TRẦN
MINH HẢI
P9
Năm
2008>Tháng mười: có trận lụt khủng khiếp tại Hà nội ta, đường Trần Duy Hưng
nước ngập gần hết bánh xe ô tô, để lại núi dày dép khổng lồ của mọi người chạy
mất dép bỏ lại. Nhà tôi tọa lạc ngõ 148, nước ập vào nhà ngập hủm tận gương xe
Dram100 hơn tuần lễ. Giờ mùa mưa, Hà nội ta ơi-đâu cũng úng ngập-sảy ra như cơm
bữa.
Trạnh
nhớ làng Giàn xưa kia, dù mưa bão bít bùng>đường gạch giữa làng nước chỉ
ngập 20 cm (nước mưa trong văn vắt đồng đong cân cấn bơi tung tăng gạch đường
làng đỏ au, xen lá cây xanh ngắt bị gió mưa làm rụng> tạnh mưa là hết ngập).
Chợt nhớ hệ thống ao hồ-ngòi-mương của các cụ thật tài tình. Giờ cái hệ thống
thủy lợi tự nhiên ấy còn là trong dĩ vãng của lớp người xưa. Nay kể lại đôi
chút “Nhất Thủy nhì Hỏa“. Chợt nghĩ phong tục xưa không phải ai cũng biết. Đó
là gạch lát đường cái chính và các xóm ngõ-tiền của dân làng đóng góp+trong đó
có tiền nộp cheo của trai thiên hạ>về làm rể làng Giàn. Gạch chọn lựa kỹ
càng, bao năm không nứt vỡ. Rơm rạ phơi, xe bò kéo hàng, trâu bò qua, ô tô vào
làng chở tăm xuất khẩu chạy phe phé...Nay đã trải nhựa đường chính, đổ bê tông
các ngõ-không còn dấu tích xưa.
Trước
hết là các ao trong làng, được hình thành do đào đất đắp nền nhà.Ao to thả cá (lễ tết thì đánh bắt), các ao nhỏ phục
vụ cho tắm, giặt giũ quần áo, rửa rau vo gạo ,rửa chân tay khi làm đồng về, ao
còn được thả bèo nuôi lợn, thả vạt rau muống bè, tiện nước tưới cho cây trong
vườn,sẵn nước cứu hỏa (phòng cháy đống rơm+nhà bếp). Vớt bùn ao trang luống để
gieo mạ trên sân. Mùa khô nạo vét lấy bùn đắp cây vun luống rau vườn thêm chất
màu... Cầu ao to là trung tâm báo chí truyền mồm. Ao là trường học cho trẻ con
học bơi, thực tập các bài câu cá trộm. Các mẹ xúc rổ sảo kiếm tý tôm tép
cua-quấy bột trẻ con lúc nhỡ nhàng. Các ao thiết yếu cho dân quê xưa lắm nhá-thế
hệ sau này không thấy ao+ít biết, đành viết ra cái thời “Ngày xưa ơi“. Viết ao
kèm tên các vị đã khuất-âu cũng là cách tưởng nhớ người xưa gắn bó với làng,
vất vả chịu khó „“Một nắng hai sương“ sinh con đẻ cái+xây đắp quê hương có diện
mạo như ngày nay...
AO
TRONG LÀNG
1/Tính
từ cây đề đầu Mảng hài đầu làng, đi dọc đường chính tới cuối làng
-mé bên
tay phải đi vào ao: ông Lý Ngư>ao chú ba Phẽo>ao chú phó Mức>2 ao ông
Sỡi (mé trong có ao bác tư Vời) các ao nối với nhau bằng rãnh nước+chui cống sau
cổng làng đổ ra ao Phe. Qua cổng xóm Chùa đến ao bác Ngác>ao đình (phía
trong là ao anh hai Hồng) qua cổng xóm Chùa rẽ phải >ao chú Phảo và ao trước
đền (may còn nguyên diện tích và hình dạng xưa).
-mé bên
tay trái:ao anh hai Tùy (phía trong có ao ông Phần>ao bác tám Chiu>ao bác
Thọ>ao chú Thịnh) kể tiếp>ao chú Sới>ao ông tư Thiệp> ao Phe>ao
Trực phía trong>ao ông ba Doanh>ao bà phó Luẩn>ao chú Băm. (Sau ao Băm
này có ao anh cả Vung, ao bác Đạt ở trong)>ao ông Bường>ao bác ký Chưng ở
trong. Phía ngoài là ao bác ba Đương>ao các cụ (trước cửa Đình hình bán
nguyệt theo phong thủy rộng-nay bị thu hẹp lại kiểu chữ nhật)>ao bác cả Trác
(sát cổng chùa cả ra đồng)Phía nhà bác hai Đắc HTX còn đào một cái ao to cạnh
sân kho-là chuyện của về sau
2/Ngõ
vào xóm Điếm: tay bên trái ao ông Lý Cần>...ao chú Chạy, ngách về sau điếm
có ao chú ba Mỹ>ao chú ba Cương>ao chú tư Khây (bên kia là nhà năm Tò)>ao
chú phó Lộng. Tay bên phải ao bác cả Xanh>ao bác hai Giao (nằm giữa 2 nhà
anh cả Đức và bác cả Phiếu). Cuối cùng là ao chú sáu Đồn. Quanh đó có ao bác
hai Bé, bác hai Thọ
3/Ngõ
vào xóm Trại : tay trái ao Câu lạc bộ>ao bác tư Tít> ngoặt vào là ao bác
Thấy>ao anh hai Hoa trong cùng. Tay bên phải đi vào ao chú Phê cung văn>
rẽ sang ao chú hai Thanh. Ngách vào chú hai Thuận có ao con của chú Duệ>ao
bác tư Vần.
