K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

19 tháng 8, 2015

NGÀY NÀO ? VÌ SAO?

Trịnh Công Vương 
 
      Thực ra về việc chọn ngày 19/8 hay 6/12, Korolbo đã thấy lấn cấn ngay từ đầu, cứ thấy gờn gợn một điều gì đó rất dễ nghĩ theo thuyết âm mưu. Trên BlogK10 cũng đã có nhiều bàn luận về vấn đề này, Korolbo cũng đã phát biểu, cơ bản là không đồng tình nhưng chủ yếu bằng linh cảm, bằng cảm tính. Để phân tich một cách duy lý, rất cần có nhiều tài liệu hoặc đọc kỹ những tài liệu đã có, Korolbo đều không có điều kiện, chủ yếu vì không có thời gian. Mặt khác thấy Hội CĐTPHCM, Hội CĐHN và Nhóm tự sướng xuất phát từ lời kêu gọi trên BlogK10 đều tương đối thống nhất cơ bản về mấy quan điểm dưới đây nên Korolbo thấy sẽ rất phản cảm nếu mình cứ lải nhải về những điều mọi người không thích mình lải nhải:

      1- Ngày 19/8 có giá trị pháp lý cao hơn vì đó là QĐ THÀNH LẬP (PHÂN HIỆU ĐHBK).
      2- Dù mang tên là PHĐHBK nhưng nó không thuộc ĐHBKHN
     3- QĐ ngày 6/12 chỉ là QĐ "ĐỔI TÊN" như những lần đổi tên sau này.
    4- Dù ai nói ngả nói nghiêng thì quan điểm của anh em là VLC, cứ tụ tập gặp nhau là vui rồi (ngày nào cũng đuợc).
     5- Các bậc tiền bối như thầy Khiêm, thầy Bình vẫn đến dự lễ ngày 9/8/ tại HN (chứng tỏ các thầy không phản đối việc đổi ngày?)
      Mặc dù vậy trong suy nghĩ của mình, Korolbo cứ thấy gợn lên những luận điểm:
      1- Thầy Phú và BGH hồi đó không thể không biết QĐ ngày 19/8, tại sao thầy vẫn chọn ngày 6/12 (Hùng Bò có đặt vấn đề lấy gì chứng mình thầy Phú chọn ngày này, cách đặt vấn đề này hơi thiếu công bằng nếu đặt vấn đề ngược lại "lấy gì chứng mình thầy Phú không chọn ngày này?".
      2- Tại sao QĐ THÀNH LẬP CÓ TỪ NĂM 1965  mà mãi đến năm 2015 người ta mới quyết định chọn ngày đó?
      3- Việc SỬA SAI (giả sử lịch sử đã chọn sai) sau 49 lần kỷ niệm đem lại LỢI ÍCH gì, cho ai?
     4- Ai (khi nào) là người đầu tiên nhận định ngày 19/8 mới là ngày thành lập trường (hình như là blogK10 tại kỷ yếu 2009 như ý kiến Tiều Phu "Không phải ai cũng biết tiền thân của trường Đại học Cơ Điện – Thái Nguyên xa xưa phôi thai xuất phát từ QĐ 164/CP ngày 19/8/1965 do phó thủ tướng Nguyễn Duy Trinh ký về việc mở phân hiệu đại học Bách khoa tại khu gang thép Thái Nguyên, mọi việc chỉ hé mở khi tài liệu này được lấy ra từ trung tâm lưu trữ QG 2 & đưa lên bìa 2 cuốn kỷ yếu K10 Cơ Điện – Ngày ấy & Bây giờ năm 2009").
      5- Ai (khi nào) quyết định sẽ thay đổi ngày truyền thống của trường? tại sao?
