K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

23 tháng 12, 2015

T Ba Nhất gần gũi K6 nhất - NHỚ ĐÂU KỂ ĐÓ ( PHẦN 23 )



TRẦN MINH HẢI - K6I

        Viết đến mục này, tôi lại nhớ câu thơ của Chế lan Viên: ”Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn… tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”. Nhìn ra thế giới thì mọi thứ dù to đến nhỏ của 1 phần lịch sử, của các người nổi tiếng... Người ta gìn giữ rất là lâu, rồi đem ra bán đấu giá tuốt mỗi khi có dịp. Giá trị vật chất có thể từ thượng vàng đến hạ cám, nhưng giá trị tinh thần thì lớn lao vô cùng! Ngẫm nghĩ thì nước mình chiến tranh liên miên, dồn sức người sức của kháng chiến. Mấy chục năm hòa bình cảnh sắc mọi miền đất nước ta đã thay đổi rất nhiều, khó mà nhận ra cảnh ngày xưa lâu nay đã ghi nhớ ở lòng ta!

       Những năm 1965 của thế kỷ trước, nếu đi dọc các đường quốc lộ ta hay bắt gặp các bức tường xây ven đường. 1 phía là tranh cổ động 1 phiá là khẩu hiệu khích lệ ra tiền tuyến chống mỹ cứu nước! Ngã ba T BA NHẤT cũng có 1 cái như như thế, nhưng có thêm tấm bê tông đúc hình mũi tên bề thế, đập ngay vào mắt mọi người. Tại sao lại là TBa nhất? Đã có nhiều lời giải thích về nó, đã thành huyền thoại? Nó đã là 1 biểu tượng của hàng vạn người khi ăn học tại 2 trường: Trung cấp Luyện kim và trường ta khi mang tên ĐH Cơ điện (1965-1975). Mấy ai còn nhớ đến địa chỉ xóm Cầu thông, xã Tich lương, huyện Đồng hỷ, tỉnh Bắc thái! K6 chúng ta định cư tại đó, xưa kia hàng ngày đi qua nó… để giờ 100% các CSV, CCB ngày ấy vẫn còn nhớ địa danh thân yêu này, với bao nhiêu kỷ niệm tuổi học trò. Năm 2014, hội K6 ta đi Hồ Ba bể có vào thăm lại mái trường xưa. Tất cả đều phăm phăm ra tìm cái mũi tên T Ba nhất ngày xưa. Tất cả đều sững sờ, ngay cả Ngô Thịnh công tác tại trường bao nhiêu năm cũng sờ sững. "Người xưa cảnh cũ hồn đâu tá ?” Mất rồi! Đành loay hoay xác định chỗ ngày xưa đặt biển. Xót xa quá, tấm biển ấy thợ đồng nát đập vỡ bê tông lấy sắt đem bán, liệu có được nổi 200.000đ? Mất thời điểm nào? hỏi ai cũng không nhớ nữa. Cứ nghĩ ngợi lan man: Bức tường Bec lanh bị đập tan, xóa đi kỷ niệm thời chiến tranh Lạnh. Ối người lấy mảng bê tông vỡ ấy về làm kỷ niệm. Giá như trường ta vẫn giữ tên ĐHCĐ nhỉ, thì chắc chắn rằng các vị lãnh đạo trường đã mang về đặt tại Phòng Truyền thống từ lâu lắm rồi? Ấy là vì chúng ta quá yêu quý cái biểu tượng hình mũi tên ấy mà tự hình dung thế. Chúng ta về trường chắc chắn sẽ lại quây quần chụp ảnh với mũi tên ấy, nếu như nó còn tồn tại? 
     Hôm nay tôi lại nhớ, rồi lại mô tả cảnh sắc K6 và đường vào trường những năm 1970-1972 hầu các bạn U70 chúng mình. Sai đâu nhờ các bạn đính chính hộ sau nhé. Này nhé, ta đứng ở ngã ba TBN mặt quay hướng Luyện kim thì bên tay phải có bức tường khẩu hiệu, cách đó khoảng hơn mét là mũi tên TBN, đều nằm trong khoảng đồi rộng mênh mông, gọi là chợ tạm TBN, rồi tiếp các khoảnh ruộng trồng khoai lang kéo dài cho tới ngã 3 LK-CĐ. Bên tay trái cách QL3 chừng 100m là rặng tre kéo dài 1/3 quả đồi, sau đó có 4 lớp dãy nhà dân + khu SV K6 nằm hơi lùi về sau đồng thời song song với đường vào LK. Lớp nhà đầu tiên gần rặng tre là nhà giữ trẻ CN đường sắt do chị Sẻ cai quản, tiếp đến là khu K6I, tiếp nữa là nhà anh