K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

29 tháng 9, 2015

TRANH LUẬN VÀ TRANH ....

  Ngoài Hội CCB Việt Nam có rất nhiều Ban LL truyền thống thuộc về từng đơn vị riêng lẻ để sinh hoạt và giúp nhau.Đến nay mới có Hội truyền thống bộ đội Trường sơn và Hội  truyền thống chiến sỹ thành Cổ Quảng Trị 1972 ra đời mà chính thống có quyết định công nhận của Chính quyền và pháp nhân.
  Tôi được dự Đại hội thành lập hôi truyền thống chiến sỹ Thành Cổ Quảng Trị 1972 của TP Hà Nôi cũng được UBND TP Hà Nội ra quyết định .Tại đại hội có nhiều tranh luận trái chiều nhau về tình hình chiến sự ngày ấy và tại sao lại có chiến dịch 81 ngày đêm ấy .
  Có một số nói rằng danh hiệu Chiến sý bảo vệ thành cổ Quảng Trị chỉ dành cho những người chiến đấu ở bên trong Thành cổ mà thôi.vì thế Hội chỉ nên gồm những người ấy .Quan điểm này bị phản đối kịch liệt với luận điểm :Trong 81 ngày đêm đó thì ngày bắt đầu cho đến ngày cuối các đơn vị bên trong thành cổ chiến đấu trực tiếp với địch bao nhiêu ngày .?Nếu không có các đoen vị chặn đánh định từ bờ sông Mỹ chánh rồi bảo vệ xung quanh và trong nội thị xã thì Thành cổ có giữ nổi được tuần lễ không ?Và không có Công binh -vận tải -pháo binh -Phòng không -quân y -du kích trợ chiến thì các đơn vị đó có trụ nổi 81 ngày đêm không ? còn thông tin -kỹ thuât trinh sát nữa chứ.
  Chiến trường Quảng trị ngày ấy là chiến dịch giữ vùng giải phóng mà thị xã là trung tân với thành cổ là biểu tượng ác liệt nhất cuối cùng.Đây là một nhiệm vụ vừa quân sự vừa chính trị ngoại giao .Ai cũng biết so sánh lực lượng lúc đó rất bất lợi cho ta .Lực lượng ta tổn thất một phần sau cuộc chiến đấu giải phóng toàn tỉnh QT chưa kịp bổ sung -phục hồi .(ngay cả lực lượng dự bị cũng không có vì F308 đưa vào chủ công giải phóng Đông Hà rồi ) .Địch thì có hơn 2 sư đoàn tổng dự bi mới tung ra với sự hỗ trợ tối đa của hỏa lực Mỹ là tầu biển -không quân và pháo binh .Không biết chiến cuộc ở các chiến trường tây nguyên -Nam bộ có đánh hỗ trợ -chia lửa được bao nhiêu không  nhựng địch dốc toàn lực cho cuộc tái chiếm này với quyết tâm rất cao để tạo thế cho hội nghị Pa ri .Vì thế Ta phải cố gắng hết mực giữ vùng giải phóng cũng với mục tiêu chiến lược ấy..
  Trong tình thế đó chỉ với sức người là chính chiến đấu thì tổn thất rất lớn Ta vẫn phải gồng mình mà chiến đấu ,nhất là những ngày cuối tháng 8-1972 Điện tín từ Pa ri về liên tục yêu cầu mặt trận phải cố giữ cho được 30 ngày nữa cho đàm phán ...Và ác liệt của cuộc chiến diễn ra cho đến 16-9-1972 thì thế của Ta bên Hội nghị đã xác lập bên bàn đàm phán .Nhiệm vụ chính trị đã hoàn thành ta cần phải rút để giảm tổn thất ..
 Nhưng hy sinh là quá lớn ,Chính vì thế sự hy sinh ấy mới được tôn vinh cho xứng đáng cới thành quả chung của Cách mạng giành được .Mỹ và Ngụy đâu đã chịu hẳn chúng còn bội ước và dùng B52 nắn gân chúng ta một lần nữa mà có tin là chúng có thể sử dụng cả bom, nguyên tử nữa ..Hai thắng lợi :
 -Một giữ được thị xã qua thánhg9-72 và đánh thắng B52 là quyết định cho Hội nghị Pa ri thành công .tạo thế và lực cho CM sau này ..
  Đấy trên sự phân tích của các đại biểu các đơn vị tham chiến ngày ấy đã có kết luân rằng Chiến công giải phóng quảng Trị và giữ vững được một phần lớn vùng giải phóng tạo thế cho ta trên bàn Hội nghị Pa ri không thể chỉ là công của một vài đơn vị đóng bên trong thành mà của cả mặt trận của nhiều đơn vị bộ binh ; 304-308-312-320-324-325 -Phòng không 367 -Pháo binh -Công binh -thiết giáp -Thông tin -quân ý -Bộ đội Tỉnh K3-K8 và du kích cùng nhân dân Quảng Trị .
  Nghị quyết Đại hội đã khẳng định như vậy và được nhất tri100% kể cả những người có quan điểm cũ .
Sau tranh luận công khi tại Đại hội các CCB tham gia bao vệ thị xã va Thành cổ Quảng Trị năm 1972 đã nhất trí được tiêu chí  va thành phần tham gia hội trên cơ sở phân tích chiến cuộc ngày ấy .
  Vậy mà trong số chúng ta có một bạn đưa ra nhận định "  Mà nói thật trận Quảng Trị thực chất là một trận thua của quân ta!  " vậy thì ai đúng ai sai đây nhe .mời các bạn cho ý kiếm phân tích hay phản biện giúp cho

2 nhận xét:

  1. Ngay trong nội bộ những đoàn quân đánh QT năm ấy cũng rất nhiều đánh giá khác nhau về trân 81 ngày đêm này. Mà ngay các cuộc tranh luận của Mom đưa lên đây cũng chỉ là từ 1 phía chứ chưa bao gôm các phía khác, nhất là các phía không tham chiên đã đánh giá thế nào mới là khách quan nhất!
    Mà phản biện như thế này có hay hơn là "bỏ bóng đá người" như cái lũ "còm" được tập hợp thành bài ở dưới đây không?

    Trả lờiXóa
  2. Vậy Đào V Dũng chứng minh cho nhận định "Mà nói thật trận Quảng Trị thực chất là một trận thua của quân ta!" trong lời còm của Đào Việt Dũng đưa ra đi và theo quan điểm nào
    Nếu không làm được thì có nói như thế vaanmc là quá nhẹ đấy .
    Ngược lại kiểu cắn xén -tập hợp ấy mới là bỏ bóng đá người đấy

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]