      Về cảm tính, Korolbo vẫn tin vào quyết định của thầy Phú, cái tên PHÂN HIỆU ĐH BÁCH KHOA rõ ràng phải liên quan đến ĐHBK chỉ đến khi có tên PHÂN HIỆU CƠ ĐIỆN nó mới thoát khỏi sự liên quan, phụ thuộc ấy. Các ý kiến ủng hộ ngày 19/8 như Hùng Bò, T.T.Tuân, cả thầy Mai Trọng Nhân v.v... đều nhấn mạnh QĐ ngày 19/8 mới là thanh lập còn 6/12 chỉ là đổi tên. Mọi người đu đúng nếu… KHÔNG CÓ LỖI CỦA THẰNG ĐÁNH MÁY. Nhìn các QĐ ngày đó bằng con mắt của thời bây giờ chúng ta sẽ thấy rất nhiều lỗi, ví dụ đã gọi là PHÂN HIỆU ĐH thì chắc chắn  phải lien quan đến một Trường Đại học, một Học viện. Như vậy cái tên PHÂN HIỆU CƠ ĐIỆN khi chưa có trường ĐH nào mang tên CƠ ĐIỆN là một cái tên CHƯA ĐÚNG (nếu không nói là sai); cũng như nhiều văn bản hồi đó, tiêu đề là PHCĐ, con dấu là PHDHBK hoặc Trường ĐHCĐ. Vì vậy nếu bng lo gic của ngày hôm nay thì QĐ ngày 6/12/1966 NÊN ĐƯỢC SỬA LẠI LÀ: QĐ THÀNH LẬP CƠ SỞ (TRƯỜNG/PHÂN HIỆU) ĐH CƠ ĐIỆN TRÊN CƠ SỞ PHÂN HIỆU ĐHBK vì mấy lý do:
      1-  PHĐHBK do 2 Bộ đồng chủ quản là Bộ CN nặng và Bộ Giáo dục, trong đó hiểu rằng  Bộ CN nặng là chính (chịu trách nhiệm về chỉ tiêu đào tạo, biên chế, ngân sách.v.v), Bộ GD chỉ lo về tuyển sinh, giáo trình… Thậm chí nhiều giáo viên còn được lấy từ biên chế của Khu gang thép TN. Dù không nói PHĐHBK trực thuộc ĐHBKHN nhưng tôi hiu rằng nó gián tiếp phụ thuộc (thong qua bộ chủ quản của ĐHBKHN là Bộ GD) và câu chữ trong điều 2 của QĐ (khi có điều kiện sẽ thành lập trường Đại học của địa phương, tách khỏi trường Đại học Bách Khoa). Tôi đoán mò rằng Thầy Phú là người của BGD cử làm Phân hiệu phó PHĐHBK, Phân hiệu trưởng chắc là người của Bộ CN nặng, có thể của Công ty Gang thép TN
      2- Dù được ĐÁNH MÁY  là ĐỔI TÊN  nhưng tại QĐ ngày 6/12 có các điểm khác biệt mà KHÔNG MỘT QUYẾT ĐỊNH ĐỔI TÊN SAU NÀY nào có được đó là THAY ĐỔI BỘ CHỦ QUẢN từ 2 Bộ CN nặng và Giáo dục (thực chất là Bộ CN nặng) sang BỘ ĐH&THCN (rất có thể Bộ ĐH&THCN tách ra từ Bộ Giáo dục từ năm 1965-1966)
      Cùng với luận điểm tại điều 2 QD 19/8, việc thay đổi Bộ chủ quản, mục tiêu, qui mô đào tạo, RÕ RÀNG QĐ NGÀY 6/12 CÓ Ý NGHĨA MỘT QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOÀN TOÀN MỚI.
      Korolbo tôi chỉ có ý muốn bàn luận thêm về vấn đề này cả về lý và tình sau khi đọc mấy ý kiến sau:
      1-  Ý kiến thầy Huỳnh.
     2- Ý Hiệu trưởng Thế trong diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm 50 năm tại Hà nội (do anh Trịnh Xuyền nhắc đến có chữ "xóa bỏ tàn dư cũ").
     3- Ý kiến anh Sơn k9 trên facebook Mẫu Sơn (tôi có copy dưới đây)
Và tôi cũng chỉ mạo muội trao đổi với các anh chị trên BloK6 vì tôi thấy chỉ ở đây các anh mới còn đang muốn bàn luận, dù các ý kiến khác nhau nhưng các anh có vẻ vẫn còn muôn lắng nghe dù ý kiến trái chiều. Vì đã quá dài, tôi phải dừng không trình bày thêm những ý kiến "VỀ TÌNH" cũng như phỏng đoán theo thuyết âm mưu "tại sao có quyết định thay đổi vào thi đim này?"

