TRẦN MINH HẢI - K6I
Viết ra chuyện này, là rút ra bài học tự răn mình: Với chị em thì chịu khó
quan sát, luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu, bớt bạo mồm nhận xét tếu táo về họ.
Biết đâu “Cái duyên ông trời se“ khi ta và họ gần nhau, hoặc là dính tiếng
sét ái tình, để rồi thì là mà... Đừng để họ chăm sóc ta quá nhiều, nhất là cái
sự ăn uống, ta dễ nghiện măm để rồi khó lòng dứt bỏ -biết đâu đấy?...Tình yêu
không có quy luật, cơ mà có nhiều câu Phương ngôn luôn luôn đúng, tỷ dụ như là
“Con đường chinh phục đàn ông ngắn nhất là tiến thẳng vào cái dạ dày?“,
Tôi đã
chiêm nghiệm đúng cả 2 ca như thế -thuở làm trò CĐ. Ca sau này diễn ra cách đây
37 năm giời -mà hình ảnh+âm thanh của nó cứ văng vằng ở trí nhớ của tôi, thế mới
kỳ!
Chuyện nó là thế này này: Ngồi tại quán xá hay đứng tựa cửa sổ ngắm các
bóng hồng đi ngang qua... Chàng thường bình luận sắc sảo các kiều nữ, thường hay
chê nhiều khen ít cánh chị em. Nhòm người chàng: có 2 đầu gối củ lạc, dị tướng
cặp mắt, gày khòng khèo mà sôi nổi nói hăng... Tôi tin là chàng sau này sẽ có vợ
đẹp con khôn, vì “Thế gian được vợ hỏng chồng“ mồm tay ý dẻo -gái mú cứ là lăn
đùng ra! Nàng béo tốt, mỡ màng no đủ, là con gái rượu của ông phó Ty thương
nghiệp (vào cái thời bao cấp, nghề làm mậu dịch viên bán CH gạo, thịt, bách hóa
là có giá lắm, thì cấp trên cỡ ấy phải là bố tướng). Đi học trời Tây đuối kém
cái sự học hành -do tiếng nước ngoài Nàng chưa thạo chăng? Thì ta về ĐHBK (dính
phốt yêu thày -thế là chuyển trường) về học gần nhà. Tôi biết nội dung đó qua lời
kể của ông bạn ở cùng, lại nhớ câu “Chốt hạ“ cuối chuyện của Tay đó “Ngữ ấy thì
có mà...lấy“. Ngẫm như đọc tiểu thuyết Tàu chương hồi xưa kia, thường có câu
“Xem hồi sau sẽ rõ!“ thì sau này Tay đó lại cưới Nàng đó về làm vợ. Nói nhẹ ra
thì đúng 100% như câu thơ “Ai biết đâu chữ Ghét -là nhịp cầu nối Duyên“. Nặng lời
thì như các Cụ bảo “Ghét của nào -Trời trao của nấy“. Có dạo nghe đồn Chàng muốn
bỏ mà không bỏ được -do “Cái duyên cái số nó vồ lấy nhau“. Hoặc chỉ có người
trong cuộc mới biết được mà thôi.
Với tinh thần CB là phải sâu sát tìm hiểu gia đình các bạn học yếu, để mà
có biện pháp giúp đỡ cho nó “có hiệu quả“. Chàng đến nhà Nàng, chả hiểu đến lần
thứ mấy mà khi về thì: Cặp da, vải vóc, đồ dùng cá nhân, thuốc lá bao bạc, bánh
kẹo... theo Chàng về trú tại hòm gỗ treo ở giường tầng. Tối thứ bảy, bọn tôi hay
la cà quán xá... nom thấy Chàng đi rảo nhanh qua đường nhựa trước, rồi Nàng từ
tốn qua sau tiến vào khu rừng Bạch đàn đối diện. Khi tan giờ ti vi một lúc thì
Chàng mới về, sau đó là lăn ra ngáy phì phò +thở hổn hển như tàu hỏa vất vả leo
ngược dốc. Chủ nhật Chàng báo cắt cơm cả ngày, sâm sẩm tối mặt đỏ tưng bừng về
lăn quay ngất sớm!. Khuya Nàng đem cặp lồng cháo mỳ tới cho Chàng ăn khuya, có
sức mà ôn thi. (Chỉ cần nghe tiếng dép của người yêu dấu và căn đúng giờ là
Chàng tụt giường tầng ra mở nhẹ cửa). Chàng suỵt soạt húp, hay rào rạo cắn bánh
bích quy trong đêm thanh vắng... Trót đã cao giọng chê bai Nàng nhiều lần từ trước,
nên giờ đây Chàng ngượng với đàn em, ít nhời chê bai các kiều nữ. Biết vậy Nàng
ít tới chơi, bù lại Chàng phải tới khu nữ thường xuyên mà kèm Nàng làm các bài
tập nhớn bé!.
Tiến trình một năm của thiên tình sử này được họ dấm dúi và giữ
bí mật hết mức. Đàn em hát trêu “Không cho chúng nó thoát! Chúng bay vào không
có đường ra“ Thầm thì “Ông mất chân giò, bà thò chai rượu, đố mà rút chân ra được!“.
Nhẽ nào lại thế nhỉ, bọn trẻ chỉ nhòm thấy một vế. Có tìm hiểu rõ kỹ, thì họ mới
yêu nhau cật lực, giúp nhau rõ là nhiều thứ cho thiên hạ phát thèm, Lớp ra trường
hết thì họ mới có ngày lành tháng tốt để mà cưới nhau chứ!
Hai từ cơ điện gợi cho lớp sinh viên thời cơ điện rất nhiều kỷ niệm đẹp và lý thú .Chuyện kể của T.M.H là một trong những triết lý về đàn ông nhiều khi khó lý giải.Bây giờ tôi thấy thanh niên lấy vợ hơn tuổi cũng nhiều không biết có phải vì cái triết lý:con đường chinh phục phải ngắn nhất hay không .
Trả lờiXóa