TRẦN MINH HẢI - K6I
Nghĩ vẩn vơ:
Tháng này vớ vẩn mà có
nhiều sự kiện ra phết. Nếu tính theo âm lịch thì có ngày tháng hai và 2/3 tháng
ba. Thấy thiên hạ họ tranh thủ thời gian ngày tháng tốt cưới vét mẻ đầu năm, ở
đất Hà thành này cứ phải vài trăm đám cưới, lễ hội Chùa Thày+Chùa Láng cứ gọi
là hàng ngàn người đi, Giỗ tổ Đền Hùng hàng triệu người trảy, làm tết bánh trôi
bánh chay ở hàng vạn gia đình, đi ngàn ngạt về các nghĩa trang Thanh minh các cụ
đã quy tiên, hội đền Đô bác Nhân mời dự..Các bác K6 ta chắc ai nấy đều bận rộn
như thế cả lượt-nhòm facebook thời biết. Dân Việt ta có tới 1500 cái lễ hội,
làm sao mà mình nắm đủ được, xem tivi mà hoa cả mắt. Cứ là ngựa xe như nước, áo
quần như nêm trong hai đợt nhà nước cho nghỉ hưởng lương (10/3 Bính thân,
30/4+1/5/2016). Giỗ Tổ 18 đời vua Hùng chỉ chung có một ngày 10/3 (lệ này có từ
năm 1917-theo nhà sử học Lê văn Lan mới chia sẻ) lại có thêm mấy chục cái giỗ
do TNGT toạch trong cùng ngày của năm nay-nghĩ mà hãi!
Đối với các CCB K6, tôi
cứ nghĩ “viễn tưởng” thế này: Giá mà Lão Chít phát động đợt tìm hiểu trên Blog
K6BC11R “ Các chiến hữu CSV ĐHCĐ bạn ở đâu vào ngày 30/4/1975?” và sẽ được mọi
người “đua nhau” hưởng ứng,”sốt sắng” gửi bài tham gia nhỉ? Chắc là lắm tự hào,
đầy cảm xúc vì nhẽ “Chiến trường nào
cũng có sự góp mặt của CSV K6 chúng mình!”. Tôi đoan chắc có 39 cái thở phào
“Ta sống rồi” và 37 cái sự nghĩ “Sắp tới mình lại được về học tiếp Cơ điện đây”
có ở trong 39/49 SV khóa 6 đi các đợt 8/1971-9/1972 lính còn sống mà về (trừ
lão Thiện K6I, lão Nhân K6A ở lính đeo lon Trung tá, Đại tá mới về hưu). Lão
Doanh trung úy ngời ngời ra mà còn về học tiếp ( minh chứng cho CCB khoái học Kỹ
sư hơn- nên dăm bác như tôi lẩn trốn đi học SQ phục vụ lâu dài) .Nhanh thật đấy,
đã qua đi 41 năm kể từ ngày 30/4/1975 lịch sử đó-nhớ lại thời kỳ đó mà bồi hồi
mãi trong lòng.
