K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

16 tháng 11, 2016

TRUYỆN XEM PHIM NGÀY XƯA

Trần Minh Hải K6i
 Kể chuyện rông dài hầu bà con ta: Chuyện xem phim ảnh cũng đói rách, ngày xưa một thuở học trò: Lũ trẻ chúng tôi hồi ấy nay cũng đã Lục thập hoa giáp có dư, thuở HSPT học hành một buổi, buổi còn lại mò cua bắt ốc chăn trâu cắt cỏ, nấu cơm trông em và đi chơi lúc nông nhàn, buổi tối tập trung học nhóm, sau đó là oánh trận giả, chơi trốn tìm... Hồi ấy quần áo+sách giáo khoa thằng anh con chị thải ra-thì thằng em con em lại dùng, quần áo vá và tích kê dày cộm, cơm ít độn ngô khoai sắn nhiều, ở làng 21h trở ra là vắng lặng yên tĩnh lắm. Chuyên làng xóm chẳng có chi nhiều nhặn.
Tôi nhớ rõ năm 1962 xem đội CB32 về trường cấp 1,2 Miếu-hồi đó trường mái gianh vách đất (UBND phường bây giờ). Phim được xem đầu tiên ở làng là “Cô gái chăn lợn và Chàng chăn cừu” chiếu 1 máy, mò đi sớm xem từ lúc họ căng phông treo loa-kê máy-đếm số cuộn phim-chạy máy nổ rậm rịch-a lô rộn ràng...cho đến lúc bị xua ra bắt mua vé.. Cho tới giờ vẫn nhớ cảm giác phấn khích mỗi buổi chiều đi loang quăng, bất ngờ thấy xa xa: mảnh phông trắng lấp ló sau các ụ pháo 100ly (doanh trại Cót, doanh trại Mọc) bắn tầm cao, ụ đại liên 12,7 ly bắn máy bay Mỹ ở tầm thấp (bãi Mông Voi-đường Nguyễn Khang nay,bãi dốc đê đi cánh đồng Mả ngang, gần Cót-Phố Trung kính nay) Phông CB trắng toát lấp sau lùm cây doanh trại Miền nam-đây là xưởng SC ôtô  của Bộ đội miền nam tập kết, chuyên chiếu phim 16 ly (1 cuốn bằng 3 cuốn 35 ly), sau này có chú lấy cô giáo Toàn (Cục quân y ngày nay) và đơn vị thông tin Q10  đường Trần Duy Hưng. Xe CB quân đội thường là xe tải-2 máy chiếu trên xe. Hoặc là đang học buổi sáng thấy đội CB32 chở bằng xe bò loa máy gửi nhờ nhà Lợi cụt, anh Kim lác, buổi chiếu điện phập phù “Đ/chí máy nổ cho tăng thêm mấy vôn” đã thành điệp khúc, hết cuốn máy rồ to người xem chưng hửng ồ lên.Thập kỷ 1960-1964 làng không có điện, có mỗi 1 chiếc loa (nghe chuyện cảnh giác và sân khấu truyền thanh tối thứ 7, tiếng thơ đêm chủ nhật) treo trên nóc Câu lạc bộ bây giờ. Khắp cả thôn chăng đầy dây đẻ nghe đài Ga len-dân Mễ trì  gần đài phát còn chăng dây trời mắc bóng đèn thắp sáng 6-12 vôn (Phim VN “Câu chuyên quê hương” xưa có đoạn người dân ra khỏi nhà, đã bẻ cần cong buộc kim khâu ra khỏi miếng hợp kim Si lic (để tắt loa). Người làng ta hồi ấy đi tàu điện từ Cầu mới đến bến xe Hà đông, vào dãy hàng gần cầu Hà đông mua: loa gò sắt tây +lắp tai nghe vỏ gỗ+chọn cục ô xuyt si lích (phụ kiện đài Ga len) về nghe. Đồ ấy cũng đắt như tôm tươi. Năm 1962 cả trường đeo vòng lá ngụy trang hành quân tới triển lãm LX ngày nay tại Vân hồ, mới biết máy chiếu phim gia đình của LX to bằng cái tủ lạnh (chiếu phim 35 ly vào tấm kính mờ 16ins đặt chéo. Năm 1970 triển lãm quốc khánh 2/9 tại sân bay Bạch mai, được xem phim giữa trời của CB quân đội (nhòm màn ảnh là tấm kính mờ gắn đít ô tô, máy chiếu trong xe chiếu ra, dĩ nhiên là có khoang che hình nón cụt làm tối màn ảnh) 1965-1967 bộ đội đóng quân ở làng: là có bán đài bán dẫn 1,2,3 bóng lấy từ máy bay Mỹ rơi, chạy pin con thỏ+pin điện thoại tổng đài. 1968 có bắc loa truyền thanh tới từng