BÀI VI T CỦA ANH LƯU THI T SƠN K9
Xung quanh hai quyết định thành lập trường đại học Cơ Điện Thái Nguyên
Gửi các cựu giáo viên và sinh viên trường Đại học Cơ Điện
Trường Đại học Kỹ Thuật Công nghiệp Thái Nguyên ngày nay tiền thân của nó là:
- Trường Đại học Cơ Điện (Phân hiệu Cơ Điện) Bắc Thái 1966-1975
- Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghiệp Việt Bắc 1976-1982
- Trường Đại học Công Nghiệp Thái Nguyên 1982-1994
Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên có một lịch sử khá lâu đời trong khối các trường Đại học ở Việt Nam. Đến năm 2015, trường kỉ niệm lần thứ 50 ngày thành lập, trên cơ sở đổi ngày thành lập từ 6/12 thành ngày 19/8. Sự kiện đổi ngày này có nhiều ý kiến không đồng tình, với tâm tư của một cựu sinh viên của trường, tôi xin có chút ý kiến phân tích về hai quyết định của Hội Đồng Chính Phủ liên quan đến việc thành lập trường Đại học Cơ Điện. Hiện, tôi được biết hai quyết định của hội đồng chính phủ về việc thành lập trường cùng với hai văn bản của trường Đại học Cơ Điện (Phân hiệu Cơ Điện).
1. Quyết định số 164/CP ngày 19/8/1965 do Phó thủ tướng Nguyễn Duy Trinh ký, với tiêu đề: Mở phân hiệu Đại học Bách Khoa ở khu gang thép Thái Nguyên.
2. Quyết định số 206/CP ngày 6/12/1966 do Phó thủ tướng Phạm Hùng ký, với tiêu đề: đổi tên phân hiệu Đại học Bách Khoa tại khu vực gang thép Thái Nguyên thành phân hiệu Cơ Điện trực thuộc bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
3. Công văn số 07/PHCD ngày 2/1/1967 của phân hiệu Đại học Cơ Điện gửi bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (cụ thể là Vụ các trường Đại học) về việc in các sách giáo khoa cho năm học 1967-1968, do Hiệu phó Đỗ Hữu Phú ký. Công văn được đóng con dấu - PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC BÁCH KHOA. Có lẽ lúc này nhà trường chưa làm xong con dấu mới của trường Đại học Cơ Điện.
4. Quyết định số 10/PHCD...Ngày 24/6/1967 của phân hiệu Đại học Cơ Điện, về việc thành lập phòng kiến thiết cơ bản trực thuộc trường. Được đóng con dấu mới là - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN. Ở đây, tôi không bàn những sai sót về thủ tục hành chính như: Quyết định phân hiệu Cơ Điện ở tiêu đề mà lại đóng dấu trường Đại học Cơ Điện .....
Về bốn văn bản trên, cá nhân tôi có ý kiến như sau:
Tôi đi thẳng vào bản chất của quyết định trực tiếp khai sinh ra trường Đại học Cơ Điện là chủ đế mà chúng ta đang bàn cãi.
- Quyết định số 164/CP ngày 19/8/1965 của Hội Đồng Chính Phủ:
Nguyên văn Điều 2: Phân hiệu Đại học Bách Khoa tại khu gang thép Thái Nguyên có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật công nghiệp trình độ Đại học. Việc đào tạo, bồi dưỡng này tiến hành theo các hình thức tập trung (chủ yếu là bằng các lớp chuyên tu) và học tại chức (học ban đêm, học bằng thư), đồng thời phải có những sự chuẩn bị cần thiết để khi có điều kiện sẽ thành lập trường Đại học của địa phương, tách khỏi trường Đại học Bách Khoa.
Như vậy, bản chất quyết định này đã chỉ rõ (nhất là Điều 2) là phân hiệu Đại học Bách Khoa thuộc trường Đại Học Bách Khoa, với quy mô đào tạo hạn chế là: chuyên tu và tại chức.
Chúng ta còn được biết: K1 chủ yếu là các cán bộ khu gang thép Thái Nguyên. K2 là lưu học sinh từ Trung Quốc về (do Đại cách mạng văn hóa). Thực chất K3 trường mới tuyển sinh, theo cách tuyển sinh của một trường Đại học thời bấy giờ. Ngay từ ban đầu, số giáo viên cơ hữu và giáo trình là của Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Quyết định số 206/CP ngày 6/12/1966 của Hội Đồng Chính Phủ:
Nguyên văn của Điều 1 và Điều 2 như sau:
+ Điều 1: Nay đổi tên phân hiệu Đại học Bách Khoa tại khu gang thép Thái Nguyên thành phân hiệu Cơ Điện thuộc quyền quản lý của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
+ Điều 2: Phân hiệu Cơ Điện có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật có trình độ Đại học cho các ngành cơ khí, luyện kim và điện lực. Việc đào tạo và bồi dưỡng này tiến hành theo các hình thức học tập chung và học tại chức.
Từ nội dung bản chất hai quyết định của Hội Đồng Chính Phủ kết hợp với hai văn bản của trường Đại học Cơ Điện, ta thấy rõ rằng:
Quyết định số 164/CP ngày 19/8/1965 thuộc phủ Thủ Tướng chỉ rõ:
Phân hiệu Cơ Điện trường Đại học Bách Khoa là thuộc Đại học Bách Khoa. Con dấu mang tên - PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC BÁCH KHOA. Đây không phải là trường Đại học độc lập (dù to hay nhỏ). Điều đó thể hiện rất rõ ở ba dòng cuối của Điều 2 Quyết định số 164/CP: (... đồng thời phải có những sự chuẩn bị cần thiết để khi có điều kiện sẽ thành lập trường Đại học của địa phương, tách khỏi trường Đại học Bách Khoa).
