K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

20 tháng 1, 2016

CHUYỆN TÌNH CỦA LÍNH ( PHẦN 2 -18.1.2016 )

TRẦN MINH HẢI - K6I

(tiếp theo)
         Tháng 4/1974 ở xóm ngoài bãi có mấy chú em nhập ngũ. Dũng, Hiền rủ tôi đến chơi với tân binh, hai đứa góp chung 1 gói quà. Cô bé Nhâm cười “Bây giờ em gọi anh Dũng là anh, sau này thì anh lại phải gọi em là chị họ đấy nhé!”. Ơ hay 2 đứa chưa báo cáo ai mà dân tình họ lại biết! Tôi cứ hay nghĩ miên man. Thời kỳ chiến tranh đó nông thôn miền bắc chỉ toàn người già  và trẻ con, trai tráng đi vào chiến trường hết cả. Lính bọn tôi trước sau cũng vào trong ấy thôi. Tình quân dân hồi ấy thắm thiết lắm, dân tin bộ đội cụ Hồ tuyệt vời.

           Bây giờ thì không thể nào có được như ngày xưa nữa đâu! Trong xóm này có 3 nàng dâu quê Bắc ninh, Thái nguyên, Hà tây. Qua mấy tháng được 3 chàng lính xóm này trú quân tại nhà các nàng: Vì được rót mật vào tai, lả người vì nhận nụ hôn điệu nghệ. Nhũn người vì bị ghì đúng kiểu. Mơ màng rồi là Chết đứ đừ vì Yêu... Giờ ôm con ở quê nhà chồng, nhớ kỷ niệm xưa, nhớ chàng + chờ ngày chàng trở về. Mà toàn những mợ xinh xắn nhé! Còn cái thằng tôi bụng đã bảo dạ: Đi lính thì không lấy vợ, mình đã khổ bắt người yêu mình chịu khổ theo là có tội. Nếu sống thì về học tiếp, nên tỏi chả phiền đến ai!
         Đến hôm Dũng hý hoáy viết thư tỏ tình, thì hắn mới gãi đầu gãi tai “Nhờ anh xem em viết thế này có được không anh“? Chiến hữu + với mối lương duyên này thì ai mà chả cố giúp cho! Trưa viết, sẩm tối hắn dúi thư cho Hiền, 21h tôi thấy hắn ra ngõ, tý tẹo sau bé cũng ra. Sáng sớm sau tôi đi quét ngõ, bắt gặp lá cây bị vặt trụi rơi đầy đất ước chừng 1 thúng to! Khi vác giá vẽ đi khỏi nhà, tôi hỏi nhõn 1 câu “Chú hôn được cái nào không đấy, khai thật đi, mùi vị nó thế nào“? Dũng cười tủm và gật đầu “Khó tả lắm anh ạ! Hiền bảo - anh nói thì em tin, nhưng có được hay không là phần lớn ở anh, em thấy thương Hiền lắm. Hiền tin và yêu em, sẽ về quê em khi cưới nhau, khổ mấy Hiền cũng chịu đựng được! “.
       Còn 1 hôm nữa kết thúc lớp học, tối hôm ấy 2 đứa đi đến tận khuya Dũng mới về, hắn trằn trọc trở mình thở dài làm tôi mất ngủ theo. Sáng sau đi ăn sáng tôi gặng hỏi, hắn thú thực “hôm qua..lúc ghì Hiền, em ôm hôn tới tấp, rồi em cởi khuy áo... em muốn… Hiền nói trước sau gì cũng là của anh, hãy dành để đến hôm cưới em hiến cho anh tất  cả...” Thế là em thương Hiền lạnh cả người ra. Em kéo Hiền ngồi dậy“. Anh có tin lời em nói không?  Tôi gật đầu “anh tin mày! Hai đứa đều là người tốt cả mà!”
          Lũ chúng tôi học xong lớp vẽ, rồi tỏa về đơn vị cũ. Tài năng vẽ tới đâu thì chả rõ! Cơ mà Thầy giáo họa sỹ LT Dũng, đã có câu nói để đời: ”Còn xơi mới thành họa sỹ. Đầu tiên anh sẽ cho các chú hiểu rõ câu "Thợ may ăn giẻ - Thợ vẽ ăn hồ", nó là như thế nào nhé! “. Khi lớp tổ chức in lưới tranh cổ động cho binh chủng, cần chút bột gạo nếp để dán giấy, Thầy tố lên cần hai yến! Nước sông công lính có ngay bột nếp! Bột “tăng gia“ được: hòa tan với nước lã, thêm bột đậu xanh, thêm cân đường đỏ mua ở chợ, nấu lên thành mấy nồi chè lính, thầy trò suỵt soạt húp ngon nhớ cả đời!
        Sáu tháng sau tôi về thăm bố bầm, bắt gặp Hiền vác cái bụng nhòn nhọn thẹn thùng ra chào tôi... Hóa ra Hiền đã có chồng, chồng Hiền cũng là lính ở xóm bên. Người có được 30 ngày nghỉ phép về quê tìm hiểu và cưới vợ (Hồi ấy chuyện đó là phổ biến ở ngoài bắc lắm). Tôi choáng người gặng hỏi cho rõ sự tình, Hiền khóc “Từ ngày anh Dũng về đơn vị ở Hà tĩnh, có viết cho em lá thư nào đâu anh? Bố em cứ giục, nhà ấy cứ sang, em viết cho anh Dũng mà chả thấy anh ấy trả lời. Bố quyết tất cả! Em khổ lắm, em đi 1 bước cả nhà ấy theo dõi em 1 bước. Anh ấy là lính, là con cả, nhà nghèo, đông các em. Em toàn sang nhà mình ăn cho khỏi đói“. Tôi viết thư báo Dũng, hắn choáng váng bảo tháng nào chả viết cho Hiền! Hóa ra bố Hiền muốn con gái lấy chồng gần, đã dặn bưu tá xã đưa ông tất cả thư gửi cho Hiền! Ván đóng thuyền rồi, chú em tôi còn biết làm sao. Học xong lớp vẽ, khâu kẻ chữ khẩu hiệu của Dũng yếu nên đơn vị cho hắn đi học Y tá - Phí cái thiên chức pha màu trời cho, giá như bây giờ được học đủ quy lát, không chừng hắn là danh họa phái ấn tượng chứ chẳng chơi!
         Cuối năm 1978 tôi vào thăm người thân nằm ở Quân y viện 103, thì gặp Dũng, hắn đang là học viên năm thứ 3 khoa bác sỹ quân y - chưa thèm yêu ai, vì theo hắn chưa thể quên được Hiền, chưa quên được cú sốc của mối tình đầu! Đầu năm 1980 đi học SQDB ở trường 600, tôi vào thăm bố bầm kể chuyện Dũng không dấu diếm 1 tý gì. Ông lặng người đi, nói lẩm bẩm 1 mình “Bố sai rồi, khổ thân con gái tôi“. Văng vẳng tai tôi câu ca dao “Con gái như giọt mưa sa...”.
        Đời lính đã khổ, các em yêu lính bọn anh càng chịu khổ hơn!

