Thiết nghĩ đây không phải là sự
thắng thua,không phải là chính kiến chủ
quan của riêng ai dù là Chính phủ, bộ ngành hay mấy ông hiệu trưởng,đây là vấn
đề của pháp lý của văn bản pháp quy trong nhà nước
pháp quyền để khẳng định điều này.
Trở lại 2 quyết định của
Chính phủ về việc hình thành phân hiệu Bách khoa và phân hiệu Cơ điện tại
Thái Nguyên.
1/ Quyết định thứ nhất: Quyết định số 164/cp do PTT Nguyễn Duy
Trinh ký ngày 19/8/1965 “về việc:mở phân
hiệu đại học Bách Khoa tại khu gang thép Thái Nguyên” :
Theo quyết định
này Trường ĐHBK mở Phân hiệu đào tạo giáo dục đại học tại Khu gang thép Thái
nguyên.Về tổ chức Phân hiệu Bách khoa lúc này là một chi nhánh của trường ĐHBK, biên
chế tổ chức Phân hiệu có giám đốc “tương
đương phó HT phụ trách đào tạo ”, tối đa 02 phó giám đốc “tương đương trưởng
khoa của trường”.Giai đoạn này Thầy Đỗ Hữu Phú là Giám đốc Phân hiệu.
Căn
cứ luật giáo dục nhiệm vụ và quyền hạn của Phân hiệu Bách khoa thực hiện trong
phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của trường đại học được giao, tuân thủ sự điều
hành chung của hiệu trưởng trường đại học.
Tại quyết định
này “Phân hiệu đại học Bách Khoa tại khu gang thép Thái Nguyên” chưa phải là
Pháp nhân ( Pháp nhân là một tổ chức theo quy định của pháp luật : 1-. Được
thành lập hợp pháp; 2.- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3-.Có tài sản độc lập với
cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4-. Nhân danh
mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.)
Tại Điều 2 quyết
định số 164/cp ngày 19/8/1965 cũng đã ghi rõ: “…Đồng thời phải có những sự chuẩn bị cần thiết để khi có điều kiện thì
sẽ thành lập trường đại học địa phương tách khỏi trường đại học Bách khoa”.Vậy
thì ngày 19/8 làm gì đã có trường đại học,chỉ là Phân hiệu Bách khoa-là đứa con
của trường ĐHBK “thường trú” tại Thái Nguyên mà ai đó lại ngộ nhận là ngày
thành lập trường ĐHCĐ.
Nếu chỉ dừng ở
văn bản số 164/cp Chính phủ ký ngày 19/8 ,theo quy định của pháp luật “ Phân hiệu
bách khoa tại khu gang thép Thái Nguyên”không
thể có Pháp nhân trở thành Trường ĐH,điều này chỉ thực hiện được khi
Phân hiệu trở thành độc lập ,là Pháp nhân –Đây chính là lý do ra đời của quyết định 206/cp ngày 06/12/1966 của Chính phủ nhằm thay thế quyết định 165/cp ký ngày 19/8/1965.
2/ Quyết định thứ 2: Quyết định số 206/CP của Chính phủ do PTT Phạm
Hùng ký ngày 6/12/1996 về việc “đổi tên phân hiệu Bách khoa tại khu gang thép
Thái Nguyên thành “Phân hiệu cơ điện trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên
nghiệp.”
Tại quyết định này “Phân hiệu
Cơ điện” lúc này không phải là chi nhánh của trường ĐHBK mà trực thuộc thẳng Bộ
ĐH &THCN.
Theo văn bản pháp quy “Phân hiệu cơ điện”tại thời
điểm này là Pháp nhân, là đơn vị độc lập
có đầy đủ pháp lý để thành lập trường đại học có con dấu,tài khoản riêng, tham
gia quan hệ pháp luật một cách độc lập, (về quyền hạn nhà
nước là ngang bằng trường ĐHBK).
Vì vậy
ngày 06/12 /1966 chính là ngày sinh tháng
đẻ của trường ĐHCĐ phù hợp với văn bản
pháp quy và quy định của pháp luật.
