1/Quyết định thứ nhất:
Quyết định số 164/CP do PTT Nguyễn Duy Trinh ký ngày 19/8/1965(Về việc thành lập phân hiệu Bách khoa tại khu gang thép Thái Nguyên):
2/Quyết định thứ hai:
Quyết định số 206/CP do PTT Phạm Hùng ký ngày 06/12/1966 (Về việc đổi tên phân hiệu Bách khoa tại Khu gang thép Thái nguyên thành phân hiệu Cơ điện trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp)
3/Văn bản nội bộ đã ký cà đóng dấu của phân hiệu Bách khoa:
4/Văn bản ký đóng dấu của trường ĐHCĐ:
Đề nghị Đặng Hưng cung cấp nốt các quyết định đổi tên thành trường ĐH KTCN Việt Bắc và ĐH KTCN Thái nguyên để chứng minh trường ĐH Cơ Điên bị khai tử ngày tháng năm nào.
Trả lờiXóaViệc đổi tên trường không ảnh hưởng tới ngày tháng năm sinh của trường ĐHCĐ (ta có thể coi như cụ tổ) ,khi đổi tên từ ĐHCĐ => ĐHCĐBT=> ĐHVB hay => ĐHKTCNTN hoặc sau này đổi thành gì gì nữa cũng được,việc thay tên là để phù hợp chương trình đào tạo và địa dư cư trú của nhà trường.vì vậy không nên quan niệm đổi tên là khai tử khi chủ thể của nó vẫn tồn tại.
XóaChính vè lẽ ấy mà ta phải lấy ngày thành lập cơ sở đầu tiên làm ngày thành lập chính thức dù sau này có đổi tên thế nào .Trước đây láy ngày 6-12 như thế nào chúng ta cũng không biết và chúng ta đã quen với ngày ấy ,Chính vì thế khi đổi lại cho đúng thì chúng ta quả là có ngỡ ngàng và hẫng hụt .tuy vậy lấy ngày thành lập Trường cho đúng thì phải là 19-8-1965 .các bạn hãy xem lại những bức ảnh về lễ kỷ niệm 45 năm thành lập trường Đại học Kỹ thuật Thái nguyên chứ không phải là thành lập trường đại học Cơ Điện.
Xóa[img]URL[/img]
Cám ơn ĐH đã cho biết nguồn gốc các QĐ này mà từ trước mình cứ hiểu lơ mơ , ngay cả từ những năm 1970 khi thi vào Đ Học nguyện vọng là bách khoa sau giấy gọi lại là Đ H C Đ .!
Trả lờiXóa@ Các Bạn CĐ,
Trả lờiXóaĐể hiểu thêm lịch sủ của trường CĐ - cùng với 02 QĐ trên, tôi trích đưa thêm tư liệu về lịch sử trường đã viết trên trang Web của trường ĐH CN Thái nguyên 12/2013 ( tôi đã tải về ) để thấy quá trình khó khăn khi mới hình thành và phát triển của trường trong thời điểm miền Bắc có chiến tranh phá hoại :
Nguồn http://45.tnut.edu.vn/gioi-thieu/52-i-hc-k-thut-cong-nghip-nhng-chng-ng-lch-s
Đại học kỹ thuật Công nghiệp – những chặng đường lịch sử
(Trích )
Giai đoạn 1965-1966
Lúc này Nhà trường có toàn bộ 120 người chủ yếu là cán bộ Phòng đào tạo Công ty gang thép và 10 giáo viên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lên giúp đỡ trường xây dựng cơ sở vật chất ....Nhà trường đã bước đầu dựng được một số lớp học tuy chỉ bằng tranh tre nhưng đã đáp ứng phòng học cho 4 ngành học: chế tạo máy, luyện kim, cán thép và cơ khí luyện kim. Học tập trong hoàn cảnh bom đạn của địch luôn rình rập nhưng Nhà trường vẫn duy trì các lớp học và tiến hành sơ tán: Khu A ở lại trường ( Tích lương), khu B đi Phổ Yên, Khu C đi Thịnh Đức ....
Giai đoạn 1966-1975 (Đổi tên thành Đại học Cơ điện)
Nhận rõ yêu cầu, nhiệm vụ và mục đích đào tạo hơn nữa do nhu cầu về cán bộ khoa học kỹ thuật ngày càng cao đồng thời cũng cần phải đổi mới trong khâu quản lý cũng như đào tạo nên Hội đồng chính phủ ra nghị định số 260/cp ngày 6/12/1966 đổi tên phân hiệu Đại học Bách khoa thành Trường Đại học cơ điện trực thuộc Bộ đại học. Từ đó ngày 06/12 hằng năm là ngày truyền thống của thầy và trò Nhà trường. Ban giám hiệu là các ông Đỗ Hữu Phú Hiệu trưởng- Bí thư Đảng ủy, ông Nguyễn Công Khanh, Đỗ Quang Hân, Hoàng Chương giữ chức Phó hiệu trưởng.