còn nữa....

2 nhận xét:

  1. Mấy hôm nay ko vào trang nhà.... bây giờ đọc TMH mình bất chợt muốn tham gia chút nhé.
    TMH dành tâm sức và thời gian dâng hiến bạn bè câu chuyện này hai số liền. Thật lòng cảm phục bạn.
    Câu cuối "Đời lính đã khổ, các em yêu lính bọn anh càng chịu khổ hơn', làm mình có cảm giác khiên cưỡng , mặc dù đọc cả bài thấy khá thú vị.
    Bạn đã thành công khi chuyển đc những tình cảm, trăn trở vô tư trong sáng, không hô khẩu hiệu.. của người lính rất khác lạ với thời đó, cũng như những tình tiết rất đời về mối quan hệ tình cảm trai gái tuổi hai mươi. Đã để cho họ đc hôn nhau, thậm chí cuồng nhiệt hơn cả thế...Và tôi nghĩ thế là rất đc rồi, yêu hết mình và say đắm, mưu mẹo kể cả chiến thuật "tổng lực ". Quan trọng là đã yêu và đã đc yêu. Còn hoàn cảnh đưa đẩy, chiến tranh , dân trí, phong tục vùng miền... nếu Tác giả quan tâm thì thật lòng khó viết trong sự khống chế 1 truyện ngắn , khuôn khổ có hạn. Phải chăng đây là phác thảo cho 1 chuyện dài.
    Bạn có tham vọng lớn, bởi tình cảm với bạn lính là muốn làm đc nhiều, viết đc nhiều hơn cả thế.Nhưng thật khó trọn vẹn. Khi lên khuôn chữ, theo mình cần chọn lựa.
    Nhưng dòng cuối làm giảm can đảm của " tôi " . Muốn yêu mà đọc TMH lại sợ người khác khổ! Ai khổ hay là mình tự làm mình khổ.
    Bạn có thích Trần Tiến hát như thế này không ? -" Đôi khi tình yêu vẫn thé/ Yêu nhau chỉ là yêu nhau...".
    Ngẫm ra, TMH là người sướng nhất khóa mình, có rất nhiều hương, nhiều men để thăng hoa những ngày thường này lên.
    Thân mến

    Trả lờiXóa
  2. Thân gửi D.Trác,khi viết bài tôi không hoạch định cho mình thể loại truyện ngắn hay là truyện dài. cũng chả để ý dài hay ngắn .Đây là câu chuyện của đồng môn lớp vẽ và sự việc tới đâu thì kể tới đó thôi. Quả thực bé Hiền xinh và đảm lắm ,tôi cứ tiếc thay cho thằng em Dũng .Thời ấy có bao nhiêu điều không thể nói ra hết được ,Sao nhiều người cứ ấu trĩ cả từ cách suy nghĩ lẫn hành động làm khổ mình khổ cả người khác ra đến thế ! Cứ đổ tại cho chiến tranh cả ?! Thông cảm cho mình " Điếc không sợ súng " thích thì viết và gửi Lão Chít xem Có đăng được thì đăng ,có lẽ mình phải dừng viết 1 thời gian để cắp sách đi học sao viết cho hay hơn thì mới dám gửi đăng tiếp trên Blog này vậy. Cám ơn Bạn đã góp ý chân tình đối với mình , mình tiếp thu rồi

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]