K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

25 tháng 5, 2017

CHUYỆN BA THÁNG LÍNH C3D76-NĂM1972

Trần Minh Hải K6i
Đợt đi lính 9/1972 của ĐH Cơ điện có 2 mẻ :Đại trà 15/9 vào C2D76, đi bổ sung trưa 21/9 có 16 tên rời trường khi sáng K5 và Xưởng trường vừa dính 6 quả bom Mỹ. Sáng hôm sau đã là lính C3D76 (Tôi nhớ có Ngôn, Lân K4, Hải, Dần K6 Cơ điện) Sau khi cân hơi bằng quang treo lĩnh quân tư trang mọi nhẽ. Tôi là lính A9B3C3D76 A trưởng Huấn loắt choắt nguyên Bí thư chi bộ thôn trấn Phúc yên đăng lính 3 năm và ở nhà cụ Đối xóm Rô, xã Thượng đình, huyện Phú bình, tỉnh Bắc thái (qua sân kho kiêm UBHC xã Thượng đình ré tay trái, Thăng tiến là nơi C2D76F304B đồn trú)
C trưởng ban đầu là anh Nghĩa-Trung úy CSV ĐH Bách khoa (sau là Thiếu úy Tân) CTV Trung úy Ca cầm cái (cả 2 chỉ huy C đi B dăm bẩy năm, các chị ở nhà ngã lòng sinh con tăng gia, anh Tân bỏ, anh Ca không bỏ. Năm 1976 đi tầu xuôi gặp lại Thượng úy Ca  về phép-mừng ơi là mừng) C2 có 4 trung đội 12 tiểu đội (12 lính/A) chiếm trọn ổ xóm Rô: nhà tranh vách đất, lũy tre bạt ngàn, chỉ có trẻ mỏ và người già, phụ nữ. Còn độ tuổi đăng lính thì đi ráo trọi như bao xóm làng thuở đó. C3 đa số dân ngoại thành TP Thái nguyên, CN khu gang thép, 3 giáo viên dạy cấp 3 và 16 CSV ĐHCơ điện.
Lịch sinh hoạt :5h15 thể dục ở ngõ xóm rồi ra giếng vệ sinh cá nhân. Xếp hàng (XH) ra sân kho-bếp ăn C3 ăn bát cơm trắng với muối rang riềng giã nhỏ, về bẻ lá ngụy trang, XH đi tập Quân sự. 11h30-13h nghỉ ăn trưa, dii tập chiều đến 17h họp tổ ba người bình bầu ABC. 19-21h sinh hoạt tối các kiểu (30ph đọc báo, 30 ph điểm tin đơn vị, 60ph học hát các bài hát truyền thống), 21h30 trèo lên cây một thằng soi đèn dầu hỏa, dang báo QĐND, một thằng chõ mồm vào loa sắt tây đọc gào báo cho cả xóm nghe. Đêm gác cuốn chiếu 2 lính 1 ca 60 phút. Xuất ăn ban đầu 6 hào 8, trước khi đi B một tháng tăng lên 1đ 1 hào/ ngày thịt mỡ, chuối và đu đủ xanh, sắn cá khô bí đỏ là đầu vị. Cứ là cuốn chiếu tập đội ngũ, thao tác binh khí, học ngắm bắn AK bài 1, võ tay không và đâm lê, cứu thương, tập bơi lội sông Cầu, tập tành đào công sự cá nhân dưới làn đạn, điều lệnh Cảnh bị. Địa điểm tập tành : ngõ xóm, bãi đá XN bê tông, bãi tha ma cuối xóm Rô, bờ sông, sân kho HTX...Thi thoảng ba lô lộn ngược ra kho gạo chợ Hanh thồ gạo mang về đơn vị. Hiếm hoi Chủ nhật ra cầu Ca chụp cái ảnh không có điện, xấu thì xấu-gày mặc gầy-vài hôm sau ra lấy rồi gửi về nhà (Dự phòng nếu vào B có toạch, thì có cái ảnh thờ phỏng ạ) Hồi ý đi lính là ở nhà có ngay Bảng gia đình vẻ vang ghi tên mình và Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký tên đóng dấu-oai như cóc !