Ở Hải Phòng, Hà Nội, Lạng Sơn… bị giặc tàn phá ác liệt, vấn đề liên lạc và giao thông gặp muôn vàn khó khăn nhưng đã có những thầy giáo vượt mưa bom bão đạn đi xin giáo viên, kêu gọi nhân dân ủng hộ lương thực thực phẩm và mang thiết bị máy móc về trường để tiếp tục dạy học. Những việc làm đó vô cùng có ý nghĩa đối với Nhà trường trong những buổi đầu thành lập và sau một thời gian thì tổng số cán bộ giáo viên của trường là 187 người.
Ngày 25/11/1967 Đại hội Đảng bộ Đại học Cơ điện lần thứ nhất được khai mạc. 61 đại biểu đại diện cho 259 đ/c trong 24 chi bộ dự đại hội trong đó có 4 chi bộ cơ quan, 1 chi bộ giáo viên và 19 chi bộ học sinh. Trong Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 9 đồng chí. Đồng chí Đỗ Hữu Phú được bầu lại làm Bí thư Đảng ủy. Cùng lúc này thì hoạt động Đoàn thanh niên đã dâng lên mạnh mẽ, tổng số đoàn viên lên tới 300 người và đây là lực lượng hùng mạnh nhất vừa xung kích trên mặt trận vừa đi đầu trong các phong trào học tập tại Nhà trường.
----------
Có thể thấy được khó khăn và chậm trễ trong quá trình hình thành và phát triển trong 1 năm đầu tiên sau QĐ thành lập trường CĐ. Tới ngày 25/11/1967 mới tiến hành đại hội Đảng bộ CĐ lần thứ nhất rồi sau đó là Đoàn thanh niên .... 1 năm sau mới hoàn thành các tổ chức KHUNG
của trường Cơ Điện . Chúng ta trân trọng và ghi công đóng góp của các lớp thế hệ THÀY CÔ Cán bộ cùng lớp sinh viên các khóa đầu tiên của ĐHCĐ trong những năm đầu khó khăn ấy .
CSV - CƠ ĐIỆN
Như vậy chứng tỏ lấy ngày 6-12-1966 là chưa chính xác và người viết bài này vẫn theo các việc cũ đã làm .Việc đổi lại cho đúng với ngày ra đời cơ sở đầu tên là rất đúng mặc dù chúng ta quen với ngày 6-12 rồi nên đề thấy hẫng và ngỡ ngàng. .Việc gì đúng ta phải công nhân .Tôi chẳng bênh vực cho ai cả .sau này lại quen đi thôi mà .
XóaNhư vậy chứng tỏ lấy ngày 6-12-1966 là chưa chính xác và người viết bài này vẫn theo các việc cũ đã làm .Việc đổi lại cho đúng với ngày ra đời cơ sở đầu tên là rất đúng mặc dù chúng ta quen với ngày 6-12 rồi nên đề thấy hẫng và ngỡ ngàng. .Việc gì đúng ta phải công nhân .Tôi chẳng bênh vực cho ai cả .sau này lại quen đi thôi mà .
XóaNói như CSV Đỗ Nguyên ngày 06/12 là ngày truyền thống thành lập trường ĐHCĐ đã phần nào dựa vào cơ sở pháp lý để khẳng định.
Trả lờiXóaVề việc này ĐH tôi nghĩ muốn tham luận một cách nghiêm túc,khách quan về vấn đề này chúng ta phải căn cứ các văn bản pháp quy,tính Pháp lý,Bộ luật dân sự của một nhà nước Pháp quyền để khẳng định,còn nói như TM "..sau này lại quen đi thôi mà .: nghe chừng kiểu gì cũng ok.