nhà chủ yếu nghe báo động máy bay Mỹ"Đồng bào chú ý, máy bay địch cách Hà nội…Km" ngày đêm để vọt ra hầm trú ẩn. Cuộc sống khó khăn và rất đói văn hóa nghe nhìn.Lũ tôi cũng nhớ bọn HS nội thành vào học sơ tán, thì mới tập và biết đi...xe đạp.bằng xe mượn của tụi chúng nó. Mỗi tháng đội CB32 huyện Từ liêm đến chiếu 1 lần, do vậy tối nào có phim là lũ trẻ chúng tôi vui lắm. Chiếu ở Mảng hài (sân đền thờ Khổng tử và bệ thờ Thần Nông xưa) hay sân Đình (thờ Thành hoàng làng Đức Hùng công Nộn-đời Vua Hùng thứ 18), tối đầu là phim TLKH “Cấy lúa thẳng hàng, Rong giềng khoai nước, Chăm sóc bèo hoa dâu… người lớn bỏ về dần, chỉ còn lũ trẻ: dán mắt nhòm hình lộn ngược trước ống kính, ngó nghiêng xem máy móc..tranh nhau mót đoạn phim đứt thợ quăng ra, về nhà soi đèn dầu chả biết sao hình cử động được ? Mãi tới cuối năm 1963 bàn chân lũ trẻ tôi mới đặt tới bãi CB Khương thượng cách làng 2,5km. Tập trung Mảng hài lúc 18h, anh Thiện Cam dẫn đầu phái đoàn trẻ con thôn ta: hồ hởi lúc đi+loạc choạc do mỏi chân lúc về, Nhưng đều nhất loạt chạy bán sống bán chết qua nghĩa địa Tàu, sợ ma đuổi phía sau (sau này lão Hồng tàu mở lò cán mỳ sợi gia công góc ngã tư trước cầu Láng hạ ngày nay). Tối om cả đường Láng từ dốc Cầu giấy tới trường CB Lê Hồng Phong mới có bóng đèn đường. Khát lũ tôi đã có tu vòi nước máy công cộng đối diện chòi bán vé. Tan phim về là sẽ có chiến dịch nhổ trộm cà rốt ăn sống ngay tại trận,nhổ bó rồi bọc vào áo ôm rau mang về nhà ở các bãi rau HTX ven đường Láng (giờ là khu chợ A,B Láng trung và bãi rau ven đường khu vực Láng thượng), thi ném sỏi tóe lửa mặt đường nhựa và mệt cả tốp nằm lăn trên mặt đường nhựa rất ít người xe qua lại. Bãi Khương thượng xây sân gạch, bố tổ mùa hè nóng rãy đít, phông to-bác thuyết minh rõ ràng, thọt chân đi cà nhắc. Nhớ xem phim MAR đầu tiên 1964 “Vừng hồng”TQ choáng vì nó bằng 2 phông thường ghép lại-mò đi sớm xem họ trồng thêm 2 cột phông+căn chỉnh ống kính to vật. Nhớ xuyt bị đè bẹp và chết ngạt khi xem “Tề thiên Đại thánh 3 lần đánh Bạch cốt tinh”. Chưng hửng đến rồi về, do phim cấm trẻ em “Thằng Ngốc” “Sông Đông êm đềm”. Say mê-khóc-cười-xúc động-nhớ dai các bộ phim hay của LX,TQ,BắcTT khi ấy. Bãi CB Cầu giấy sân toàn cỏ tốt um (ít đi bãi này vì dọc đường đi xem tối um-đến ngã ba lên Bưởi mới có đèn điện. Bến xe điện Cầu giấy còn có lũy tre xanh) khi nồm giời muỗi đốt sưng đít, có mưa thì ướt đũng quần…Nhòm cỗ máy chiếu hồ quang to đùng, ống khói có chụp nón che thòi lòi lên nóc nhà, phông rộng loa đôi ngồi chỗ nào xem cũng rõ, phim hay có ngàn ngạt một biển người nhá. Bãi nào cũng có tấm chăn xanh che sau màn ảnh-không cho người xem ngược khỏi mất tiền mua vé ! Mỗi tội trước bãi này bụi mù, như đường mới mở (sau này là đường NCT từ đê La thành về cầu Trung hòa nay). 