Quyết định số 206/CP ngày 6/12/1966 của Phủ Thủ tướng chỉ rõ:
Bản chất là thành lập trường Đại học Cơ Điện (phân hiệu Cơ Điện) trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, con dấu mang tên - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN.
Như vậy, Quyết định số 206/CP đổi tên phân hiệu Đại học Bách Khoa thành phân hiệu Cơ Điện, thực chất là Khai sinh ra trường Đại học Cơ Điện (Đây là thay đổi bản chất chứ không phải đổi tên thông thường).
Những vấn đề nêu trên khẳng định rằng các bậc quản lý tiền bối của nhà trường đã quyết định rất đúng khi lấy ngày 6/12 hàng năm làm ngày kỷ niệm thành lập trường, còn ngày 19/8 chỉ là ngày thành lập phân hiệu Đại học Bách Khoa tại Thái Nguyên. Do đó, đến năm 2015 chúng ta kỷ niệm 49 năm thành lập trường chứ không phải là 50 năm.
Năm 1965, có một số trường Đại học tách ra từ trường Bách Khoa như: trường Đại học Xây Dựng, trường Đại học Kiến Trúc, trường Đại học Công Nghệp Nhẹ. Họ mang ngay tên của một trường Đại học độc lập. Còn ở Thái Nguyên chưa đủ điều kiện thành lập ngay trường Đại học mà thành lập phân hiệu Đại học Bách Khoa để phục vụ khu gang thép.
Với ý kiến cá nhân, tôi rất mong các vị xem xét, đóng góp ý kiến để làm sáng tỏ một vấn đề của lịch sử trường Cơ Điện mà nó vốn có từ lâu. Không một cá nhân hay nhân danh một nhóm người nào có thể thay đổi lịch sử gần nửa thế kỉ của trường nếu không có đủ cơ sở thuyết phục.
Lưu Thiết Sơn
Cựu sinh viên trường Đại Học Cơ Điện
Tôi xin đăng tải bốn văn bản dưới đây để quý vị tham khảo.
Nên hay không nên đổi ngày 6/12 thành ngày 19/8
(Ngày thành lập trường Đại học Cơ Điện)
Ngày 9/8/2015, tôi đi dự họp mặt lần thứ 50 trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thái Nguyên (tiền thân là trường Đại học Cơ Điện) tại hội Cơ Điện Sài Gòn mà lòng chẳng thấy vui. Các hội viên đi thiếu nhiều. Còn một số giáo viên và sinh viên thì bàn ra tán vào về việc đổi ngày thành lập trường từ 6/12 thành ngày 19/8.
Trước đó, tôi có nghe hội Cơ Điện Hải Phòng và hội Cơ Điện Vũng Tàu phản đối rất quyết liệt về việc này. Hội cơ điện Sài Gòn thì không đưa vấn đề này ra bàn vì trường đã quyết định đổi ngày rồi, còn các hội khác ở xa thì tôi không được rõ.
Ai ai cũng biết trường Đại học Cơ Điện có hội cựu giáo viên và sinh viên trên khắp cả nước nổi tiếng về tinh thần đoàn kết tương thân tương ái. Chẳng lẽ việc đổi ngày thành lập trường mà hội cơ điện ở các địa phương lại chia rẽ lẫn nhau. Nhiều nơi nhất định tổ chức ngày thành lập trường vào ngày 6/12 theo truyền thống cũ. Vấn đề này đã bắt tôi phải suy nghĩ và xem xét lại cơ sở tại sao lại đổi ngày thành lập trường.
Ở đời ai cũng hiểu "Nhân vô thập toàn". Theo quan điểm của tôi, muốn xem xét lại ngày thành lập trường cần phải căn cứ vào hai yếu tố cơ bản sau:
- Yếu tố Pháp lý.
- Yếu tố lịch sử và nhân văn.
Yếu tố Pháp lý tôi đã phân tích rõ ở bài "Xung quanh hai quyết định thành lập trường Đại học Cơ Điện Thái Nguyên". Theo phân tích này, chẳng có lý do nào để đổi lại ngày thành lập trường. Ngay cả trường hợp yếu tố Pháp lý đúng ≤65% thì không nên xem xét. Nếu lớn hơn 65% thì hãy xem xét nhưng cần phải xét đến yếu tố lịch sử và nhân văn.
Về yếu tố lịch sử nhân văn, chúng ta thấy gần nửa thế kỉ trôi qua, các bậc cha anh đi trước là những người đặt nền móng và viết nên trang sử đầu tiên của trường. Gần 50 năm ấy đã khắc sâu biết bao dấu ấn của tầng tầng lớp lớp sinh viên và giáo viên. Nếu hậu sinh không cẩn trọng sẽ đạp đổ những gì thuộc vế kí ức của lớp thầy cô và học sinh đi trước. Chẳng lẽ họ không đủ sáng suốt để biết ngày thành lập sao?
Quá trình thay đổi ngày thành lập trường, chúng ta còn sai cả về thủ tục thực hiện. Muốn là đúng thủ tục, chúng ta phải:
Nhà trường thành lập một Hội đồng để nghiên cứu, xem xét, tổng kết đưa ra cơ sở pháp lý, cơ sở lịch sử nhân văn, lập báo cáo gửi tới tất cả các chi hội Cơ Điện ở các tỉnh, thành phố. Chờ hồi âm, đúc kết rồi sau đó công bố kết quả tập hợp các ý kiến, đưa ra quan điểm rồi mới kết luận. Thời gian này phải cả năm trời mới xong, sao phải vội thế?
Một quyết định thiếu chuẩn xác sẽ để lại nhiều điều bất cập mà cụ thể làm giảm sự đoàn kết của các chi hội Cơ Điện với nhà trường, đó là điều hết sức đáng buồn. Tôi mong rằng các bạn xem xét vấn đề này cho thật kĩ, nếu thấy sai thì sửa lại cũng chưa muộn, bởi lịch sử vẫn cứ là lịch sử, sự kiện lịch sử dù nhỏ ở phạm vi cấp trường, cũng góp phần cấu thành lịch sử của cả một dân tộc.
Lưu Thiết Sơn
Cựu sinh viên K9- trường Đại Học Cơ Điện