Về văn bản phát luật hay pháp quy gì đó thì giá trị pháp lý của hai văn bản đó như nhau .Văn bản số 1 khẳng định sự ra đời của phân hiệu đại học trên đất gang thép mà ban đầu lấy tổ chức của Gang thép quản lý còn giảng dậy do Đh Bách khoa đảm nhiện .Với phôi thai của một trường đại học trên đất Thái cần phải như vậy .Sau một nă, thực hiện Bộ Đh thấy có thể cho nó chính thức độc lập được nên mới có quyết định thứ 2.như vậy là mang tính kế thừa đứng đắn .Chính vè thế tính tuổi trường phải lấy ngày ra đời đầu tiên 19-8-1965 là rất chính xác .Chỉ vì tự hào chữ Cơ Điện hay truyền thống Cơ Điện và thói quen cứ khăng khăng lấy ngày 6-12-1966 là ngày thành lập trường thì há khiên cưỡng lắm sao .Thôi khỏi tranh luận làm chi cho mệt ai muốn chọn cái nào là quyền của mỗi cá nhân mà.
XóaTôi thấy lạ. Hình như các cụ SV K6 đã đi học chuyên tu của trường ĐH Luật từ lúc nào đấy nhỉ. Cãi nhau chẳng trên cơ sở điều luật gì cả chỉ dựa vào cảm tính thì cãi làm gì.Phải nói rõ rằng căn cứ điều 27, 30, 12 vv va vv Bộ luật dân sự ... thì ngày thành lập trường là ngày 6/12 hay ngày 19/8 . Tôi mới tin Chính vì vậy nên bây giờ tôi chẳng tin tay nào cả và cũng chẳng cần biết ngày nào là ngày chuẩn.
Trả lờiXóaOK-HN.com.vn
Trả lờiXóaOK ĐH Vấn đề này sẽ kéo dài mãi ko thôi, nếu ko có một ý kiến dứt khoát kiểu như trên. Hé Hé ! ĐH thấy HN nói đúng ko ?
XóaOK -HN nói quá chuẩn không phải chỉnh.
Trả lờiXóaVậy người đưa ra vấn đề này kết luận đi ,còn chúng tranh luân gì chăng nữa vẫn để vui là chính thôi .
Trả lờiXóaPac hưu nguyen trích văn bản, trong đó có đoạn sau:
Trả lờiXóa“Giai đoạn 1966-1975 (Đổi tên thành Đại học Cơ điện)
Nhận rõ yêu cầu, nhiệm vụ và mục đích đào tạo hơn nữa do nhu cầu về cán bộ khoa học kỹ thuật ngày càng cao đồng thời cũng cần phải đổi mới trong khâu quản lý cũng như đào tạo nên Hội đồng chính phủ ra nghị định số 260/cp ngày 6/12/1966 đổi tên phân hiệu Đại học Bách khoa thành Trường Đại học cơ điện trực thuộc Bộ đại học. Từ đó ngày 06/12 hằng năm là ngày truyền thống của thầy và trò Nhà trường. Ban giám hiệu là các ông Đỗ Hữu Phú Hiệu trưởng- Bí thư Đảng ủy, ông Nguyễn Công Khanh, Đỗ Quang Hân, Hoàng Chương giữ chức Phó hiệu trưởng.”
Hùng bò thấy việc giải thích văn bản này hoàn toàn không chính xác, có vẻ khiên cưỡng khi áp đặt cho ngày 06/12.
Cụ thể:
Văn bản trích: “Hội đồng chính phủ ra nghị định số 260/cp ngày 6/12/1966 đổi tên phân hiệu Đại học Bách khoa thành Trường Đại học cơ điện trực thuộc Bộ đại học. Từ đó ngày 06/12 hằng năm là ngày truyền thống của thầy và trò Nhà trường”.
Ở đây có hai cái nhầm lẫn cơ bản:
1; Văn bản số 260/cp ngày 6/12/1966 là Quyết định chứ không phải là Nghị định .
2; Nội dung văn bản số 260/cp ngày 6/12/1966 là đổi tên “phân hiệu Đại học Bách khoa thành Phân hiệu Cơ điện trực thuộc”…, chứ không phải là “phân hiệu Đại học Bách khoa thành Trường Đại học cơ điện trực thuộc…” Tức là tại thời điểm ký QĐ số 260/cp ngày 6/12/1966, trường mới chỉ là Phân hiệu Cơ Điện chứ không phải là trường Đại học Cơ Điện.
Việc trích dẫn sai nội dung văn bản, dẫn đến giải thích sai câu chữ, và từ đó giải thích đó là nguyên nhân lấy ngày ký QĐ này là ngày truyền thống là không đúng.
Tuy nhiên đọc kỹ Lịch sử hình thành và phát triển của Trường, cũng không đề cập đến văn bản nào “nâng cấp” từ Phân hiệu Cơ Điện lên thành Trường Đại học Cơ Điện, cũng như chức danh lãnh đạo từ “phân hiệu trưởng, phân hiệu phó” lên thành Hiệu trưởng, hiệu phó trường Đại học cả, mà cũng cứ “tự nhiên như việc phải có” là công nhận cái QĐ số 260/cp ngày 6/12/1966 là QĐ thành lập trường Đại học Cơ Điện .