5xu/trẻ con, 1hào/người lớn-giá vé hồi ấy là thế, nhưng cũng có nhiều tiền đâu để mà đi coi phim? Nhớ phim “Truy Ngư” tôi trốn vé ở trường Miếu, chạy ào vào, đứt dây néo làm phông đổ xụp, mấy đêm liền kho xăng Đức Giang trúng bom cháy đỏ rực màn đêm. Hồi ấy xem ké nhiều nơi lắm: sân Đình và vườn cam thôn Thượng (cuốc bộ từ đường cái dưới và đi men mương tiêu từ trạm bơm Q10 về cánh đồng bãi có quán Cây gạo xưa), sân kho cuối làng Cót. Sau này là Cục quân y (phố Nguyễn Khang nay), Trường Nguyễn Viết Xuân và Quân pháp cạnh nhau (bên đường Trung kính xưa lổn nhổn sỏi đá), trường CB Phụ nữ, đi theo đê quai qua quán Đầu Eo xuống cả Mễ trì để xem phim. Thuở ấy xem bãi CB là chính: Còi báo động rú lên là đèn đóm phụt tắt ngấm, đang xem trời đổ mưa rào ướt như chuột lột, mưa rét lâm thâm người lạnh cóng trùm đầu thò 2 con mắt ra nhòm phim. Phim TQ tố khổ+oánh nhau hết đạn là cứu viện tới+nhân vật phản diện xấu hung ác+phim màu đẹp. Phim LX đánh nhau hấp dẫn, cổ tích mê ly, yêu nồng nàn gái xinh nuột nà+nhìn thấy họ sơi gà và táo lê to tướng mà chảy nước miếng+phim màu hồng hồng hay đứt cuộn+phim đen trắng nét “thôi rồi Lượm ơi”. Phim có tính nhân văn cao để giờ vẫn nhớ cảnh và nội dung phim hồi ấy (Cô xu bây, Bí mật con số, Người cá, Đá đỏ, Số phận con người...). Phim TL của ta bom rơi đạn nổ , đất cát văng tung tóe đầy màn ảnh,loa QC trên ô tô đi dọc đường Láng a lô bà con tối xem phim mới của xưởng phim Giải phóng trong nam gửi ra, Chiếu phim truyện VN các bãi vơi hẳn người xem…Phim “Chị Tư Hậu” tăng giá vé, lấy tiền ủng hộ miền nam !.Hình như 1979 Làng Giàn mới có điện lưới phập phù (phải dùng Suyt von tơ) , Cả làng có mấy nhà mua tivi đen trắng, đồ miền nam sau 1975 mang ra bắc, bà con ta tối tối đến xem nhờ đầy sân (nhất là sân nhà ông Ba Đỗng xóm chùa), hôm sau nhà chủ vất vả dọn sân đến ốm ho (thuở phim nhiều tập Trên từng cây số, Hồ sơ thần chết…và cải lương Sài gòn)
Ấn tượng các rạp ngoài phố nhỏ-tường trát xù xì, ghế gỗ cứng quèo-mua vé trước cả tuần-xem hay hơn hẳn vì máy chiếu+loa thùng+ánh sáng ổn định chuẩn. Nhớ xem Rạp Kinh đô áp phích phim đẹp, màn ảnh nâu nhạt, lúc nào cũng kín ghế. 1963 chiếu đoạn phim TL đảo chính Diệm, giờ còn nhớ tiếng “Tôi tổng thống VNCH...nhớ đang xem màn ảnh bốc cháy đùng đùng, nhớ buổi 21h dễ mua vé. Rạp Tháng 8 là đỉnh thuở ấy, chen nhau mua vé rách cả áo xống. Rạp Hoà bình, Kim đồng bé tý hin. Báo Hà nội mới đăng chương trình phim các rạp nội thành. Có quyển "Màn ảnh Thủ đô" ra đầu tháng mượn xem để đỡ nghiền phim. Giờ phương tiện nghe nhìn nhà nào cũng có, tha hồ chọn lựa các phim để coi (TH cáp,Láp top,Di động đời cao…).1983 các căn nhà Thương binh ven chợ búa, đóng bục gỗ cao dần phía sau-làm ghế cho khán giả kê dép ngồi... nở rộ chiếu Video thu tiền suốt ngày đêm; Phim chưởng Hồng kong dao kiếm chát chúa, tiếng võ đấm bình bịch... Nhớ một thuở không xa chiến tranh và thời bao cấp kéo dài, thế hệ chúng ta đã chịu đựng và giờ còn nhớ-bọn trẻ thập kỷ 1980 trở lại đây làm sao biết được cái khổ của Phụ huynh một thuở?! ..Bèn viết ra-ôn lại tý !

                                          xem phim các bãi quanh thôn ngày xưa
                                      một thuở hiếm phim nhựa, xem phim video "mỳ ăn liền"
                                         Rạp hiện đại+sang trọng nhất Hà nội khi đó
                                          Cứ là sân kho HTX ngày xưa: xem chiếu bóng
                                            Tivi thuở đó,làng có vài chiếc, cả làng xem nhờ


1 nhận xét:

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]