K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

22 tháng 2, 2017

VÀI NÉT VỀ LÀNG GIÀN TRUNG KÍNH HẠ-TRẦN MINH HẢI

TRẦN MINH HẢI - K6I

P8
  
Viết ngoài chính sử,biết đến đâu Tôi viết tới đó, có sai sót nhầm lẫn mong Bà con Làng ta nhận xét, góp ý giùm cho. Về các Sắc phong ở Đình làng ta. 
Cây đa,Giếng nước, Ao làng, Đình Chùa Miếu là biểu tượng của quê hương mà những ai xa xứ thường đau đáu nhớ về. Đình ngoài là nơi hội họp, lễ Thánh, còn lưu giữ các đạo Sắc phong của các triều đại ngày xưa (là niềm tự hào, là bảo vật quý của địa phương). Chỉ ngày lễ trọng mới được rước ra kính cẩn lễ bái và chiêm ngưỡng-dân đen mấy ai được nhìn tận mắt ?.
Thế rồi VN ta chiến tranh liên miên+thiên tai+thời tiết khắc nghiệt...làm các văn bản quý báu ấy cứ rụng rơi mất dần theo thời gian. Thế rồi chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm xưa...đứt đoạn mạch truyền thống đọc+hiểu chữ nho xưa,làm cho lớp trẻ  nay dù có quan tâm cũng đành chịu-biết tìm biết hỏi ai ?. May thay còn có nhiều người tâm huyết  với Làng, có nhiều lượt đóng góp công+của để trùng tu+phục chế+cung tiến hoành phi câu đối, nghi trượng và các đồ tế khí... vào các Công trình xưa ở Làng, với tất cả tấm lòng tự nguyện thành kính. Các tư liệu báo chí, văn bản xưa đã được nhiều người có tuổi âm thầm sưu tập, viết bài cẩn trọng để chờ ngày trình Làng. Lớp trẻ hiện nay đã tận dụng ưu thế vi tính, có ý thức chụp ảnh quay phim lưu cho thế hệ sau này, đồng thời giao lưu với các trang mạng khác, cho thiên hạ một cái nhìn trân trọng về Kẻ Giàn Trung Kính hạ của đất Thăng long xưa.
Qua tìm hiểu, tôi rất cảm phục ông Nguyễn khánh Bình tự học mấy chục năm chữ Hán Nôm để rồi trở thành một Chuyên gia. Ông vào Viện Hán Nôm, Viện thông tin KHXH nhà nước, sưu tầm: Sắc phong Triều đình ban,Thần tích Thần sắc, Hương ước, Khoán ước và các Thư tịch cổ (sớ, văn khấn, văn tế...) của làng mang về dịch, Ông không giữ riêng mà phổ biến cho học trò và những người tâm huyết với quê hương. Chính Ông đã tìm ra các đạo Sắc phong Vua các đời ban cho làng, và về báo cáo các bậc Cao niên. Được sự ủng hộ của các bô lão+học trò+dân làng và một số người có nhiệt tâm...Ông là nhân vật chủ lực tiến hành các bước thực hiện Công trình. Trò của Ông toàn GS+TSKH+Nhà thư pháp nổi tiếng+Nghệ nhân+Phóng viên báo đài... đã tận tình giúp thầy mình- vượt qua nhiều khó khăn>ngược dòng thời gian>cẩn trọng mọi bước đi phục chế>sao cho đạt chính xác nhất có thể. Đặt làng Nghĩa đô truyền thống chuyên làm giấy dùng cho Vua viết SP.Nhờ nhà Thư pháp nổi tiếng Trịnh Tuấn thể hiện nét chữ văn bản đời Lê+Nguyễn, chụp triện lưu. Ông chụp lưu trữ+trưng bày ảnh ở Đình...Để cho Chúng ta tận mắt thấy các Đạo sắc phong phục chế: Lộng lẫy+rực rỡ vàng son>ngự trên ban thờ của Đình làng Trung Kính Hạ.