Ý kiến thêm của thằng Hùng bò là nhất trí với các pac, cái ngày này là ngày nào đối với chúng ta không quan trọng lắm…
Chính vì vậy, thằng Hùng bò lại không nhất trí với ý kiến cuối cùng của pac Hồ Nam và pac Thọ Mom…là cần kết luận để kết thúc vấn đề .
Chúng ta cũng chẳng cần gì đến cái quyết định cuối cùng…, trong chúng ta chẳng ai kết luận được ngày 19/08 hay ngày 06/12 mà được mọi người công nhận cả (Nhà trường đã kết luận vậy, mà chúng ta cũng còn tranh cãi mà), vì vậy, cứ để vậy cho mọi người chém gió cho vui, kết luận làm gì…VLC.., cái gì cũng nhanh chóng kết luận, cái gì cũng sáng tối, phải trái rõ ràng… thì vào blog lấy cái cớ gì để chém gió…
Và ngày 19/08 hay 06/12 thì cũng vậy, chúng ta vẫn cứ là các kỹ sư tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠ ĐIỆN.
Trả lờiXóa@ Hung Bo,
Trích dẫn từ HÙNG BÒ :
" Hùng bò thấy việc giải thích văn bản này hoàn toàn không chính xác, có vẻ khiên cưỡng khi áp đặt cho ngày 06/12."
"Việc trích dẫn sai nội dung văn bản, dẫn đến giải thích sai câu chữ, và từ đó giải thích đó là nguyên nhân lấy ngày ký QĐ này là ngày truyền thống là không đúng."
Bạn viết mà có lẽ chưa suy luận cho thấu đáo nên mới đưa ra những câu như vậy . Tôi cũng trích ra những câu viết của Bạn để so sánh với phần Tôi đã trích dẫn .
KHI Tôi nói là trích ra, là lôi ra - rút ra từ nguồn cũng giống như trích ra 02 câu của Bạn như trên. Nó có thể có từ ngữ chưa đúng nhưng Nó là như vậy đấy. Và Bạn phải hỏi Trường ĐH CN THÁI NGUYÊN tại sao lại cho đăng trên Web chính thức của trường trong thời gian dài - từ Năm kỷ niệm 45 năm thành lập trường đến 12/2013 nội dung bài viết như vậy, sao lại lấy ngày 6/12 là ngày thành lập trường ..... V.V... Hãy hỏi BGH nhà trường, người soạn và đăng bài này công khai nhiều năm trên Web của trường với nhiều cái sai ( như Bạn phân tích ) như vậy.
Điều Tôi muốn làm ở đây là cung cấp thông tin ( chính thống, nguyên bản - có nguồn gốc ) để cho chúng ta hiểu và biết thêm thông tin bấy lâu chưa biết. Đơn giản vậy thôi, cũng không thêm bình luận, cũng không CHÉM GIÓ cho vui. Nếu Bạn nào cần biết toàn văn của bài đã đang trên Web của trường hãy cho tôi địa chỉ - Tôi sẽ cung cấp vì hiện Bài này không còn đăng trên địa chỉ như Tôi đã tải. Đchỉ khi tải là
Nguồn http://45.tnut.edu.vn/gioi-thieu/52-i-hc-k-thut-cong-nghip-nhng-chng-ng-lch-s
Đại học kỹ thuật Công nghiệp – những chặng đường lịch sử
CSV - CĐ
Rất cam ơn anh ĐH đã chiếu chụp cả 2 QĐ gắn với ngày 19/8/1965 và 6/12/1966 để chúng ta xem xét cụ thể. Tôi có suy nghĩ như thế này: Dẫu sao thì ngay ở QĐ số 164/cp vẫn chỉ ghi là "..mở Phân hiệu ĐHBK tại KGT Thái Nguyên" thội và ở điều 2 còn giao nhiệm vụ là"..chuẩn bị để khi nào đủ ĐKiện thì thành lập Trường Đại học của địa phương tách khỏi trường ĐHBK"
Trả lờiXóa- Ở QĐ 206CP ngày 6/12/1966 được ghi là đổi tên nhưng về "chất và lượng" thì khác hẳn ở chỗ nó là Phân hiệu trực thuộc Bộ ĐH&THCN rồi cơ mà. Hẳn các nhà lãnh đạo tiền bối nhà trường - là những người có mặt từ tháng 8/1966 đến cả khi k6-k10 chúng ta vào trường vẫn còn lãnh đạo đã phân định và đánh giá chính xác, đúng tầm cái dấu mốc 6/12 như thế nào thì mới chon cái ngày đó.Chỉ tiếc rằng có lẽ trong hoàn cảnh chiến tranh hoặc do chúng ta chưa có đủ tài liệu nên ko thấy QĐ nâng cấp từ Phân hiệu ĐHCĐ thành Trường ĐHCĐ nữa thôi...nhưng điều đó chẳng quan trọng mấy... Ngày nay hậu thế chúng ta nhìn nhận lại cả 2 cái dấu mốc đó để thấy ý nghĩa lịch sử sâu săc của cả 2 QĐ cực kỳ quan trọng ấy mới là hay. Năm 2015 này nhà trường kỷ niệm to ngày 19-8 cũng chẳng sao...nhưng bảo thế hệ Thày Phú chọn nhầm ngày sinh của Trường thì rất khó thuyết phục và khó vui lăm lắm !.
