K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

31 tháng 7, 2017

QUYỀN BIỂU DIỄN TRÊN HÈ PHỐ


Màn tường thuật từ xa lên fb của mẹ cháu bé 15 tuổi “bị ngăn cản” chơi đàn violon trên đường phố đi bộ Hà Nội là rất non tay. Do chỉ nghe một tai và lại để cảm xúc cá nhân lấn át, chị đã cho ra đời một “sản phẩm truyền thông” quả thực là rất có vấn đề. Hậu quả là nhiều công dân mạng đã hiểu sai sự việc và đã xúc phạm lực lượng chức năng của Hà Nội một cách không đáng có.

Thật ra, lực lượng này đã không hành xử một cách quá tệ như những gì bà mẹ này đã đưa lên mạng xã hội. Chính vì vậy, một sự xin lỗi họ từ phía chị là cần thiết. Và chị cũng đã làm điều này công khai trên Panpage của mình. Vụ việc có vẻ như sẽ không có gì nhiều để nói.
Tuy nhiên, vấn đề pháp lý nổi cộm nhất thì có vẻ là vẫn chưa được giải quyết. Đó là vấn đề về quyền biểu diễn trên hè phố đi bộ. Biểu diễn trên hè phố đi bộ có phải xin phép không?
Quả thực đây là những vấn đề mà pháp luật nước ta còn bỏ ngỏ. Điều này cũng dễ hiểu vì bản thân phố đi bộ thì cũng chỉ mới hình thành nên trong dăm bảy tháng nay thôi.
Tuy nhiên, xét từ nguyên tắc của pháp quyền- người dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm, thì quyền biểu diễn trên hè phố đi bộ là một quyền đương nhiên. Quyền này có thể bị hạn chế bằng luật để bảo vệ trật tự, an toàn xã hội. Thế nhưng, nếu Quốc hội vẫn chưa ban hành một đạo luật như vậy, thì việc bắt buộc người dân phải xin phép mới được biểu diễn là không có căn cứ pháp luật.
Ngoài ra, việc bắt buộc phải xin phép còn có thể triệt tiêu khuyến khích. Nhiều người, trong đó có cả các nghệ sĩ, vì sự phiền hà mà sẽ không tham gia biểu diễn trên đường phố đi bộ. Thiếu những “nghệ sĩ dân gian” này, sức hấp dẫn của phố đi bộ chắc chắn sẽ bị giảm rút rất nhiều.
Trên thế giới, các quy định pháp lý liên quan đến việc biểu diễn trên hè phố là rất đa dạng. Có nơi, pháp luật hoàn toàn không cấm biểu diễn trên hè phố như ở New York, Mỹ. Có nơi, pháp luật quy định về việc phải xin phép biểu diễn ở một số địa điểm, còn những nơi khác thì hoàn toàn tự do như Vancouver, Canada.
Vấn đề là biểu diễn trên phố đi bộ mang tính chất giải trí và thu hút khách du lịch như xung quanh Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội lại rất khác với việc biểu diễn ở trên hè phố nói chung ở các nước. Chính vì vậy, tìm hiểu pháp luật của các nước chỉ có thể mang tính chất là để tham khảo mà thôi. Đối với phố đi bộ Hà Nội, điều quan trọng là phải khuyến khích thật nhiều người tham gia biểu diễn, chứ chắc chắn không phải là ngược lại.
Comments
Quoc Dung Le
Quoc Dung Le Bài viết rất hay. Tuy đọc bài của chú còn mang nặng tính tư tưởng, nhưng công dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm, không thể duy ý chí mang cái lon trên vai rồi phán bừa được...
LikeShow more reactions
· Reply ·
1
· 1 hr
Manage
Truong Xuan
Truong Xuan Thằng nhà báo lợn mai phan không vào đây mà đọc
LikeShow more reactions
· Reply · 1 hr
Manage
Tuan Kiuti Di
Tuan Kiuti Di có tương tự với chuyện biểu tình "không xin phép" không ạ? Vì cũng chưa có luật biểu tình.
LikeShow more reactions
· Reply ·
1
· 1 hr
Manage
Gia Bảo
Gia Bảo Thưa ông, nếu có thời gian xin ông hãy đia dạo một vòng quanh những ngã 3, ngã 4 ở gần nơi ông sống, Hà Nội. Ông sẽ thấy, có 1 nghề mới, nghề tổ chức biểu diễn ca nhạc để ăn xin. Vậy cậu bé đánh đàn ở bờ hồ đã phạm lỗi gì khi chỉ chơi đàn? Nếu cậu bé phạm lỗi sao không căn cứ quy định của Luật để truy tố và xử phạt, đó mới là cách hành xử văn minh của người có trách nhiệm. Nhưng tôi nghĩ có lẽ họ sợ dân, sợ dân biết đoàn kết nên mới có hành xử như vậy ông ạ. Tôi nghĩ nên dạy lại cho nhưng ngưòi goi là CA, công chức của chinh quyền rằng, đã nhận lương của dân đóng góp thì hay làm việc có trách nhiệm với dân. Kính ông!
LikeShow more reactions
· Reply · 1 hr
Manage
Tít Mít
Tít Mít Về cơ bản hoạt động biểu diễn tại nơi công cộng cần được ủng hộ và khuyến khích, tuy nhiên vụ này phải xét từ 2 phía nhà nước và người dân cần phải điều chỉnh, nhà nước phải có thủ tục xin phép biểu diễn thuận tiện nhêất, người dân muốn biểu diễn nơi công cộng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến xã hội thông qua việc đăng ký hoặc xin phép. Chứ ở nơi công cộng ai muốn làm gì thì làm cũng không được, làm vậy sẽ loạn
LikeShow more reactions
· Reply · 1 hr
Manage
Quoc Dung Le
Quoc Dung Le Vậy nếu ra phố đi bộ và ngẫu nhiên đứng hát, người dân đi qua ghé lại xem thì người hát có cần xin phép? Không gian công cộng cũng là không gian văn hóa và các hoạt động giải trí, không phản văn hóa và thuần phong mỹ tục thì đó là không gian công cộng.
LikeShow more reactions
· Reply · 8 mins
Manage
Hai Sy
Hai Sy Đường phố VN lâu nay chỉ có những người khuyết tật, nghèo khổ đàn hát xin tiền, nghe lắm lúc chối cả tai và nhìn nhếch nhác. Việc xuất hiện các nghệ sỹ hoặc người có năng khiếu ca nhạc biểu diễn trên hè phố thật là tuyệt. Đương nhiên những người này họ biết chỗ để biểu diễn, không ảnh hưởng đến giao thông, an ninh trật tự. Tôi đồng tình với ý kiến của TS Nguyễn Sĩ Dũng.
LikeShow more reactions
· Reply · 26 mins
Manage
Trần Văn Hùng
Trần Văn Hùng Tôi cho rằng đây là CHƠI ĐÀN hơn là BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT. Chơi đàn mang tính chất sinh hoạt, còn biểu diễn nghệ thuật bắt buộc phải có tổ chức sân khấu, khán giả mua vé..v.v và phải được cấp phép.