12 nhận xét:

  1. Hôm nay về trường (với tư cách đại diện cho Hội Đại học Cơ Điện tại Bắc Ninh) mình thấy phản đối việc thay đổi ngày thành lập Trường thật là khó. Bởi: Hiệu trưởng Thế không những đổi tên ngày thành lập Trường mà còn phá cổng trước, khóa cổng sau! Nghe đâu là phong thủy. Tôi nghĩ phong thủy cũng là một môn khoa học chứ không phải mê tín đến như thế. Bát trạch không phải như số 13. Ở TP Bắc Ninh những phố mới thành lập từ năm 1997 đến nay không phố nào có số nhà 13.

    Trả lờiXóa
  2. Bạn Trịnh Công Vương ơi, bạn đăng tài liệu thế này thì chỉ có một mình bạn biết thôi(chữ đã bé lại còn nhòe).chỉ nhận ra là có dấu đỏ và chữ mầu đen. bạn xem có cách nào mà tất cả bàn dân thiên hạ đều xem được thì phổ biến nhé. Còn như thế này thì chỉ có nhìn không thôi mà chẳng biết cái gì ở bên trong

    Trả lờiXóa
  3. Hinh anh la trong bai cua anh Son, nhung cung co rai rac tren cac blog, anh Son cung trich dan nhung y chinh trong bai chi Tan a. Cam on chi.

    Trả lờiXóa
  4. Bạn korolbo ơi, đúng là hình ảnh trong bài thì của anh Sơn, nhưng vì là bạn đăng trong bài viết của bạn nên mình mới có yêu cầu đó, còn nếu mà đăng như trên thì hiệu quả của bài viết sẽ bị hạn chế vì tài liệu cũng góp phần làm cho những điều được nhận định tăng thêm tính thuyết phục. Thế thì mình tự tìm hiểu vậy

    Trả lờiXóa
  5. Hùng đầu bạc13:18:00 20 thg 8, 2015

    Phần 1
    Trước tiên, Hùng bò xin trả lời một số câu hỏi:
    1; Bạn TCV nói: “Thầy Phú và BGH hồi đó không thể không biết QĐ ngày 19/8, tại sao thầy vẫn chọn ngày 6/12 (Hùng Bò có đặt vấn đề lấy gì chứng mình thầy Phú chọn ngày này, cách đặt vấn đề này hơi thiếu công bằng nếu đặt vấn đề ngược lại "lấy gì chứng mình thầy Phú không chọn ngày này?"”
    Phải khẳng định chắc chắn Thầy Phú biết quyết định này, vì Thầy Phú là một trong những người đầu tiên tham gia thành lập trường, có khi Thầy Phú còn là nguwoif cầm Quyết định này về trường ấy chứ. Còn tại sao Thầy vẫn chọn ngày 6/12.., Hùng bò xin trả lời ở phần sau.
    Còn đặt vấn đề "lấy gì chứng mình thầy Phú không chọn ngày này? là không công bằng”, theo Hùng bò là không thật chuẩn, vì Hùng bò chỉ nêu là chưa chắc trên mặt lý thuyết, vì trên cơ sở đến ngày 02/01/1067 Thầy Phú vẫn ký với chức danh Hiệu phó mà.

    2; Ý kiến pac Sơn K9
    “Những vấn đề nêu trên khẳng định rằng các bậc quản lý tiền bối của nhà trường đã quyết định rất đúng khi lấy ngày 6/12 hàng năm làm ngày kỷ niệm thành lập trường, còn ngày 19/8 chỉ là ngày thành lập phân hiệu Đại học Bách Khoa tại Thái Nguyên. Do đó, đến năm 2015 chúng ta kỷ niệm 49 năm thành lập trường chứ không phải là 50 năm. ”
    Theo ý trên, pac Sơn đã khẳng định ngày thành lập trường là ngày 06/12/1966. Nhưng xin pac cho biết, tại sao Ngày 06/12/2010, trường kỷ niệm 45 năm thành lập và nhận danh hiệu Anh hùng Lao động (thời điểm đó Phan Quang Thế chưa là Hiệu trưởng), vậy chẳng lẽ bậc tiền bố của Thế cũng sai và các cấp xem xét đề nghị cấp danh hiệu AHLĐ cũng sai.
    “Quá trình thay đổi ngày thành lập trường, chúng ta còn sai cả về thủ tục thực hiện. Muốn là đúng thủ tục, chúng ta phải:” … điều này Hùng bò xin trả lời phần sau.

    Phần 2
    Chúng ta tranh luận khá sôi nổi, nhưng chúng ta đã quên mất một điều cơ bản nhất.
    Hùng bò đã hỏi nhiều vị luật sư có tiếng, nhiều vị lãnh đạo kha khá…, và chắc nếu hỏi các pac cũng sẽ được câu trả lời tương tự; đó là: Cho đến thời điểm này, chưa bao giờ Nhà nước ta có văn bản nào quy định các tiêu chuẩn chọn ngày thành lập, Ngày thành lập phải là ngày đạt các điều kiện gì v.v…
    Mà Nhà nước đã không có quy định bắt buộc phải theo, thì không thể căn cứ vào bất cứ văn bản nào khác để bắt bẻ việc chọn Ngày thành lập, việc suy diễn theo các hình mẫu khác chỉ để tham khảo .
    Như vậy cũng có nghĩa là việc chọn ngày thành lập hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của nhà cầm quyền đương thời, có thể căn cứ vào các văn bản họ có trong tay, có thể căn cứ vào yếu tố nhân văn, bối cảnh lịch sử, chính trị … tại thời điểm đó.
    Thực tế có nơi lấy Ngày thành lập là ngày cấp trên ra QĐ thành lập, có nơi lại lấy vào ngày Công bố Quyết định thành lập, có nơi lấy là ngày khai giảng, có nơi lấy là ngày đặt móng xây ngôi nhà đầu tiên của trường, có nơi lấy là ngày khánh thành ngôi nhà đầu tiên…, và như vậy ngày nào cũng đúng trên cơ sở lý luận của nhà cầm quyền đương thời khi đó.
    Còn Ngày truyền thống lại khác, có thể chọn là ngày thành lập, có thể là chọn ngày có một sự kiện đáng nhớ nào đó: Như ngày Bác Hồ gửi thư chẳng hạn…(như TCV đã dẫn giải)
    Chính vì vậy, thằng Hùng bò đã phát biểu là chưa bao giờ nói việc chọn ngày 6/12 là sai, cũng như nói việc chọn ngày 19/08 là sai cả .
    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  6. Hùng đầu bạc13:19:00 20 thg 8, 2015