Thạnh, sau rồi là 2 căn: 1 là tổ 4 k6i + các nữ K6M, 1 căn GĐ và các mợ K5 đúp xuống. Lớp nhà thứ hai: nhà bếp K6MA, nối tiếp khu chị em K6 thi năm 1970. Lớp thứ ba: đầu tiên là bêp K6I (nằm song song QL3 và vuông góc với nhà 2 lớp máy), sau rồi là lớp học K6I nằm hơi lùi sâu 1 tý, rồi là 2 khu ăn ở của 2 lớp K6MA, K6MB coi như gần thẳng hàng. Bếp K6MB tiếp liền phía dưới, gần cái bốt điện của xưởng trường. Lớp trong cùng là Lớp học K6M. Nói thêm: từ bếp K6I đi qua mảnh ruộng là sẽ tới quả đồi nhỏ sát QL3 mà Chít đi chơi tối sợ ánh đèn ô tô. Từ bếp K6MA có con đường nhỏ men theo rặng tre ra TBN, quân ta hay đi lối này. Bạn còn nhớ mùa đông sương giá, màn sương trắng đục phủ kín khu TBN huyền ảo, để khi nắng lên trần trụi những khoảng đồi trọc? Nhớ gió rít lang thang các quả đồi rồi đập vào mái nhà ta ở, mái là nứa cắt khúc đập dập, rung lên? Có nhớ mưa dông sét đánh xuống đồi trống, chớp sáng lòa, tiếng nổ đinh tai nhức óc, đội mưa tới bếp lấy âu cơm về? Nhớ mùa hè, giặt quần áo không vắt nước nhằm phơi cho phẳng phớn, chỉ 1 thời gian ngắn là khô cong. Nhớ các đêm trăng sáng vằng vặc, đất trời khu TBN ta đẹp như mơ? Có nhớ phòng nào cũng chứa nước, tối có cái rửa chân… bởi vì toàn đường đất đầy bụi, lổn nhổn sỏi đá. Có nhớ sáng dạo chợ TBN, nhòm xem chứ có mua cái gì đâu. Thử chè kiếm ấm về pha, suỵt soạt như người nhớn !
           Xưởng trường là mấy căn nhà gạch dài. Ngày 15/2/1971 Thầy Phú dẫn mấy ông Tây bà Đầm Hunggary thăm trường và K6 ta, rồi xem ca nhạc tại xưởng này. Nghe giới thiệu vợ chồng ca sỹ Trung Kiên, tay violon Khắc Huề… là CNV của trường CĐ, cả lũ K6 xem ké qua các ô cửa sổ cứ cười rúc rích! Đường đất cứ đi uốn éo qua các ruộng 1 thôi là tới ngã 3: Rẽ tay trái là vào Trường LK, dưới quả đồi này có 1 hầm địa đạo mà tối 24/4/1972 tôi cầm đèn dầu hỏa tò mò đi xem hết, vì hôm ý có lệnh sơ tán triệt để khu Gang thép! Ở quả đồi sát trước đó là bãi chiếu bóng LK gắn liền các giai thoại trốn vé của SV nhà ta đấy! Rẽ tay phải đi tiếp: Sẽ gặp bên tay trái là 2 căn nhà ngói quây thành chữ L, đó là Thư viện Trường kiêm bãi chiếu bóng CĐ có bán vé, thì SV lại có trốn vé!. Sẽ gặp bên tay phải 2 căn nhà ngói là khu Thí nghiệm vật lý, hóa học, kế sau đó hình như là nhà thầy Thơm? Cứ đi thẳng 1 bên là đồi trọc phía trái, 1 bên là ruộng bạc màu phía phải. Ta sẽ tới 1 ngã ba nữa. Đứng ở giữa ngã 3 này: Bên tay phải là đường vào khu GV toàn là nhà cấp 4 xếp nhiều dãy, nhiều lớp dưới  tán rừng bạch đàn. Sườn đồi mé trai ngã 3 là bãi chiếu bóng CĐ mới, không phải mất tiền mua vé (ấy là từ các năm về sau này). Đi tiếp qua 1 đoạn cong cong thì tới nhà phát gạo, thực phẩm hàng tháng cho các lớp nằm bên trái. Đi 1 đoạn nữa xuống dốc nhòm về bên phải có quả đồi mà  nhà Hiệu bộ nằm ở lưng lửng. Nghển qua quả đồi bên trái là các khu nhà GV. Phía sau nhà Hiệu bộ cách khoảnh ruộng nhớn là khu K5 có tới 600 tên ăn học (Họ vào trường không phải thi như K6 ta). Qua khu K5 là tới Xưởng trường ngày xưa, rôi tới khu K4…
      Những năm đi lính xa T ba nhất, tôi lại nhớ da diết tới lớp, tới trường. Ao ước có ngày về học tiếp, để trở thành kỹ sư! Nay lại viết tiếp về những ngày xưa ấy, thấy mình quả là hạnh phúc!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]