Việc chơi đàn mang tính sinh hoạt đời sống cũng như vi
ệc tập thể dục thể thao ngoài trời hay ca hát đơn lẻ vậy.

Nếu chơi đàn phải xin phép vì coi nó là biểu diễn nghệ thuật thì chụp ảnh, vẽ hội hoạ ở khu vực ao Hoàn Kiếm tại sao không phải xin phép?

Chúng ta có nên hành chính hoá các
hoạt động trong đời sống sinh hoạt của người dân không? Chắc là không nên.
LikeShow more reactions
· Reply ·
1
· 21 mins · Edited
Manage
Doan Đặng
Doan Đặng Xã hội ta có nhiều người chưa biết luật kể cả chưa học luật lại thi hành luật . Kì kì sao nhỉ !
LikeShow more reactions
· Reply · 15 mins
Manage
Khoa Nguyễn Đăng
Khoa Nguyễn Đăng Đây mới là bài viết tôi mong đợi. Khi bà mẹ lên tiếng, theo thói quen cẩn trọng tôi đã chờ tìm hiểu rõ thêm, kết quả là như tôi thường thấy ở phụ nữ, đó là sự cảm tính. Tuy nhiên, tôi cũng rất không hài lòng khi có người suy diễn rằng nếu vài mét một người hát hò xin tiền thì sẽ loạn. Nói như thế là cả vú lấp miệng em theo kiểu tự suy diễn và quy kết, xin nhớ rằng trong cuộc sống bất cứ điều gì " quá " đều không tốt bằng sự chừng mực, cái hay của một vị lương y là sự chừng mực và sự cân đối giữa mọi vị thuốc, vấn đề sẽ nảy sinh khi anh sẽ biến một vị thuốc trở thành độc tố khi dùng đến chữ " quá ".
LikeShow more reactions
· Reply · 3 mins · Edited
Manage
Long Nguyen
Long Nguyen Văn hóa mạng, bình tĩnh để hiểu bài và sẽ nhận được kết quả đích thực của cộng đồng. Cảm ơn tác giả.
LikeShow more reactions
· Reply · 5 mins

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]