Nhớ lại một tý:
Từ ngày 3/3/1975 chế độ
làm việc toàn quân ở Miền Bắc theo chỉ thị mới: sáng chiều ăn chính, làm 1 lèo
7h30-16h, ăn phụ 12h-12h30, toàn thể quan lính phải đi giày suốt giờ làm việc,
không như trước dép cao su và dép nhựa tùy thích! Từ tháng 3 tôi đi công tác ở
Ban Tác Chiến, ban CôngBinh của BTL Thiết giáp: vẽ sơ đồ chiến lệ, lên sơ đồ cập nhật tình hình địch ta, vẽ cờ
và tô màu vùng đã được giải phóng, ghi các cứ điểm lớn của địch trên bản đồ 3
nước Đông dương tỷ lệ 1/5000. Chuẩn bị các bộ bản đồ vùng miền chiến sự theo lệnh
trên- chọn từ kho ra phát cho các đơn vị. Đến 28/3 còn theo học lớp thông tín
viên báo binh chủng mở. Rồi tôi còn phải vẽ các khí cụ khí tài sơ đồ cho các lớp
HL của binh chủng…Ăn nghỉ tại trú xá, tối xem nhờ tivi TT nông trường- xem bác
Cao Nham dẫn tin chiến sự, sướng nhất là tối 26/3 ta đã giải phóng Huế! Sau đó
là Đà nẵng 29/3…
Cảm nhận ra nhiều thứ
thay đổi lắm: C13 giải tán cho lính đi học lái xe+pháo thủ, các bạn học pháo thủ
lái xe đi B gấp, bọn bạn ở quân lực túi bụi giấy tờ điều động, lính quân nhu tấp
nập nhận xuất quân tư trang, các SQ tác chiến trực thâu canh, số SQ đi chiến đấu
tăng mạnh. SQ và Lính đón người nhà lên thăm ở chiêu đãi sở chia tay đi B nhộn
nhịp. Nước mắt người thân chảy dài-nhìn thấy nao lòng tim gan… Tin chiến thắng
dồn dập, về tôi túi bụi phục vụ cho các trợ lý E207 đi tiền trạm chuẩn bị bốc cả
E đi chiến đấu, can bản đồ,tài liêu...
10h30 thứ tư 30/4/1975
Trung tá Etrưởng Tĩnh đi các ban thông báo Giải phóng Sài gòn rồi! (Đài TNVN
chiều mới báo tin này).Thủ trưởng đi tới đâu thì cả ban ấy hò reo phấn khởi tới
đó, mọi người nhộn nhịp gặp nhau chia vui. Chiều Ebộ chạy máy nổ sớm bật loa
cho dân làng nghe tin chiến thắng, tiếng loa vang vọng qua các quả đồi trọc,
các thôn nghèo nép dưới rặng tre xanh của miền trung du tĩnh lặng, đây đó có tiếng
súng AK bắn chỉ thiên chào mừng-tội cho các cán bộ đơn vị phải xác minh giải
trình…Khỏi phải nói thêm niềm vui sướng tột cùng của ngày Đại thắng
Lan man một tẹo:
Vừa rồi hội đồng môn 767
chúng tôi (lớp 7 niên khóa 1966-1967 quê Trung kính hạ) gặp mặt lần thứ 18, hai
năm qua đã vắng 3 bạn khuất núi.Tôi, Đại tá Vừa, HLV trưởng QG môn kiếm Cường hợp
tác biên soạn in ấn Kỷ yếu 15 năm Thơ- văn- hồi ký- tranh vẽ làng xưa… về thời
kỳ năm tháng học cấp 2: đội mũ rơm-đào hầm trú ẩn-ngày còi báo động rú,tiếng
pháo cao xạ 100mm nổ đanh, mảnh đạn rơi lốp đốp, máy bay mỹ lao uống căt bom và
bốc cháy, khói lửa kho xăng Đức giang, bom rơi khu Cao Xà Lá…học ban đêm dưới
ánh đèn dầu hỏa.. Ảnh chụp hội qua các lần gặp nhau. Hóa ra nếu không chịu khó
ghi chép thì bao nhiêu kỷ niệm 50 năm tuổi học trò- hầu như đã quên ráo cả ở
các mái đầu bạc U70. Vui vì tư liệu mình viết gợi mở cho các bạn nhớ ra nhiều
điều thời chăn trâu cắt cỏ ngày xưa.
