K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

4 tháng 2, 2017

Phải nghiêm túc nhìn thẳng vào vấn đề trước khi quá muộn

Các bạn xem và đoán xem bài này của ai, đăng báo nào?
- PV: Theo ông, điều gì đã khiến xã hội chúng ta, chỉ trong mấy chục năm, từ một thế hệ có thể cùng nhau vào sinh ra tử, một thế hệ có thể vừa đi vào chỗ chết vẫn đủ tinh thần hát vang cả dãy Trường Sơn lại có thể thay đổi đến nhường này?

- Không biết các nhà lãnh đạo đất nước có bao giờ ra đường nhìn những người nông dân đi biểu tình không. Nhưng tôi cứ nhìn những bà già trùm khăn ngồi bên vệ đường trong đoàn biểu tình, càng nhìn càng không tin nổi họ đang làm gì xấu hay đang cố giành về cho mình những thứ không phải của mình.
Nếu bản chất họ thế thì sẽ không có việc họ đi theo Đảng, theo cách mạng trong suốt cuộc kháng chiến đó. Họ sẽ không hiến cả nhà cửa của mình, gia sản của mình, con cái của mình cho cách mạng.
Vậy mà chúng ta đã làm gì để khiến họ thành ra như thế? Tại sao những cái đã tạo ra sức mạnh phi thường cho chúng ta trong quá khứ thì giờ đây chúng ta lại đang phá vỡ nó? Giờ chúng ta không phải đương đầu với những khó khăn như thời chiến.
Giờ chúng ta chỉ phải đương đầu với chính những khó khăn do chúng ta tự gây ra, vậy mà cứ mỗi ngày ngồi ở đất Sài Gòn, nhìn thiên nhiêu ưu đãi thế này mà chúng ta không ngẩng đầu lên được, tôi cảm thấy xót xa vô cùng. Những người đã khuất nhìn thấy điều này sẽ càng xót xa hơn.
Khi góp ý cho Đại hội Đảng, tôi từng nói một điều rất đau khổ là bản thân chúng ta chưa tạo được một cơ chế dân chủ cho chính Đảng của mình. Và khi chưa thể làm được điều đó, ta khó lòng tạo ra sự dân chủ cho cả xã hội.
Và sự mất dân chủ này sẽ làm biến dạng ghê gớm, biến dạng sâu sắc Đảng. Sự biến dạng này nó sẽ gây ra những sự biến dạng trong các vấn đề khác: vấn đề về kinh tế, về xây dựng, về giáo dục, về con người…. Mà sự biến dạng đó sẽ vô cùng nguy hiểm!
Việc những người Việt sẵn sàng trói và đánh đến chết một kẻ trộm chó không đúng với bản chất của dân tộc này. Việc 5 người công an cùng đánh một nghi can của vụ án đến chết cũng không đúng với những gì tôi biết về dân tộc này.
Tôi không tin một người có thể cứa cổ đứa trẻ 8 tháng tuổi có thể chết vì dân tộc mình. Những người không biết động lòng, không biết xót xa trước sự đau khổ của người khác thì không thể nào chờ đợi tình yêu đất nước từ họ. Thế thì chúng ta phải nghiêm túc nhìn thẳng vào nó trước khi quá muộn.
Tôi cho rằng, có lẽ chúng ta đang gặp một lỗi lầm nghiêm trọng về hệ thống.
Có lẽ, những điều mà chúng ta đã từng vì nó mà  chiến đấu ngày xưa, thì giờ chúng ta đang phản bội nó, đi ngược lại nó, xa rời nó.
Ngày xưa chúng ta chiến đấu để bảo vệ nhân dân, để giải thoát nhân dân khỏi những bất công, bóc lột, thì bây giờ sự bất công đang quay trở lại trong sự phân chia lợi ích giữa những người có chức có quyền với những người dân thường, giữa những người giàu với những người nghèo.
Và như một cỗ xe, khi bộ phận này hỏng hóc mà chưa kịp sửa chữa, sự hỏng hóc ấy sẽ lan sang những chỗ khác và làm cỗ xe ấy xuống cấp trầm trọng.
Và có lẽ phải rất bình tĩnh, rất chân thành, rất tha thiết, rất thẳng thắn để nhìn thẳng vào vấn đề, đối mặt với nó, chúng ta mới giải quyết được những vấn đề ấy.
- PV: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không chịu đối diện...
TS Lê Kiên Thành: “Tôi cầu mong, chúng ta sẽ thức tỉnh…”
Niềm tin về ngày đất nước thanh bình đã gắn trong tiềm thức của người nữ chiến sĩ
- Tôi kể bạn nghe một câu chuyện do một lãnh đạo Đà Nẵng kể lại tôi nghe. Ở Đà Nẵng, có một vị cán bộ cao cấp bị điều tra tội tham ô. Một người phụ nữ đã đến gặp những lãnh đạo thành phố và nói rằng, bà tin vị cán bộ kia không thể nào phạm tội được.
Trong chiến tranh, người cán bộ đó bị giặc đuổi chạy trốn vào nhà bà. Khi địch đến, chúng giơ súng vào chồng bà, hỏi: “Mày giấu nó ở đâu?”, bà ấy im lặng không nói. Và “bùm”, chồng bà ấy bị bắn chết. Địch lại giơ súng vào con trai bà, hỏi: “Mày giấu nó ở đâu?”. Bà ấy vẫn im lặng, và chúng nó giết luôn đứa con của bà.
Bọn địch bỏ đi, vì chúng nghĩ không có người mẹ, người vợ nào dám bảo vệ một người dưng nước lã đến hi sinh cả tính mạng mình.
Chính vì thế, người phụ nữ ấy đã tin rằng, cái người cán bộ mà vì ông ta, bà ấy đã mất cả chồng, cả con sẽ phải có trách nhiệm sống xứng đáng với niềm tin ấy. Bởi ông ta đã sống bằng cái giá của hai mạng người, đã sống bằng sự hi sinh đắt đỏ và bi thương của cả gia đình bà.
Khi nghe câu chuyện đó, tôi cứ cầu mong niềm tin của bà ấy là thật, và vị cán bộ đó tốt nhất là hãy xứng đáng với niềm tin đó. Nhưng lỡ không may nếu người cán bộ đó đã phản bội sự tin yêu đó,  thì người đàn bà đó sẽ phản ứng thế nào, sẽ có thể quay lưng và oán trách như nào? Tôi thực lòng không muốn nghĩ đến chuyện đó.
Khi người dân yêu ta, họ sẽ yêu đến tận cùng. Nhưng để đến lúc họ quay lưng lại, thì sự quay lưng ấy cũng có thể sẽ khủng khiếp hơn cả những gì mà chúng ta có thể hình dung. Tôi cầu mong, chúng ta sẽ thức tỉnh sớm để vẫn giữ gìn được bản chất tốt đẹp của dân tộc này!
- Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]