(Đăng FB TMH 3/1/2017)
TRẦN MINH HẢI
Nói sơ vài nét về 1 làng cổ miền bắc nhá, Cây đa bến nước giếng làng thân thuộc. Đình là nơi thờ Thành hoàng làng (xin xem bài “Hội Đình kẻ Giàn“ tôi đã đăng trên Blog này 12/11/2016), Chùa thờ Phật (sẽ đăng sau), Đền (ở xóm đầm đã đăng: tranh ảnh 3/1/2017) miếu (sau chùa sẽ viết tiếp sau) là các nơi linh thiêng. Hôm nay xin nói về Cổng và Điếm xưa.
Trước hết mỗi làng đều có 1,2 cái cổng ra vào, còn lại là các rặng lũy tre rào kín bao quanh. Xưa đói kém giặc giã liên miên, tối sẽ đóng cổng đề phòng trộm cướp. Thế là Điếm canh làng ra đời, có Trương tuần đảm nhiệm cắt cử tráng đinh các nóc nhà lần lượt ngủ tại Điếm này, có trống và Tù và báo hiệu. Điếm làng ta ở sau cổng làng (mặt trước nhà ông Phẽo bây giờ). Nhà thờ Tổ nghề hiện nay ở giữa làng, xưa có bức Hoành phi “Đãng Bình Chính Trực“ có ban thờ tổ nghề, tráng đinh ngủ canh đêm, người làng quen gọi vắn tắt Điếm...?!Lại nhớ tới Cô đồng Hiếng trú tại đây lúc cuối đời (Cô Hiếng có căn đồng hầu Mẫu và Tứ phủ công đồng, là chị của ông Hân xóm Trại), Nhớ ông Phê lưng còng ở xóm Trại-Cung văn nức tiếng một thời. Chạnh nghĩ nếu 2 vị này còn sống vào thời nay chắc chắn sẽ được phong danh hiệu Nghệ nhân chứ chả chơi !
Cổng làng ta xưa đã được thế hệ sau quay video và chụp ảnh giới thiệu cả
nước biết (thông qua các Clip của các Đài TH) Nhưng bà con ta hàng ngày đi ra
đi vào, mấy ai biết được các hàng chữ của Tiền nhân để lại . Ví dụ -Trán cổng
“Cương Tỉnh Phong Thanh“dịch nghĩa Ranh giới làng có Giếng nổi tiếng
-Đôi câu đối viết dọc “Môn Khách
Cao Ích Hậu Tất Hữu Hưng Long-Lý Vấn Thanh Danh Hiền Nhân Vi Thịnh Vượng“ dịch
nghĩa Thôn nổi tiếng, hiền nhân thịnh vượng-Cửa nhiều khách, làng thêm phát
triển.
Một số Tư liệu sau (Trích Phả ghi sự tích thần hoàng-Soạn thời Hồng phúc
nguyên niên năm 1572):
1-Xưa các chữ húy nhất thiết cấm là Nộn Quốc Độ Viên (thế cho nên cái
cuốc đất phải gọi trại đi là cái bổ)
2-Ngày sinh, ngày hóa của Thần (tính ngày âm lịch) cho bà con tham khảo
+ Ngày Thần sinh 14/2
+Ngày Thần hóa 12/10
+Ngày Thánh Mẫu hóa 10/7
+Ngày Thánh Phụ hóa 18/12
+Ngày mừng Đại vương hành quân đánh giặc 2/12
+Ngày 10/2 Chính lệ khánh hạ Đại vương
+Ngày 12/3 Chính lệ khai sắc khánh hạ
+Ngày 2/6 Chính lệ hồi dân khánh hạ
3-Tên chữ các cổng xóm xưa: xóm Trại Hữu Trại Hạng ( nghĩa là:cổng bên
phải) Xóm Điếm Tả Trại Hạng ( cổng bên phải) Xóm Chùa cả Đại Khả Dong (khả năng
nhiều) Xóm Chùa Cỗ Tự Môn (gần chùa cổ) Xóm Đầm Đàm Trang (đầm và lũy)
(Tư liệu của ông Nguyễn Khánh Bình-Tôi đã xin phép trích dẫn và được Ông
đồng ý)
TIN ĐĂNG KÈM
Đọc sách của ông Nguyễn khánh Bình. Tôi mới giật mình khi biết sự tích,
xin trích dẫn sách :“Tại xóm Đầm có Kính Thiện Đàn là nơi tập họp những người
hiểu biết chữ nho, cùng nhau lập đàn cúng tế để tu thân và giáo dục những điều
thiện cho mọi người. Nơi đây thờ tam giáo đồng nguyên Khổng tử, Lão tử, Thích
ca Mâu ni. Năm 2010 trùng tu đền. Các câu đối ngoài sân do ông NKB thiết kế và
theo dõi thi công“. Xin nói thêm vài điều
-Các thành viên hội này, đầu năm mới phải viết ít nhất 1 bài thơ chữ nho
trình ra để bình văn. Sách có bài thơ của cụ Ký Chưng viết ngày 14/8/1935.Có
các cụ Thủ Giềng, Chánh Bùi, Căn, Long, Chưng...
-Văn bằng của ông NKB (ông còn có nhiều bằng cấp nữa)
-Tranh tôi vẽ khu đất ấy thuở xưa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]