Gần đến ngày 30/4/2016,
sẽ có nhiều trận gặp mặt các hội CCB, riêng tôi có vài trận: Chi hội tổ dân phố,
hội E207 Thiết giáp, hội đồng môn cấp thôn và đại học…Đâu đâu cũng có tiếng
keng+cạch, có mùi bia rượu nồng nàn, có những cái bắt tay những cái ôm xiết chặt
tình đồng đội, những bài hát của một thời khói lửa được hát say sưa nhiệt tình,
những bức ảnh chụp vội nghĩa tình chiến hữu…
Xin trình vài ảnh phượt
quanh thôn
Phát động đợt tìm hiểu trên Blog K6BC11R “ Các chiến hữu CSV ĐHCĐ bạn ở đâu vào ngày 30/4/1975? - Sáng kiến này của TMH thật thú vị , xưa nay chưa ai thử làm. Đề nghị mọi người kể xem ngày 30-4-1975 mình đang ở đâu và cảm xúc ngày đó như thế nào. HY vọng sang kiến này được nhiều người hưởng ứng và chia sẻ! Chẳng lẽ chỉ mãi nghe người khác kể!
Trả lờiXóaHưởng ứng sáng kiến của TMH, mình nhớ lại sáng 30-4 ấy thì đang ở Quy Nhơn! Số thương binh và bệnh binh đưa về từ trên rừng sau những trận đánh ác liệt trên đường 19 vẫn nằm chật hết quân y viện. Bọn mình phải đuổi các thương phế binh VNCH sang khu kho hậu cần không hề có điều kiện chăm soc về y tế để dành chỗ cho thương bệnh binh ta. Tuy Quy Nhơn được giải phóng không tốn một viên đạn nhưng trước đó thì tổn hao cũng khá nhiều cho chiến dịch Tây Nguyên! Chúng tôi cũng theo dõi từng giờ tin chiến trường phía Nam dội về... Và cũng phải đến chiều mới biết tin SG thất thủ...
Trả lờiXóaDũng ơi,tư duy lính k6 thập kỷ 1970-1980 là vào ĐHCĐ học sau này kiếm cái nghề, thời chiến là đi lính, xong nghĩa vụ là về học tiếp. Giai đoạn CCB quá ngắn so với đường đời, bác nào giàu trải nghiệm với "ĐH cuộc sống" thuở lính tráng và máu san sẻ thì đã viết ở Blog K6BC11R trong hơn 5 năm trời qua, còn các bác đọc nhiều viết ít thì vẫn y nguyên trạng thái.Tôi nghĩ phát động trên là viễn tưởng mà thôi, chỉ buồn 1 nỗi: Danh sách các Liệt sỹ K6 ĐHCĐ chưa có hồi kết: các bạn ấy ở lớp nào, đi đợt nào ta đã có danh sách còn các bạn ấy hy sinh tại đâu-thì chưa có bản thu thập tư liệu_ tổng kết nào cả , sau này vinh danh tại trường cũ thì?-nếu không phải là do tất cả CSV K6 chúng ta hiện U70 tham gia ít nhiều, biết tới đâu gửi cho BLL khóa 6 tới đó (mà thủ lĩnh toàn là CCB đồng đội cũ)
Trả lờiXóaTôi rất muốn, thôi thì riêng lớp K6i của mình và Hải là lớp có liệt sỹ nhiều nhất sẽ làm được việc đó đầu tiên nhỉ!!!
XóaTa sẽ tìm "tung tích: các bạn ta nhé. Nhưng khó lắm đấy. Người nhà Nguyễn Tiến Đồng Yên Bái cũng đã đi tìm bao năm nay và có lời với Blog K6 ta lâu rồi nhưng cũng đang bất lực. Còn gần đây có Nguyến Quốc Trung ngay Bắc Ninh, Liệu có hôm nào mình cùng Hải đi Bắc Ninh tìm xem không nhỉ?
Nhất trí với Dũng đấy,Bác liên hệ với cánh K6 đang ở Bắc ninh tiền trạm cho cái. Hình như có bác Xuyền ở đó thì phải.K6 ta đi việc hiếu hỷ, tôi thấy bác Xuyền hay tham gia nhiệt tình và chu đáo lắm-nhìn ảnh đăng blog thì biết,Dũng quên rồi à!
Trả lờiXóa