Các đạo Sắc phong (SP) của các triều đại xưa tuân theo quy tắc rất nghiêm ngặt, dấu triện vuông son đỏ Vua ban đều  dùng chữ “Sắc Mệnh Chi Bảo“. Chỉ có khác hình thức... mà Viện Hán Nôm đã lưu trữ được rất nhiều (Nét chữ đời Lê bay bướm, đời Nguyễn vuông khổ mực thước). Việc phục chế các SP dựa trên ảnh gốc chụp lại, rất thuận lợi...Nên nhiều năm qua+nhiều địa phương đã làm SP, nhằm cho hậu thế quê hương hiểu biết các văn bản Vua ban cho làng.
Với ông Bình, dù ông khiêm tốn không nói nhiều về mình. Nhưng tôi biết nhiều điều thú vị, xin chia sẻ với bà con :
+Tất cả các chữ Nho ở Đình, Chùa, Miếu, Hoành phi, Câu đối trong làng Giàn ta đã được Ông tập hợp chú giải trong quyển “ Một số tư liệu về Đình Chùa Miếu thôn Trung kính hạ“, giúp dân làng hiểu rõ văn thơ các bậc Túc nho đời xưa tại Làng. Bước sau Ông sẽ  bổ sung ảnh chụp đặc tả các hiện vật minh họa bài đã nêu, hoàn chỉnh cuốn sách.
+Kỷ niệm 1000 năm Thăng long-Hà nội, lòng Ông thôi thúc đóng góp cụ thể việc phục chế các SP Vua ban cho Làng. Không giữ lưu trữ làm của riêng+vượt qua các trở ngại...để bây giờ và mai sau làng ta thấy tận mắt các văn bản quý giá cách đây vài trăm năm xưa (thực chất bây giờ ối người còn chưa biết). Hy vọng Ông sẽ chụp rõ nét 14 đạo SP này để “bắn“ lên Facebook cho nhiều người xa quê được chiêm ngưỡng. Mấy năm trở lại đây Ông đã cùng bà con thực hiện một số câu đối bổ sung vào các công trình trùng tu (tuân theo phong cách và hình thức xưa).
+“Hữu xạ tự nhiên hương“ các địa phương lân cận và một số nơi đã nhờ ông biên dịch văn bản cổ của làng họ. Ông đã nhiệt tâm chú giải. Từ các văn bản xưa Ông đã biên soạn thành Giáo trình dạy biết bao thế hệ trò lớp Hán Nôm. Việc tổ chức các lớp học từ bàn ghế, đèn quạt, bảng đen, giáo trình đều được học viên tự nguyện đóng góp tùy theo khả năng của mình. Dù tuổi cao Ông vẫn đi giảng dạy đều đặn, kết hợp với thực tế nơi mở lớp...cho trò nhớ lâu chữ Thánh hiền, hiểu biết thêm các phong tục đẹp của cha ông xưa.Bằng lời nói rủ rỉ chân tình
+Thực tế học chữ Thánh hiền để tu dưỡng tâm hồn, lòng kính trọng tiền nhân, thêm hiểu+thêm yêu quê hương đất nước, thấy cái hay cái đẹp của chữ tượng hình gắn với phương ngôn+hành động...cô đặc chỉ bằng vài nét bút lông “Nét chữ nét người“. Chỉ những ai đã trải qua vọc vạch chữ xưa mới cảm nhận thấu đáo Đồng âm Dị nghĩa, cái hay của Chữ tượng hình, đã viết thì phải hiểu thấu đáo từng con chữ...(mà 5 năm học Trung văn phổ thông xưa đã cho tôi biết)