    Vậy mà chúng ta đã cố gắng vận dụng các văn bản pháp lý, quy định của pháp luật để chứng minh một điều Nhà nước không quy định bắt buộc phải theo là đúng hay sai .

    Hùng bò rất yêu quý Thầy Đỗ Hữu Phú, vì chính Thầy Phú là người kéo Hùng bò về trường Cơ Điện và Thầy Phú là người đưa tận tay thằng Hùng bò thông báo trúng tuyển do chính thầy ký, Hùng bò tin chắc Thầy Phú là vị Hiệu trưởng đầu tiên của Trường vì nghe bạn thân của Thầy Phú khẳng định vậy, nhưng cũng hơi ngạc nhiên vì văn bản Thầy ký ngày 02/01/1967, Hùng bò vẫn tin Thầy Phú là người Hiệu Trưởng đầu tiên và là người chọn ngày 6/12/1965 (nhưng vẫn đặt ra vấn đề như vậy, để may ra pac nào có chứng lý quan trọng phủ nhận điều ngạc nhiên của Hùng bò).

    Hùng bò tin Thầy Phú chọn ngày 6/12/1965, vì sao thì không thể biết được chính xác, nhưng tự suy đoán (hay đoán mò) như sau:
    Việc chọn ngày thành lập, không cứ phải quyết định ngay khi mới thành lập, mà có khi trong một, hai hay ba năm đầu tiên, cứ hoạt động, cứ đào tạo…., cho đến khi có sự kiện gì đó mới cần làm lễ kỷ niệm, thế là ngồi soi xét vấn đề, văn bản và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác để chọn ra một ngày nào đó hợp lý nhất.
    Trường ta đến thời điểm 06/12/1966, đã có ít nhất hai khóa theo học, và khóa đầu tiên là vào năm 1965 (dù là thành phần nào đi chăng nữa, chuyên tu tại chức…), vậy nếu chọn vào năm 1966, thì khóa 1 và khóa 2 có coi là của trường không ????, không thể loại bỏ họ đi theo cách gọi tên khác nào được, họ vẫn cứ là học sinh khóa 1 và khóa 2 của trường… Như vậy là phải là năm 1965 .
    Còn tại sao 6/12, vì trong hai quyết định 19/08 và 06/12, QĐ 06/12 nghe vẫn sướng hơn, rõ ràng là thuộc Bộ ĐH và THCN, chứ không thuộc Bộ Công nghiệp nặng, đeo thêm cái tên Công ty Gang thép Thái Nguyên trong con dấu đỏ nghe mất oai, như vậy nên căn cứ vào QĐ 6/12 cho phù hợp với thực tế là hiện tại (thời điểm chọn ngày thành lập), trường đã trực thuộc bộ ĐH và THCN. Còn năm thì như cứ lấy là năm 1965 là năm có khóa sinh viên đầu tiên. (Như chúng ta ngày nay, chỉ thích khoe cái tên CƠ ĐIỆN, chứ chẳng anh nào khoe tôi tốt nghiệp trường Đại học kỹ thuật Công nghiệp Việt Bắc, thậm chí cả các chú em, khi vào trường đã là trường KTCNVB, chẳng còn dính dáng gì đến Cơ Điện, vẫn khoe tôi học ĐH Cơ Điện). Và như chúng ta biết, sau QĐ 6/12 không có quyết nào khác đổi tên tiếp thành Trường Đại học Cơ Điện, mà cứ tự nhiên từ từ dần thành tên ĐH CĐ từ lúc nào đó…
    (Có thể có pac cười Hùng bò khi đoàn mò với cái lý do này, kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia, nhưng nó cũng là một khả năng rất dễ xảy ra, khi chẳng có văn bản nào quy định các tiêu chuẩn bắt buộc nên chọn ngày thành lập), và rất có thể thời điểm chọn ngày thành lập trường sau khi có quyết định 06/12 một vài năm. (Đấy là Hùng bò suy đoán thôi, chứ không khẳng định).
    Như vậy, Hùng bò vẫn cứ tự tin cho rằng Thầy Phú là người chọn ngày 6/12, và ngày 6/12 ấy là 06/12/1965 chứ không phải là 06/12/1966. Các pac cứ ngẫm nghĩ xem, nhiều sự kiện từ những lý do không thể tin được vẫn cứ thành sự thật. (ví dụ ngay như từ Phân hiệu Cơ Điện sang thành trường ĐH Cơ Điện cứ tự nhiên mà sang, chẳng cần văn bản pháp lý nào – Các pac đừng nghĩ là có mà ta chưa tìm ra, đó là những công việc của người chuyên làm và phải chịu trách nhiệm về việc làm của họ, cũng như K10 không bao giờ tưởng văn bản 19/08 là do K10 khám phá ra…, trong Kỷ yếu 2009, K10 chỉ nói có biết văn bản này, và chỉ thắc mắc tại sao có văn bản này mà không chọn ngày này…
    Và như trên đã nói, vì Nhà nước không có văn bản bắt buộc nào quy định các tiêu chuẩn chọn ngày thành lập, do đó cũng chẳng có quy trình nào kèm theo khi đổi từ ngày này sang ngày khác, như pac Sơn K9 nói: “Quá trình thay đổi ngày thành lập trường, chúng ta còn sai cả về thủ tục thực hiện. Muốn là đúng thủ tục, chúng ta phải..:”,