4/1/3
chiều dài ngõ 148 TDH là ao Phe>ao anh cả Vung>ao bà Quận>ao bác cả
Tình, ao chú tư Thêm. Xuôi theo chiều về Hào có ao ông bá Lơn ở trong. Phía ngoài
là ngòi nước dài 500m từ nhà anh cả Tộ nối tới Hào
5/Rìa
làng bao quanh xóm trại: sau ao ông Lý Ngư>ao ông phó Khao>ao bác tư
Òm>ao ông cả Mọc>ao chú Na>ao chú ba Mại>ao chú hai Vị>ao anh
hai Hoa>ao anh cả Tuân>ao anh cả Ca>ao bác hương Vấn>ao bác hộ Tý.
Xóm Chùa còn thêm 2 ao Ông phó Bình và ao chú năm Khắc. Ngòi nước bao quanh rìa
làng này được nối với ao trại chăn nuôi...để ra cánh đồng hàng xã.
6/Ao
quán cụ Thia xưa>vào cổng xóm Đầm :ao bác cả Chóp>ao bác cả Họa. Ngách
qua nhà chú trưởng Linh có ao ông Thống. Ao chú cả Kho. Ao nhà bác Tròn, Ao bác
cả Khôn. Ao bác năm Di. Ngách ra đền bình văn xưa có ao dài mà nhà bác cả
Tường-chú ba Khương-chú hai Chức-cô Nguyệt ở ven bờ. Đền bình văn 3 mặt là ao
to. Ao ông Thường. Ao bác ba Tụng. Ao chú Chạ.Ngách qua chú hai Phan cò có ao
bác Hội>ao bác hai Ký>ao cụ Ạo gần nhà bác Duệ
ĐÊ VÀ
MƯƠNG
-Năm
1965 Thành phố xây đê chống lũ vòng trong cùng, kéo dài từ sông Tô lịch bao
quanh làng ta vòng qua đài phát thanh Mễ trì. Có đê sẽ xuất hiện các hố đê
quanh làng.Công dụng là trữ nước mùa cạn-tiêu úng mùa mưa-có thêm kéo te+kéo
vó+nuôi vịt đàn cho làng+ao bơi lội cho trẻ. Mép đê phía làng có mương nổi lấy
nước từ trạm bơm đầu Q10 cấp cho đồng Ngo Cùng. Nên khi có đê bao>cấy lúa
phía quán đầu eo hay bi úng ngập khi gặt mùa mưa>dân đóng bè chuối, thuyền
nan gặt mò>phơi bó lúa sườn đê cho ráo>rất cực. Làng ta mua khoai sắn cứu
đói chợ Vạn+dân Mễ trì ra phố bán hàng
xáo và cốm đều gánh gồng trên con đê này. Mặt đê chỉ có ô tô con là đi lại dễ
dàng thôi-Giờ là đoạn đầu Trần Duy Hưng>Trung kính>Vũ phạm Hàm (qua Chùa,
qua Đình)>sau Big Thăng long.xiên qua TTHN quốc gia.
-Hệ
thống mương liên xã, lấy nước sông Tô lịch ở 2 đoạn bờ sông xẻ thấp: Đầu phố
Trần Duy Hưng và đoạn Mông voi-đường Nguyễn Khang nay. Mương bẻ chữ U-đáy dọc
sông Tô, nhánh trái qua thôn Thượng, Hòa mục rồi quặt phải qua quán Vò gạo+quán
Dền cánh đồng bãi xưa-nhánh phải chảy dọc làng Cót-ngoặt trái lên mạn Dịch
vọng. Học trò đi học qua toàn phải xắn quần, tháo guốc gỗ dép cao su.Thi thoảng
mới có cầu bắc ngang qua bằng mấy tấm đan (phục vụ xe cải tiến ngang qua) người
qua mương gánh phân-vơ cỏ-gánh lúa và rạ rơm phải đi vòng vèo. Tôm cua cá tép
sinh sôi-cấp chất đạm cho người nhà quê quanh năm là ở đây chứ đâu (có khối cao
thủ kéo vó, đặt đơm đó, mò cua bắt ốc, kéo te-mang sản phẩm mang ra Cầu giấy và
Ngã tư sở bán).Ở cái thời khốn khó 1965-1980 chỉ giỗ tết thì mới dám thịt con
gà, chung đụng thịt lợn đội.
Đầu xuân viết tý chuyên đề, trình bà con ta-rỗi thì nhòm tý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]