Ông tranh thủ phổ biến cái hay, cái đẹp của Tiền nhân để lại, ở mọi nơi mọi lúc. Sách ông tập hợp tư liệu làng ta sẽ là vô giá.Tin là trong số các trò hiện ở làng>sẽ có người nối tiếp sự nghiệp+tâm huyết của Ông hôm nay. Người làng ta ra Văn Miếu “cho chữ“ đầu xuân đều là trò cũ của ông Bình.Lớp Hán Nôm Ông dạy đã có tiếng vang đất Hà thành gần 2 chục năm qua. Vững tin những gì Ông sưu tầm được và viết ra : sẽ có ích cho Làng ta về sau này.
+Thiển nghĩ : Rất cần có kế hoạch giữ gìn và bảo quản lâu dài các văn bản Sắc phong thực hiện công phu này (kín và chống ẩm mốc). Sớm tu chỉnh các sai sót khi phục chế các hạng mục kiến trúc (cho đời sau hiểu chính xác văn tự Tiền nhân xưa để lại). Tạo điều kiện cho các Phóng viên báo viết và báo hình về làng tác nghiệp, tạo thiện cảm tốt đẹp nhất với khách thập phương đến dự hội Đình. Lớp trẻ sau này sẽ viết tiếp các Câu đối hay>nối mạch các Tiền nhân>để treo tiếp vào các Danh thắng của làng Giàn ta. Sẽ duy trì và phát huy tốt hơn các lễ hội. Sẽ mở rộng giao lưu liên kết...Tôi biết rất nhiều bạn trẻ tâm huyết với Làng, có nhiều suy nghĩ và hành động mới mẻ. Đừng nên coi thường mà nên lắng nghe rồi ủng hộ các kiến nghị hợp lý hợp tình của họ. Chân thành nêu ra, mong mọi người chỉ giáo đúng sai.
DANH MỤC CÁC ĐẠO SẮC PHONG (Đã có bản dịch trong Đình, nên không đăng nội dung văn bản-ngày tháng tính theo âm lịch-ghi tước hiệu Vua ban)
1-SP ngày 24/7 năm Cảnh Hưng 1 (1740) Đương cảnh Quốc vương Đại thần
2-SP ngày 8/8 năm Cảnh Hưng 28 (1767) Đương cảnh Quốc vương đại thần.
3-SP ngày 16/5 năm Cảnh Hưng 44 (1783) Quốc vương Đại thần
4- SP ngày 26/7 năm Cảnh Hưng 44 (1783) Quốc vương đại thần.
5- SP ngày 22/3 năm Chiêu Thống 1 (1787) Quốc vương đại thần.
6-SP ngày 2/9 năm Quang Trung 4 (1791) Quốc vương đại thần.
7-SP ngày 12/12 năm Cảnh Thịnh 1 (1793) cho 2 vị Quốc vương đại thần và Thiện nghĩa-Hoằng ân phương dung.
8-SP ngày 3/10 năm Tự Đức 10 (1857) Quảng hậu Chính trực, Hựu thiện chi thần>Quảng hậu, Chính trực, Hựu thiện, Đôn ngưng chi thần.
9-SP ngày 24/11 năm Tự Đức 33 (1880) Quảng hậu,Chính trực,Hựu thiện. Đôn ngưng, Bản cảnh Thành hoàng chi thần.
10-SP ngày 1/7 năm Đồng Khánh 2 (1887) Quảng hậu, Chính trực,hựu thiện, Đôn ngưng, Bản cảnh Thành hoàng chi thần>Dực bảo ,Trung hưng chi thần.
11-SP ngày 18/11 Thành Thái nguyên niên (1889) thờ Thiệu nghĩa Công chúa, Hoằng ân, Dực thánh phu nhân chi thần>Dực bảo trung hưng, Linh phù chi thần.
12-SP ngày 11/8 năm Duy Tân 3 (1909) Dực bảo Trung hưng, Linh phù, Thiệu nghĩa công chúa, Hoăng ân>Dực thánh phu nhân chi thần
13-SP ngày 25/7 năm Khải Định 9 (1924) Bản cảnh Thành hoàng tôn thần>Tĩnh hậu Trung đẳng thần.
14-SP ngày 25/7 năm Khải Định 9 (1924) Thiên nghĩa công chúa Hoằng ân Dực thánh phu nhân tôn thần>Trinh uyển tôn thần..

Đầu xuân Đinh Dậu, mạo muội đôi lời trình bà con làng ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]