    Như vậy, về mặt lý: Hùng bò cũng tin ngày 6/12/1965 là ngày đã được Thầy Phú chọn là ngày thành lập trường là đúng, và cũng vì vậy về mặt lý thì đổi sang ngày 19/08 cũng chẳng có gì sai cả.
    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
  7. Hùng đầu bạc13:20:00 20 thg 8, 2015

    Tuy nhiên, về tình mà nói: Ngày 6/12 đã đi sâu vào tâm trí các thần dân Cơ Điện từ hơn 40 năm nay, cứ đến ngày đó, dù đã ra trường từ lúc nào, tâm trí các thần dân vẫn hướng về trường và vẫn mong muốn về trường vào dịp kỷ niệm thành lập vào các năm chẵn, hoặc vào năm khóa mình nhập trường, ra trường chẵn 5, 10 năm.
    Mà cái gì đã thuộc về tình, thuộc về tâm linh, thì cái đó khó thay đổi, và khi có sự thay đổi từ một tác nhân nào đó, nếu đó là bất khả kháng thì không nói, nếu là từ một QĐ mà chưa rõ nguyên nhân, dễ làm ta tổn thương, coi đó là một sự xúc phạm .
    Chúng ta đã quen với ngày 06/12, nay đổi sang 19/08 mà không được hỏi ý kiến, ta cảm thấy sốc, ta cảm thấy phẫn nộ, vì thấy lý dô đưa ra để đổi nghe chưa được thuận tai, không thuyết phục, ta phản đối vì ta thấy ngày 6/12 là đúng …


    Tóm lại:
    Ngay từ đầu, thằng Hùng bò khẳng định chọn ngày 19/08 về lý có vẻ đúng hơn, chứ không nói là chọn ngày 06/12 là sai.
    Thằng Hùng bò tham gia tranh luận, không phải để giành thắng thua, mà muốn nêu ra một số ý kiến ngược chiều để tăng thêm sự hiểu biết.
    Và cũng ngay từ đầu, thằng Hùng bò đã nói là “chém tý gió ” cho vui, chứ không để làm gì, vì Hùng bò thấy việc chọn Ngày thành lập hoàn toàn phụ thuộc vào chính kiến nhà cầm quyền đương thời, khi họ thấy cần phải phục vụ một mục đích gì đấy, cần tạo một động lực mới, một sự đổi mới hoặc một tham vọng mới.
    Về lý họ không sai.
    Khi chúng ta tranh luận, lại sa vào tranh cãi lý của ngày thành lập, và quy kết những người thay đổi đã làm sai (cái mà Nhà nước không có quy định bắt buộc nào).
    Nếu nói về tình thì ai cũng có quyền bảo vệ cái tình của mình, và cái này thì ai cũng đúng, cha ông ta có câu, một trăm cái lý không bằng một tý cái tình.

    Thực tế sẽ diễn ra như thế nào:
    Khi mới đổi ngày thành lập, có thể nhiều thế hệ tiền bối không chấp nhận, phản đối, thậm chí không thèm tham gia kỷ niệm 19/08 mà vẫn giữ ngày kỷ niệm 06/12 trong lòng, trong một nhóm, trong một khoa, một khóa có thể vẫn kỷ niệm long trọng ngày này .
    Nhưng đồng thời ngày 19/08 vẫn được tổ chức chính thống trên trường, các thế hệ sinh viên đương thời và tiếp theo sẽ tiếp tục kỷ niệm ngày 19/08 hàng năm một cách chính thống .
    Vì vậy Hùng bò thấy pac nào ủng hộ 19/08 cũng tốt, pac nào ủng hộ 6/12 cũng tốt, và các pac ủng hộ ngày 6/12 mà phản đối ngày 19/08 đến mức không thèm quan tâm đến ngày này, không thèm lên trường vào ngày này cũng chẳng sao, nhưng nếu các pac muốn gặp gỡ đông đảo hơn các thầy cô, các bạn bè cùng lớp, cùng khóa và muốn được giao lưu giữa các thế hệ, muốn được vui cùng các thế hệ tại trường thì các pac hãy lên trường hãy ngày 19/08, vì khi đó nhà trường tổ chức chính thống. (Như ngày 19/08 vừa qua vẫn cực đông quan khách và các CGV, CSV, CBCNV về trường và rất vui). Còn các pac lên trường ngày 6/12 cũng chẳng sao, các pac cứ tự vui với nhau, vẫn có thể nhà trường vẫn đón tiếp các CSV, các CGV, nhưng chỉ là đón tiếp các pac lên chơi thôi, như đón tiếp các pac về thăm trường cũ vào bất cứ một ngày bình thường nào trong 364 ngày còn lại.

