng Hà và Fafim Ngã tư sở cũng là nơi duyệt phim và chiếu phim chiêu đãi, bán vé xem phim tư liệu .
Chỉ có lứa tuổi U70 ra phố thì mới biết, mà tôi cũng đã từng được xem là phim thùng. Một thời bố đưa Tôi ra Hà nôi để chụp ảnh, dạo quanh Bờ hồ (1957-1963) Cứ là mê xem cine thùng 5 xu/vé. "Rạp xem phim" bằng xe đẩy ghé xem qua ống kính bên hông xe, chủ yếu là phim Tắcjang.Hề Sac lô Ông chiếu phim tay thì quay phim-miệng kiêm thuyết minh luôn. Họ thuyết minh bằng mồm và tất nhiên nhạc phim thì cứ èn en, èn en. ko nhớ chiếu các thể loại phim ngắn gì nội dung phim là gì.
(ảnh sưu tầm trên mạng)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]