K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

21 tháng 2, 2017

VÀI NÉT LÀNG GIÀN TA P-11

TRẦN MINH HẢI - k6i


Sau khi Tôi đã đăng phần 9, bà con ta ngỏ ý muốn biết vị trí các cánh đồng xưa kia của làng-mà nay đường phố+nhà cưả+phố xá mọc lên chen chúc-lớp con cháu không thể hình dung diện mạo của đất Kẻ Giàn ven bờ sông Tô lịch đất Thăng long xưa.

Thế nên Tôi viết tiếp phần này, ngõ hầu nhắc lại cách đây 17 năm-dân làng Giàn ta vẫn lấy nông nghiệp là căn bản để sống và tồn tại-kế tiếp hàng trăm năm đã trôi qua, cùng với biết bao nhiêu thế hệ đổ mồ hôi, thậm chí cả máu xương dựng xây cơ nghiệp cho chúng ta thừa hưởng hiện nay.
Trước hết là bàn chân Giao chỉ-mà lớp trẻ không hiểu rõ khi lịch sử đã đề cập tới. Thiển nghĩ với các con đường đi lại+các bờ thửa ruộng manh mún xưa kia toàn là đất thịt, khi bà con ta gánh lúa tưới phân gio (khi trời mưa đường trơn như toa mỡ+lầy lội) cần bấm các ngón chân đi khỏi ngã> ngón chân cái sẽ tòe ngang ra tăng diện tích tiếp xúc. Thời tôi chứng kiến 3 bà người làng đã khuất có kiểu ngón chân đó :Vợ bác tư Trọng, cô Ngan và bác ba Thành.
Tôi đã có nhiều chuyến ngang dọc khắp chiều dài đất nước ta, chỉ đi trên tàu xe lướt dọc quốc lộ thôi mà đã bắt gặp các biển hiệu mang tên kỳ dị... các cầu Khỉ,Tó,Bươu... Trạnh nghĩ làng ta cũng chẳng kém cạnh chi, những là Rộc, Mả chế, Trổ te...Tại sao có tên đó ? Ngay cả các Cụ tại vị xưa cũng không giải nghĩa thấu đáo cho nổi.
Đã có thời mương tiêu lớn trồng hàng dãy cây phi lao, các bờ vùng trồng cây điền thanh xanh mướt mắt. Thửa ruộng thả bèo hoa dâu Nhật bản... Sau này cây phi lao đốn xuống làm chuồng nuôi trâu bò tập trung, cây điền thanh băm nhỏ làm phân xanh, bèo hoa dâu cuối vụ thành bèo tổ ong được vớt lên chôn...Bón loại phân này như muối bỏ bể, lũ trẻ đi mò cua bắt ốc giữa trưa hè khát nước vục tay uống nước giữa ruộng chẳng bị làm sao cả. Sau vụ mùa là đi bòn rau làm bánh khúc, sau vụ cầy ải mò cua bắt ốc, bắt châu chấu+cá rô rạch+kéo vó khi mưa rào. Bắt chuột đồng dưới các túm rạ giữa ruộng và bờ >khói hun chuột xanh um. Bắt được trứng và dăm con Cà cuống+chú ếch vàng sướng không thể tả nổi.
Từ rìa làng phía nam, nhìn qua cánh đồng bãi. Sau quán Vò gạo-gần, quán Dền-xa, sẽ trông thấy xe điện chạy phe phé vào Hà đông. Từ phía tây nam, sau 2 cột ăng ten đài phát thanh Mễ trì, sẽ nhìn thấy dãy núi đá vôi xam xám chùa Hương. Từ mạn tây bắc nhòm thấy ba ngọn núi Ba vì. Phía bắc ngày đẹp trời quang mây thấy ba ngọn Tam đảo sừng sững. Phía đông thôn Thượng nối với thôn Hòa mục, có loa truyền thanh nóc nhà cao tầng (phía cổng làng HM). Thậm chí buổi chiều còn trông thấy phông chiếu bóng lấp ló ở các trận địa pháo 100 và 12,7 mm, các sân kho Cót+thôn Thượng và doanh trại miền nam xưa. Khuya vẳng tiếng loa ga Hàng cỏ dội về rõ ràng... Ấy là do quanh làng ta toàn cánh đồng rộng rãi, chiều chiều cò vạc bay thành đàn về dãy núi xa xăm.
Có thời cò vạc đậu lũy tre anh cả Chức và lũy tre chú sáu Đồn. Có thời bồ nông,bìm bịp, sáo đậu mảnh đất cày vỡ. Có thời chăng lưới bắt đàn chim đồng bãi. Có thời chơi diều, tiếng sáo diều u u trầm bổng suốt cả đêm. Có chiều các ao hồ ùm ùm trẻ con bơi lội. Đói rút trộm đòng đòng, rút trộm ngọ lúa nếp mẩy hạt đem về rang cắn chắt. Có thời mót lúa kế hoạch nhỏ của đội Thiếu niên.Bắt cua leo nước nóng bỏng chân,khát khô cổ
Nhớ nhiều thứ thuở ấu thơ-gắn bó với các cánh đồng làng ta.
Sẽ có sơ đồ cụ thể về các cánh đồng làng ta ngày xưa, bài viết này chỉ nêu>thử trí nhớ những ai đã có thời: chân lấm tay bùn nhổ mạ-cấy hái-vơ cỏ-gánh phân-gặt lúa và các trò vui trên các cánh đồng làng ta xưa kia. Chứ thế hệ sau này chắc chắn không thể hình dung ra nổi