Đầu 10/1972 B3 sơ tán cả ngày ở xóm mới, trưa cắt cử 2 thằng về lấy cơm phụ ăn trưa (cơm và mắm tôm). Huấn luyện vã mồ hôi nhưng ngại nhất hạng là báo động di chuyển toàn bộ B,C bất thình lình trong đêm.Cứ là chạy chồm chồm vài Km, bước thấp bước cao, súng va băng đạn cành cạch, ba lô nặng trĩu lưng, khổ khi tới mưa lướt thướt
29/10 kiểm tra ném lưu đạn thật, ối thằng run như cầy sấy. 6/11 thi bắn đạn thật súng AK bài một, ở bãi bắn từ cầu Ca rẽ phải. Từ hôm này buổi chiều ra lò gạch ven sông phía cuối xóm Rô  nhét gạch chưa nung vào ba lô rèn luyện mang vác nặng đường dài. Buổi tối ra tập ngắm bắn bài 2 súng AK. 14/11 tập lơi dụng địa hình địa vật và cách đánh thành phổ, phòng chống vũ khí hóa học, kỹ thuật cá nhân lăn lê bò toài, thi thao tác tháo lắp súng AK lúc bịt mắt… tại doanh trại QĐ bỏ không (có mấy nhà 3 tầng, khu thể thao của doanh trại 312 thời bình). Do bắn giỏi nên Tôi và một số tên tập bắn súng RPK ba ngày, sau đó 17/1 thi bắn đạn thật RPK toàn D76( C3 tôi đạt ưu tú, 2 tên đạt giỏi) Từ 8/11 trở đi vợ con tân binh C3 lục tục lên thăm, nhộn nhịp liên hoan tiểu đội, thấm thía cảnh chia ly sắp đến, trĩu nặng tình cảm gia đình mọi nhẽ.
Ấn tượng nhất là các đợt đi hành quân dã ngoại, đi miên man từ 5h30-15h, với các giả định tùy địa điểm ngang qua. Nhiều tên khỏe mang vác thêm bao gạo, hòm đạn và diu các tên yếu ớt
Hành quân dã ngoại 7 ngày (19-25/11/1972) 5h15p hành quân Chợ Hanh-cầu Mây-ĐHL F304B học bắn máy ay bằng súng bộ binh, học đánh gần, học chính trị, tập ngủ tăng võng, tập ngắm bắn bài 2 súng AK. Riêng 2 ngày từ 22/11 tập đánh xe tăng nhảy lên tụt xuống T34 đứng im và hành tiến. Tổ 3 người nào tới phiên nấu ăn là phải dậy từ 3h sáng :xong mẻ 13 nắm cơm và đầy nước sôi vào 13 bi đông, là bữa ăn sáng đủ cơm canh nóng và phải dùng bếp Hoàng cầm. Từ đó về sau ra doanh trại 312 học Chính trị, chiến thuật tấn công M, bắn AK bài 3, cách làm thủ pháo, cách đánh thành phố.
6/12 kiểm tra cách gói thủ pháo và ném thật. Từ 9/12 trở đi các D76,77,78,79 lần lượt kiểm kê quân tư trang. C3 ra ruộng khám hôm 11/12, thiếu nhiều thứ vì lính ta đem đổi lầy tiền măm thịt gà, thịt chó ở nhà dân và ở cầu Ca, cùng quán xá nơi đã đi qua …) không khí nóng từng ngày. 14/12 vừa báo động di chuyển liên tục ban đêm quản quân số, còn ban ngày tập bắn ứng dụng ở kho xăng dầu 312 ba ngày, lính tập lên xuống-bắn-trườn bò quanh khu giao thông hào đào sẵn mệt bở hơi tai, tu nước ừng ực. Giải lao đoán già đoán non bao giờ thì đi B, các tay có vợ con tụm lại một chỗ thủ thỉ…
Ngày 17/12 toàn D76 tập trung xem bắn 18 quả B40,41 Ngô Thịnh bắn trượt ra ngoài về tiếc lắc đầu quầy quậy. Buổi tối D75 làm lễ hạ sao để trở thành Quân giải phóng. Những ngày sau đó học nhận biết rau rừng ăn được, cách mắc tăng võng, cách lấy lửa và đào bếp Hoàng cầm nấu ăn không khói, đeo gạch rèn mang vác nặng đi xa, tập nhịn ăn một bữa, tập nhịn khát…
Từ 23/12/1972-02/1/1973 toàn D76 hành quân dã ngoại dài ngày. C2 có lớp học viên sỹ quan chính trị đi cùng. Các anh ấy đa phần qua chiến trường và rất khiêm tốn, ít lời. Bắt đầu xuất phát từ thị trấn Phú bình-Canh đậu-Nhã nam-Yên thế-Dân tiên-Tràng xá-Đồng gianh-Liên minh-Doanh trại D80-Trại cau-cầu Cổ giạ…Xuất phát 7h-nghỉ lúc 15h- Đi 60ph nghỉ 15ph. Ba lô 25-30kg, ruột tượng gạo 8kg, khoác súng K44, hoặc AK47 kèm 3 băng đạn,trèo đèo lội suối băng rừng bương tre dèo lau sậy phơ phất, cỏ tranh bạt ngàn, dìu nhau vượt dốc cao-chồn