·
Đôi lời
tự sự:
1- Vui
,về nguồn trong ngày lễ trường là cái tâm của mọi người là nét đẹp của dân cơ
điện hàng chục năm rồi.Năm nay nhiều người vẫn đi nhưng nhiều người cũng không
đến . Tôi có thể đi,bạn có thể ở nhà điều đó không quan trọng.Cái chúng ta cần
là để cho những lớp trẻ CĐ hôm nay, mai
sau sẽ nghĩ gì và tại sao gần 50 năm trời
chẳng ông bà nào từ Chính phủ,Bộ ngành,bao đời Hiệu trưởng lại
không lấy ngày 19/8 làm ngày thành lập trường để đến bây giờ mới có người nhìn
ra.
2- Chúng
ta cũng cần phải suy nghĩ, bình tĩnh ngẫm nghĩ nửa thế kỷ đã trôi qua ngày 6/12
hàng năm đã trở thành kỷ niệm khó phai
luôn ấp ủ háo hức trong mỗi con người cơ điện khắp mọi miền đất nước mỗi khi nhắc
đến ngày thành lập trường lại bị hất đi một cách chóng vánh dễ dàng như vậy,liệu
đấy có phải là ngọn lửa cơ điện luôn cháy hết mình không.
Chẳng nhẽ gần
50 năm qua chúng ta đã vui trong cái ngày không có thực
-Hồi học phổ thông tôi đã được
xem vở kịch “Kẻ đốt đền” dựa trên một cốt truyện cổ Hy Lạp ,nội dung vở kịch :
năm 356 trước CN Herostratos là một
thanh niên đã phóng hỏa Đền thờ thần Artemis.Đền thờ này được xây dựng để thờ phụng thần Artemis là nữ thần săn bắn,là
ngôi đền đẹp nhất trong số 30 ngôi đền của
người Hy Lạp và là một trong Bảy kỳ quan
thế giới cổ đại.
Khi bị kết án
tử hình kẻ đốt đền Herostratos không những không lẩn tránh tội lỗi mà còn rất tự
hào nhận trách nhiệm với hy vọng tên tuổi mình sẽ trở thành bất tử .
Xem xong vở kịch
mọi người đều kháo nhau: Người xây đền
thật vĩ đại ,kẻ đốt đền cũng nổi tiếng theo dòng lịch sử.
Thiết nghĩ thời nay những kẻ muốn nổi danh
nghĩ cách đốt đền không phải là không có.
Đền thờ thần Artemis -năm 356 trước CN
-------------------------------------------
Nhưng không có QĐ thứ nhất thì cũng chẳng có QĐ thứ hai, ĐH ợ !
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaĐăng Hưng đã đưa ra lập luận trên cơ sở VĂN BẢN PHÁP LUẬT để xác định NGÀY THÁNG NĂM xác lập PHÁP NHÂN của trường CƠ ĐIỆN dưới góc độ luật. Còn một khía cạnh nữa cũng phải được đưa vào để xác định là kết quả thực hiện - sản phẩm thực tế đã hoàn thành để xác nhận cho chính PHÁP NHÂN CƠ ĐIỆN ấy.
Khi khóa 1 _ K1 nhập trường ( 1965) theo giấy nhập học và là học sinh của Phân hiệu BÁCH KHOA tại khu Gang thép Thái nguyên - Khi tốt nghiệp nhận bằng KS với con dấu công nhận mang tên Trường ĐH CƠ ĐIỆN . ( nếu không có sự thay đổi sẽ là con dấu mang tên Phân hiệu Bách khoa ! )
Cơ sở nào để tấm bằng này được công nhận theo qui định của pháp luật . Quyết định số 206/ CP ngày 6/12/1966 đã tạo ra ( RA ĐỜI ) trường CƠ ĐIỆN - Một cơ sở PHÁP NHÂN có TÊN RIÊNG là Trường CƠ ĐIỆN , sản phẩm đào tạo là kỹ sư với tấm bằng tốt nghiệp mang tên trường ĐH CƠ ĐIỆN và được luật pháp - xã hôi công nhận là KỸ SƯ CƠ ĐIỆN . Và chính vì vậy K1 cũng là lớp KỸ SƯ đào tạo đầu tiên của trường ĐH Cơ Điện chứ không phải là kỹ sư của Phân hiệu BÁCH KHOA - do chính Phân hiệu nhận lúc nhập trường.
Đó chính là TƯ CÁCH PHÁP NHÂN đã được xã hội công nhận trên thực tế. Kể từ QĐ 206/ CP Trường ĐH Cơ Điện có tên trên danh sách các trường ĐH do Bộ ĐH & THCN quản lý.
