K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

19 tháng 4, 2016

ĐÔI MẮT

Nguyễn Trọng Luân - K5

Người ta bảo có đôi mắt đẹp thích thật đấy, nhưng khổ.
Người ta lại bảo đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Vui buồn sướng khổ gì nó cũng hiện lên đôi mắt.
Người ta gọi là con mắt. Nghĩa là người ta coi đôi mắt là một thực thể sống riêng biệt. Chả ai gọi con tay hay con chân hay con mũi…
Con mắt. Mà cũng chả ai gọi là thằng mắt, cái mắt. Hay thật.

Ngày ấy lâu rồi. Hồi cả nước vừa ra khỏi chiến tranh rồi đến đận hồ hởi đổi mới. Đổi mới kinh tế đổi mới sáng tạo, cởi trói cho các nghệ sĩ. Nhưng có lẽ cái sự đổi mới được hân hoan hồ hởi là đổi mới làm ăn kinh tế. Nhưng cũng lắm hoài nghi đổi mới. Cái sự hoài nghi ấy kéo dài đến tận bây giờ lằng nhằng bí bách bậc nhất là anh đổi mới giáo dục.
Cô học trò có đôi mắt tuyệt đẹp tên Thúy. Con nhà nông dân nên chân lấm tay bùn giúp đỡ cha mẹ khiến cô cứng cáp khỏe mạnh. Thôi thì tan học là ra đồng . Nhổ mạ, gánh phân, tát nước cái gì cô cũng thạo. Lao động khiến mọi cơ quan đoàn thể con người cô cứ đẹp phơi phới chả cần Yuga dưỡng sinh gì sất.
Thúy học khá. Xinh mặn mà. Con gái nhà quê môi đỏ như hoa dâm bụt. Mẹ chắt bóp mãi mới đủ tiền mua cho Thúy bộ áo dài. Mỗi khi chào cờ hoặc hội hè, Thúy mặc áo dài là như Thúy biến mất chỉ còn lại cô nữ sinh tươi tắn ngoan hiền. Chả ai có thể tin đôi mắt Thúy đang nhìn lên lá cờ nó trong veo nó thăm thẳm kia lại là mắt đứa trò chân lấm tay bùn.
Áo quần khăn mũ chả làm thay đổi được Thúy. Vẫn ngày đến lớp, chiều tối vẫn vớt bèo nấu cám. Đêm học bài . Ngày mai lại thế. Người ta bảo con cái Thúy này tồ tồ nhớn thế mà chả biết làm dáng. Lên lớp 12 mọi sự bắt đầu đổi khác. Cái khác đầu tiên là ở trường có một thầy giáo dậy Sử từ trường xa chuyển về làm bí thư đoàn trường. Nghe đâu thầy về đây là vì để gần người yêu mình là một cô giáo dây Anh văn. Cái khác thứ hai là thằng bạn thân từ bé đến giờ người cùng làng cứ tránh mặt Thúy. Thúy Hỏi nó, Công ơi sao mày không đi cùng tao? Thằng Công im lặng. Công ơi sao lội qua suối mày không nắm tay tao nữa? Nó bảo, người ta cười. Ơ bao nhiêu năm nó cõng mình qua suối có thấy ai cười? Lúc nào nó cũng nhìn vào mắt Thúy và khen, mắt mày đẹp thế. Thúy thích lắm. Vậy mà lên lớp 12 nó không nhìn vào mắt Thúy, nó nhìn chênh chếch đi qua mớ tóc mai bết mồ hôi của Thúy. Thúy biết giờ ra chơi nó vẫn đứng xa ở góc sân nhìn Thúy.
Chưa bao giờ Thúy tự nhìn thấy mắt mình đẹp. Mọi cái đẹp của người chỉ mỗi khi được người khác phản ánh lại mà thôi. Đẹp là sự khen tặng thích thú của chúng bạn chứ tự Thúy đâu có đẹp được. Thúy nghĩ thế. Lớn rồi, Thúy nghe trộm các thầy cô giáo bàn luận về cái đẹp của thân thể. Thầy dậy Sử mới về nói rằng, ông Rô bin sơn có thể đẹp trai nhất thế giới mà người ta không biết. Bởi vì có ai nhìn ông đâu mà cũng có ai nhận xét gì về cái body của ông ta đâu. Cô giáo tiếng Anh lườm thầy một cái rõ dài.
Dần dần có một điều Thúy nhận thấy rất rõ là thầy dậy Sử hay gọi Thúy lên bảng. Thầy hỏi bài rõ là lâu và Thúy cũng vô tư trả lời tự tin nhìn vào thầy mỗi khi tr ả lời. Ở d ư ới l ớp có m ột cặp mắt nhìn Thúy buồn buồn. Ra chơi hỏi, Công ơi hôm nay mày sao th ế? Nó lảng đi chỗ khác. Thúy cũng buồn .
Chỉ có tụi con gái là thì thầm mỗi khi thầy dậy Sử gọi Thúy lên bảng. Chúng nó nhấm nháy chỉ trỏ rồi khinh khích cười. Cũng từ ấy nhi ều đ ứa nhìn Thúy vẻ ghen ghét. Một chiều đi học về thằng Công bảo với Thúy. Mày cẩn thận môn Anh văn đấy. Thúy ngạc nhiên nhìn nó đi hút vào lối rẽ.