chân mỏi gối khi đổ dốc, bì bõm đi dọc suối-dép cao su tượt lên bắp chân, hổn hển bíu cành cây trèo qua bãi đá tai mèo sắc lẻm, vét vũng nước đỉnh đèo về nâu ăn, áo quần sũng mồ hôi rồi lại khô.Dính trận đêm B52 trải thảm bom khu Trại cau-Hú vía vì C2 vừa tập kết lúc chiều gần đấy-mùi chiến tranh quá gần !. Đi trên đường nhựa hai chân cứ bồng bềnh, biết được rau tàu bay và các loại thảo dược. Biết được vô số địa đạo đào và xây gạch, bê tông lính Tàu xây 1965-1967, giờ bỏ hoang kèm giai thoại dân Tàu đào lấy của thuở xưa. Biết được dấu tích đồn lũy của cụ Đề Thám thuở nào. Suốt ngày đi dưới tán cây rừng, thấm thía câu “Mưa rừng gió biển” (trời nắng ngước lên cao thấy đám ngọn cây đung đưa, trời mưa nước rơi lộp bộp vô số rãnh nước nhỏ chạy ngoằn ngoèo, suối nước ào ào chảy đục ngòm ngòm) thấy con người vô cùng nhỏ bé trước thiên nhiên hoang sơ. Đêm nghe tiếng chim Từ quy khắc khoải gọi bạn tình...15h nghỉ mỗi tiểu đội chui vào khoảnh rừng theo cái chỉ tay của B trưởng. Tốp này chặt cây, là làm lán trại : san nền rải lá, căng tăng phủ lá... thì đã bắt gặp dấu tích xưa của các lính đời trước, tự nhiên bật ra trong óc câu hát “”Đời bộ đội biết mấy gian lao”. Tốp kia đào hầm trú ẩn và bếp Hoàng cầm, đâm nhớ Thanh Chừng (tuyên văn F304) hát cao vút “Nổi lửa lên em”. Tốp khác nấu cơm dùng đóm mang theo làm mồi gầy bếp khi trời mưa tầm tã-rõ là “Chở củi về rừng”. Đêm đang say giấc nồng, giật mình khi bàn tay buốt giá luồn ống quần-sờ trên cổ tất chân “Dạy đi, gác mày”. Ôm súng bên bờ suối nước chảy róc rách, nghĩ miên man đủ thứ.. nhớ nhung. Ngày về xóm Rô đi trên đất bằng. Chân bước chống chuyếnh vì quen cảnh trèo đèo lội suối băng rừng... Về là chỉ học Chính trị chính em, hát hò văn nghệ giết thời gian tối. Tôi đã viết ba phần “Chuyện Tiểu đội Tôi” về khung cảnh thời gian đó. Ngay từ khi vào bộ đội, lính ta biết không có ngày về, nên tiền người thân cho mang ra quán xá nướng ráo trọi. Khổ cho hàng quán khi ấy chỉ có lèo tèo nước trà mạn, chè xanh, kẹo dồi chó, bánh đa nướng, bó thuốc lá cuốn, dăm nải chuối,đu đủ, dứa, sang thì bánh sắn và chề đỗ đen. Cầu Ca mới có phở thịt lợn, thịt chó không đủ món. Các tiểu đội phắn quần áo “thừa” mua gà, rượu dấm dúi liên hoan với đủ thứ lý do lý trấu. Địa bàn các đại đội D76 rải rác, nên CSV chỉ gặp nhau khi có việc, còn thì lăn ra ngủ lấy sức vì tập tành quá mệt mỏi
Đường tỉnh lộ ra cầu Ca, ngược Vó ngựa, ngang ra ga Lương sơn dày đặc quân cảnh đeo băng đỏ-khoác súng AK chặn bắt lính đảo ngũ. Không khí chuẩn bị đi B nóng xình xịch, người nhà lên thăm QN ý ới hỏi tên và địa chỉ. Từng tốp gia đình tỏa vào nhà dân nơi người thân trú. ồn ã ý ới, rồi là những thằng như Tôi không có ai đến thì lẳng lặng lo cơm nước, bẽn lễn nhận quà “ các chú ăn quà cho vui với em ló” và tăng xuất đú gác đêm cho chiến hữu. Thời gian đó mưa phùn gió rét, báo động di chuyển liên tục, điểm danh liên tằng vì nhót nhót có bác chuồn.

Ngày 08/1/1973 cả C3D76 tập trung ở đồi thông gần ga Lương sơn, bên ngoài hàng rào là người thân khóc lóc, ăn nghỉ vạ vật cho tới khi cả D76 lên tàu hỏa xuôi về nam. A trưởng và tôi được đi đào tạo tại ĐHL sư đoàn, 4 tên đảo ngũ còn lại 7 người đi B ( sau này anh Sơn hy sinh,anh Đường cụt chân) 15 lính CSV tại C3 này (trừ tôi ra) đã vào nam chiến đấu. Phang phảng về C3D76 trình Chiến hữu đọc nhớ lại thời kỳ đầu Chúng ta vào lính. Thế thôi ạ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]