Đó là cơ sở THỰC TẾ để cùng với cơ sở VĂN BẢN PHÁP LUẬT xác lập sự RA ĐỜI và TỒN TẠI chính thức của TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN cho dù tên ban đầu chỉ là Phân hiệu CƠ ĐIỆN hay gọi tắt là Trường CƠ ĐIỆN .
Vì vậy 6/12/1965 là ngày RA ĐỜI của TRƯỜNG CƠ ĐIỆN theo Văn bản PHÁP LÝ và Cơ sở THỰC TẾ .
CSV - CĐ
" ĐỂ LUẬN ĐƯỢC NGÀY THÁNG NĂM THÀNH LẬP CỦA ĐHCĐ MỘT CÁCH NGHIÊM TÚC"
Người viết Đính chính :
XóaNgày tháng năm trong câu " Vì vậy 6/12/1965 là ngày RA ĐỜI của TRƯỜNG CƠ ĐIỆN theo Văn bản PHÁP LÝ và Cơ sở THỰC TẾ .'
sửa lại là :
Vì vậy 6/12/1966 là ngày RA ĐỜI của TRƯỜNG CƠ ĐIỆN theo Văn bản PHÁP LÝ và Cơ sở THỰC TẾ .'
Tôi dân k5 ké trang k6 ,1969 nhập học ,khi ấy trường có 2 khoa :Điện và Cơ trường đào tạo 3 chuyên ngành .điên ,cơ,kinh tế(sau đó bỏ các lớp kinh tế chuyển sang học cơ).năm ngoái nghe kỷ niệm 50 năm thành lập trường vào 19/8 không lấy ngày 6/12 như mọi năm.Tôi nghĩ việc này thuộc trách nhiệm của Ban Giám Hiệu đương nhiện.Tôi chỉ mong một cuộc hội ngộ 50 năm nghĩa tình THẦY và TRÒ .Nhân đây cho tôi biết kế khoạch, chương trình ngày lể kỷ niệm
Trả lờiXóaBài viết hay rõ ràng, có tính thuyết phục. Tôi thích xem những bài như thế này.Giúp ta hiểu rõ những vấn đề đang tranh luận mặc dù chẳng để làm gì. Nhưng qua bài này ta cũng có thể thấy một số ý kiến cho rằng sự thay đổi tùy tiện ngày thành lập là do quyền của HT và vì vậy chúng ta phải theo. Đây là một ý kiến ba phải duy ý chí. Chúng ta phải nói rằng: Tuy không công nhận nhưng ta vẫn lên trường dịp này vì đó là dịp để gặp gỡ các bạn gần xa cùng chung mái trường nếu không lên sẽ khó có dịp gặp.Còn sẽ có một số người không lên cũng không có gì phải suy nghĩ vì ngày này không còn giá trị như xưa !
Trả lờiXóaKorolbo (TCV-K10MA) cũng có quan điểm ủng hộ việc giữ nguyên ngày 6/12 chủ yếu vì tình chứ không phải vì lý (về lý thì em không có đủ thông tin để bàn luận). Về tình như em đã comment trên blogK10:
Trả lờiXóa1- "Chém thêm tý nữa: Mình không có sự hiểu biết về thầy Phú (mình nhớ thầy là bạn của papa Hùng Bò) nhưng bằng cảm tính, mình rất kính trọng và có thiện cảm với thầy, khuôn mặt thầy toát ra ánh sáng của tri thức và một tấm lòng nhân (khác rất nhiều các vị dù có mang áo mũ GSTS bây giờ). Vì vậy mình vẫn có niềm tin, hẳn phải có lý do để thầy chọn ngày 6/12 chứ không phải ngày 19/8, cũng không phải ngày ký QĐ thành lập Trường ĐHCĐ để hàng năm cho lũ SV đói khát được vài miếng thị mỡ nhiều nạc ít. Rất có thể dù khởi thủy từ ngày 19/8 nhưng hình hài ngày ấy không phải là của một cơ thể độc lập. Nó là Phân hiệu, là chi nhánh của ĐHBK nhằm mục đích đào tạo cán bộ cho Khu gang thép TN, một tên tuổi lẫy lừng của nền CN nặng của miền Bắc XHCN. Lúc đó đã có Trường cấp 3 Gang thép, sân vận động Gang thép. Đến khi Bộ ĐH&THCN ra quyết định đổi tên thành Phân hiệu CĐ, rất có thể đó mới là quyết định đầu tiên cho ra đời một thực thể có số phận, đời sống độc lập, không còn là chi nhánh của ai (dù ban đầu vẫn còn tên phân hiệu). Thời gian đã lùi xa, chỉ còn lại đó những dấu hỏi ???"