THầy rất hay vừa đi lên đi xuống vừa giảng bài nhưng thầy cứ đứng trước mặt Thúy và Thúy thì cứ ngước mắt lên nhìn thầy. Có hôm thầy nói về cuộc kháng chiến Chống Mỹ cứu nước thầy nhắc tới vở kịch Đôi mắt của bác sĩ Đào Hồng Cẩm. Nhưng THúy lại thấy thầy nói về chúa . Chúa nói về đôi mắt. Thầy bảo, mắt là đèn của thân thể. Nếu mắt con tốt thì cả thân thể con sẽ đầy ánh sáng, nhưng nếu mắt con bị hỏng thì cả thân thể con sẽ là bóng tối. Vậy, nếu ánh sáng trong con chỉ là bóng tối thì bóng tối ấy sẽ lớn là dường nào. Thúy thấy thầy nói nh ững nhời đ âu đ âu nhưng cũng hay hay.
Một lần giữa giờ ra chơi, thầy ngồi bên Thúy và thầy khen mắt Thúy đẹp. Cô đỏ bừng mặt. Thầy cũng nói giống như thằng Công. Nhưng khi nói thầy nhìn vào mắt cô và mắt thầy hiền dịu lại chả giống như lúc thầy kiểm tra bài. Thầy hạ giọng, Thúy đừng nhìn vào mắt tôi nữa làm tôi bối rối. Giật mình bừng tỉnh, ôi thế là mình có lỗi. Mắt mình gây ra lỗi.
Một ngày cô giáo Anh Văn gọi Thúy ra vườn trường hỏi chuyện. Lúc Thúy vào lớp thằng Công nhìn Thúy lo âu. Cả lớp chả ai biết chuyện gì xảy ra với Thúy. THế rồi ấy lại là điều may. May hơn nữa là thầy dậy Sử không dậy lớp Thúy nữa mà chuyển dậy khối khác. Nghe đâu cô tiếng Anh đề nghị gì đó với thầy hiệu trưởng.
Năm sau Thúy ra Hà nội học đại học. Thật tình cờ cô lại học sư phạm Sử . Chuỗi ngày ở Thủ đô là chuỗi ngày khó khăn nhất với cô. Vừa học vừa làm gia sư tuần 3 buổi. Tằn tiện và học quên ăn để vượt qua 4 năm chữ nghĩa. Biên giới lại đánh nhau, đất nước vào hồi khốn khó nhất . Thằng Công đi bộ đội khi vừa thi xong tốt nghiệp. Nó lên biên giới Hà Giang và từ ấy cũng bặt tin.
Mười năm sau. Cô giáo Thúy lại về dậy sử ở đúng ngôi trường mình đã học. Thầy dậy sử lấy cô tiếng Anh rồi cả hai lên sở làm chuyên viên. Còn cô Thúy lấy chồng Ngan hàng và đã có con trai lên 5. Một ngày cô giáo Thúy gọi một trò lên bảng. Hỏi trò, Pháp nổ súng chiếm nước ta năm nào? Nó trả lời, Điện Biên Phủ. Cả lớp bụm miệng phì phì. Cô hỏi, em biết giặc Trung quốc nổ súng đánh biên giới phía bắc nước ta năm nào không?
Nó nhích lên một bước gần cô giáo nói khẽ, cô ơi mắt cô đẹp quá em quên tịt mất bài lịch sử rồi ạ. Cô Thúy nuốt nước bọt ực vào cổ mặt đỏ dần lên tận tóc mai. Đúng lúc ấy ngoài cửa có anh bộ đội chống gậy đeo kính đen dò dẫm theo bác bảo vệ dẫn vào. Thưa , tôi gặp cô giáo Thúy. Cô Thúy quay ra:
- Trời ơi! Công.
Anh bộ đội bị thương mù hai mắt ngượng nghịu giơ hai tay về phía trước. Thúy tiến sát đến anh. Hai tay người thương binh sờ lên mặt Thúy lần lần đến đôi mắt. Anh nói:
- Mắt Thúy vẫn đẹp. Mình biết mắt Thúy vẫn đẹp.
Cả lớp học im phăng phắc. Nhìn cô giáo dắt anh bộ đội mù bước xuống sân. Có đôi chim sẻ nhẩy chập chững trên mấy chiếc lá bàng tím đỏ.
Thật bất ngờ, anh bộ đội Công bảo:
- Thúy ơi ngày xưa thầy dậy sử đã nói với Thúy về đôi mắt. Hôm ấy mình nghe trộm. Nhưng thầy chưa nói hết. Phần sau của câu nói ấy thế này:

Là con dân Chúa, sống giữa thế giới đầy tội lỗi gọi mời, trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, luôn luôn chúng ta cần nhớ mình là ánh sáng cho trần gian, nếu mắt chúng ta bị hỏng thì cả thân thể chỉ còn là bóng tối. Chúa cũng dạy chỉ nhìn mà động lòng tham muốn là đã phạm tội chứ không đợi đến khi hành động.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]