1-Mả ngang : tiếp nối khu nghĩa địa Mả miễu xưa-Khu vực trường cấp 1,2 Trung hòa nay kéo dài giáp đường Mông voi (đường Nguyễn Khang hiện nay) có một cái gò hình đuôi cá phong thủy. Nửa sau là cánh đồng làng Cót ngang qua đình Cót tới cuối làng Cót nay.
2-Mả Chế : khu vực kẹp giữa dốc Chùa xuống lò gạch (đường lên cuối làng Cót) và đường Đìa lơ. Đây là khu đất 5% cho dân làng trồng rau. Xưa kia có mả quan to họ Đặng+2 cột đứng sừng sững. Phía kia của đường Đìa lơ sát hố đê năm 1966-1968 có trận địa súng 12,7mm hỗ trợ 2 bãi pháo cao xạ Cót+Mọc súng 100mm bắn máy bay Mỹ.
3-Gò đường là khu chợ tạm (ngõ 43 Trung kính nay) xưa 8 sào làm nền Đình chung của 2 thôn, sau là trại chăn nuôi lợn HTX Tân phong, sau nữa là Xưởng bia,giờ là chợ tạm.
4-Mả miễu (trường cấp 1,2 Trung hòa) là bãi đất cao thấp không đều nhau, có nhiều bụi dứa dại và bụi duối cổ thụ. Có nhà gạch nhỏ làm chỗ nghỉ chân sát đê, Nơi đây là nghĩa trang xưa, thập kỷ 1964 xẻ mương làm thủy lợi mất nhiều mồ mả nhỏ bé, 1965 xây 2 căn nhà ngói có cưa kính cửa chớp là trường cấp 2 đẹp long lanh...
5-Hàng bát (suốt chiều dài hồ ngõ 110 Trần Duy Hưng nay) bắt cua toàn gạch vỡ. Hất về phía hàng xã là khu chùa Trong xưa, có gò Cửu long dựng tháp chuông chùa xưa. Nơi đây toàn chôn cất trẻ con xấu số đoản mệnh. Kế tiếp là đồng hàng xã, có lô cốt Pháp xưa+bên cạnh là đền nhỏ trấn yểm-trừ toét mắt.
6-Hố mẻ phía trái ngõ 110 Trần Duy Hưng kéo dài, là cánh đồng trũng quanh năm và rất nhiều đỉa đói. Thôn trên gặt lúa, bỏ rạ trôi lều phều. Nhà tôi hay vác thuyền nan ra vớt>bốc lên bờ phơi khô về đun nấu. Có trạm bơm nước chạy dầu lịch phịch nổ cấp nước cho 2 cánh đồng Bãi dưới (sát quán Vò gạo) Bãi trên giáp ven làng và khu hào xưa.
7-Ngo ngã tư Thăng long-Phạm Hùng-Khuất duy Tiến :BigC Thăng long nay chiếm diện tích lớn của Ngo+khu Viglacera. Xưa có mương lớn trồng các dãy phi lao
8-Thái hồi (Đồng mái) là khu đất cao trước ao cửa đình, đây có nhiều mồ mả của người xưa cất trên ruộng nhà mình.HTX quy hoạch làm khu gieo mạ tập trung, vào mùa người+xe cải tiến tập trung rất đông nhổ mạ đi cấy. Có hố đê kéo dài chân đê thuận tiện cho nuôi vịt đàn.
9-Bù nền (Bờ nền, Bồ nền) là khu tiếp giáp Thái hồi về phía tây kéo từ quán Đầu eo ngang về cánh đồng Cót.
10-Táo: hố đê+mương tiêu chạy dọc hướng Bắc-Nam,xưa có trận địa pháo 12,7 mm bắn máy bay Mỹ 1965-1967 có cống xây gạch 3 ngả
11-Nhội : tiếp nối Táo về phía gần Mễ trì
12-Trổ te cuối mương tiêu từ Táo về giáp đường cánh đồng bông Nay là khu vực sau trường Nguyễn Viết Xuân (phố Trung Kính)
13-Trổ cầu>quán Đầu eo>Ngo cùng :Hàng dọc bên tay trái đê, tính từ cổng Mả đầm hướng về Mễ trì thượng,
14-Rộc : cánh đồng Trổ te theo mương tiêu (Anh cả Thung nuôi vịt đàn ngày xưa) về khu Thái hồi
15,16-Tràng eo, Tràng hào :Quán Đầu eo có dốc xuống cánh đồng bãi, sẽ có 2 cánh đồng: Phía mễ trì gọi là Tràng eo, phía gần hào gọi là Tràng hào. Hai cánh đồng này mưa bão hay úng ngập vì là ở phía trong đê, nước trong làng đổ ra thoát không kịp. Tất lẽ dĩ ngẫu mùa gặt>gặt mò>vớt lên mảng bè, thuyền nan> phơi ráo nước ở sườn đê>gánh về>cực lắm.
17-Ngo cùng gần sát Mễ trì, có lùm cây đền Sơn hải đại vương và các đầm thả hoa sen hoa súng.gánh lúa theo bờ đê về làng là xa nhất. Sau này nhiều người bỏ không cấy hái, dân Mễ thuê lại.
Vài lời nôm na, trình ra với bà con, ai có rỗi rãi thì đọc !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]