2- Ngày 10/3 Âm Lịch được một viên quan triều Nguyễn đề xuất làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương và vẫn duy trì đến giờ dù các vua Hùng thậm chí chỉ có trong huyền sử.
3- Ngày 19/5 được Bác Hồ "chọn làm ngày sinh của mình" chỉ nhằm mục đích ngoại giao với người Pháp (theo báo chí). Từ đó đền này ngày đó vẫn là ngày sinh nhật ông HCM, không ai cần phải cải chính, thay đổi.
Nói chung pac nào cũng có lý của mình, chưa thể phủ nhận ý kiến của ai ngay được.
Trả lờiXóaTrong bài "Chém tý gió" bên blog K10. Hùng bò có viết:
"Thứ nhất:
QĐ 19/08 ghi rõ là Nay mở phân hiệu đại học Bách khoa
Điều đó cũng nghĩa là “cái trường mà về sau chúng ta theo học”, đã được chính thức khai sinh (mở, thành lập mới…) sau cái QĐ này.
QĐ 06/12 ghi rõ là Nay đổi tên
Điều đó có nghĩa là đặt tên mới cho cái đã có tên từ trước.
Như vậy, rõ ràng là vẫn công nhận có cái cũ là phân hiệu đại học bách khoa, và vẫn cho nó tiếp tục tồn tại, chỉ đổi tên cho nó mà thôi .
Nếu quyết định này ghi là: Nay xóa bỏ phân hiệu đại học bách khoa, thành lập phân hiệu Cơ Điện… thì mới gọi là khai từ cái phân hiệu đại học Bách khoa".
Nay Hùng bò xin các pac ý kiến chỉ giáo:
1; Tại sao QĐ ký ngày 19/08 ghi rõ là mở phân hiệu… lại không được coi là QĐ thành lập, còn QĐ ký ngày 6/12 ghi rõ là: đổi tên…, lại được công nhận là quyết định thành lập.
(mà câu chữ trong QĐ mới là cơ sở pháp lý, chứ không phải cách suy luận ra).
2; Pac ĐH cho rằng chỉ khi có QĐ ký ngày 6/12, thì trường Cơ Điện mới tư cách pháp nhân. Nhưng theo hiểu biết của Hùng bò thì, bất cứ tổ chức nào được thành lập đủ 4 điều kiện mà pac ĐH đã nêu ra thì là cơ sở đó tư cách pháp nhân, và được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân bằng cách cho khắc dấu.
Trong văn bản do pac ĐH cung cấp ở bài “Những văn bản quan trọng…” có đóng dấu tròn, ghi rõ “Phân hiệu Đại học bách khoa”, Vòng tròn bên ngoài ghi rõ là “Bộ Công nghiệp nặng – Công ty Gang thép Thái nguyên”.
Văn bản này ký ngày 02/01/1967 và Bộ chủ quản là Bộ CN nặng, tức là con dấu này được cho phép khắc theo QĐ ký ngày 19/08.
Vậy, Phân hiệu đại học bách khoa được mở theo QĐ ký ngày 19/08 đã được coi là có tư cách pháp nhân rồi đấy chứ ạ.
Mang cái cái lý sự của thời 1015 áp đăt khiên cưỡng cho sự vật của năm 1965 là phải pháp nhân thì lạ quá .Nếu không tiền thân thì làm gì có cái đằng sau .không có thực thể ấy tồn tại trước làm gì có cái thực thể nào để đổi tên .thật là kỳ lạ .
Trả lờiXóaĐặng Hưng thân mến ! Những gì Đặng Hưng đã làm đều đáng khâm phục. Có lẽ nay mai người ta sẽ đòi XÉT LẠI cả TÊN NƯỚC cho mà xem. Khi đó thì những ai " ba phải " sẽ nói gì nhỉ ? Chắc là sẽ ngồi im.
Trả lờiXóa