    Và cuối cùng, từ khi tham gia cuộc tranh luận này, thằng Hùng bò phát hiện thêm nhiều cái mới, như các văn bản đã được đưa ra, thêm nhiều cách suy diễn vẫn đề từ một văn bản và đặc biệt biết thêm chính kiến cũng như tính cách của nhiều người, đó là những hiểu biết thêm rất quý giá.
    Rất cám ơn các pac đã tham gia cuộc tranh luận này, với Hùng bò vẫn là rất vui và rất bổ ích.


    Trả lờiXóa
  8. Hùng đầu bạc14:20:00 20 thg 8, 2015

    Xin đính chính dòng thứ 10 từ dưới lên là
    "hãy lên trường vào ngày 19/08"
    thay vì
    "hãy lên trường hãy ngày 19/08"

    Trả lờiXóa
  9. Hùng đầu bạc viết khá dài, mình đọc rất chậm từ đầu đến cuối; nhưng không thấy đoạn nào nói đến: ĐỘNG CƠ NÀO KHIẾN HIỆU TRƯỞNG THẾ THAY ĐỔI NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG? không biết Hùng đầu bạc có thể nói thay Hiệu trưởng Thế được không?

    Trả lờiXóa
  10. Hùng đầu bạc22:12:00 20 thg 8, 2015

    Hùng bò chỉ nói suy nghĩ của mình thôi pac Xuyền ơi, nói ý mình mà mọi người còn không hiểu hết, sao nói hộ ý người khác được.
    Mà quan điểm tranh luận của Hùng bò là không nói đến người thứ ba, khi họ không tham gia tranh luận ở đây.
    Ở đây theo Hùng bò chỉ nói về quan điểm của những người tham gia tranh luận về 06/12 và 19/08 mà thôi.

    Trả lờiXóa
  11. Cám ơn Hùng đầu bạc, mình cũng không muốn vấn đề thay đổi ngày thành lập trường thành một vấn đề lớn. Nhưng 19/8 vừa rồi đa số anh em cựu sinh viên về dự hội nghị có tâm trạng buồn phiền. Anh em trong đoàn của mình có người phát biểu là kỷ niệm 55 năm mà tổ chức vào ngày 19/8 là chúng em không đi đâu, anh đừng triệu tập chúng em, anh Xuyền ạ. Mình không biết nên trả lời thế nào!...

    Trả lờiXóa
  12. Hùng đầu bạc09:24:00 21 thg 8, 2015

    Vâng, cũng đúng thôi pac Xuyền ạ, Tình cảm với Cơ Điện của các CSV qua ngày 06/12 đã khắc sâu vào tâm trí người Cơ Điện hơn bốn chục năm qua, làm sao có thể chuyển đổi nhanh chóng sang ngày 19/08 ngay được. Ngày 06/12 vẫn mãi mãi không quên được với lứa CSV chúng ta.
    Nhưng nếu chúng ta cứ giữ quan điểm một chiều, khăng khăng không công nhận ngày 19/08, trong khi hàng năm ngày thành lập trường vẫn được tổ chức vào 19/08, thì vô tình chúng ta đã bỏ mất những cơ hội giao lưu gặp gỡ giữa các thế hệ và bỏ mất một cơ hội VLC của chính mình.
    Lịch sử chưa biết thế nào mà nói trước đâu pac ạ, năm trước là 06/12, năm nay là 19/08…, vài năm nữa biết đâu lại 06/12 hoặc một ngày nào mới với một lý do “chính đáng” mới.
    Dù là ngày nào đi nữa, nhưng Ngọn lửa Cơ Điện vẫn bùng cháy trong tâm của các thần dân Cơ Điện, Tình Cơ Điện đó mới chính là tình gắn kết anh em chúng ta với nhau.
    Theo Hùng bò nghĩ, 06/12 năm nay, các pac Bắc Ninh cứ lên trường như hẹn ước…, dần dần các pac sẽ thấy chỉ cần lên Trường vào ngày trường tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày thành lập là đủ, ngày nào cũng vậy, nhưng ngọn lửa 6/12 vẫn tồn tại trong tâm các pac là được .
    “kỷ niệm 55 năm mà tổ chức vào ngày 19/8 là chúng em không đi đâu, anh đừng triệu tập chúng em, anh Xuyền ạ”…, thì vô tình chúng ta đã bỏ mất những cơ hội giao lưu gặp gỡ giữa các thế hệ và bỏ mất một cơ hội VLC của chính mình, thậm chí có thể nói, như vậy tức là không bao giờ chúng ta còn cơ hội lên trường vào kỷ niệm Ngày thành lập trường nữa.
    Pac đã lên Trường ngày 19/08 vừa qua, pac có thể cảm nhận được cái đông vui của ngày hôm đó, và pac thử tưởng tượng xem, ngày 6/12 sắp tới, các pac lên sẽ có được những cảm xúc như ngày 19/08 vừa qua không ?

    Và không phải cứ lên Trường vào ngày 19/08 tức là phủ nhận giá trị lịch sử của ngày 06/12 .
    Đừng tự mình làm mất đi một cơ hội tạo cho mình một niềm vui, VLC mà pac.

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]