Pac huu nguyen ơi, Thằng Hùng bò đã nói nguyên văn là:
Trả lờiXóa"Pac hưu nguyen trích văn bản, trong đó có đoạn sau:"
Như vậy là công nhận đây là câu trích dẫn của pac, tức là câu này không phải là pac viết ra, mà đúng như pac nói là pac trích dẫn ra mà.
Hùng bò phân tích cái khiên cưỡng, không chính xác ấy là từ nội dung của cái câu mà pac đã trích dẫn ấy, chứ không phải là phân tích cái sai của người trích dẫn.
Nếu Hùng bò không nói là "Pac hưu nguyen trích văn bản, trong đó có đoạn sau:" mà đi vào phân tích ngay, thì mới có thể hiểu nhầm như vậy chứ.
Ngay cả câu Hùng bò nói "Việc trích dẫn sai....." ấy là nói trong phần phân tích về cái sai của người viết trong cái phần pac huu nguyen trích, chứ không hề nói là pac huu nguyen trích dẫn sai.
Vì vậy Hùng bò thấy pac nổi giận vì nghĩ là Hùng bò nói pac trích dẫn sai. Nên hình như pac đọc chưa kỹ nội dung của thằng Hùng bò viết.
Câu "việc trích dẫn sai..." Là nằm trong mục 2; liên quan đến phân tích về QĐ 260..., là ý nói người trích dẫn văn bản QĐ 260 sai, chứ đâu có chỗ nào nói pac huu nguyen sai.
Và câu tiếp theo, thằng Hùng bò cũng nói là ngay trong Lịch sử hình thành.... Có nghĩa là Hùng bò cũng tra lại tư liệu gốc chính thống của nhà trường.
Việc cất công tra tài liệu gốc của pac để trích dẫn là chính xác, chứ pac huu nguyen đúng là không phân tích chỗ nào cả, thì sao có thể nói pac trích dẫn sai để phân tích sai được.
Còn thằng Hùng bò nói chém gió cho vui, là vì thằng Hùng bò nghĩ, mọi phân tích của chúng ta đúng là chỉ để cho vui, chẳng ai thèm nghiêm túc đem những còm của chúng ta ở đây để thảo luận chính thống cả. Và khi ai đấy viết vào tài liệu chính thống của nhà trường như vậy, chắc họ cũng phải có lý do của họ, lý do là gì, chúng ta không biết, mà cũng chẳng cần biết làm gì, vì cũng chẳng cần biết để làm cái gì.
Mà pac cũng lưu ý cho trong phần trình bầy văn bản, thằng Hùng bò đã phải để câu pac huu nguyen trich dẫn cách đoạn thằng Hùng bò phân tích một dòng trống. Sau khi phân tích xong, nói về ý khác là thằng Hùng bò lại để cách một dòng trống với đoạn phân tích trên.
Quan niệm của thằng Hùng bò khi vào blog là để VLC, vui là chính, chứ chẳng để hơn thua với ai. Nếu pac huu nguyen hiểu ý còm của thằng Hùng bò là phê phán pac trích dẫn sai..., thì thằng Hùng bò xin lỗi pac nhé..., dù Hùng bò không có ý đó, làm pac đọc blog mất vui.
Nhất trí với pac Oánh k8mb là chúng ta phân tích để hiểu rõ hơn về trường. Chứ còn khi Lãnh đạo nhà trường quyết định chọn ngày nào, chắc chắn phải có lý do của nó, chứ không thể QD bừa được. Nhiều khi QD còn phụ thuộc vào yếu tố lịch sử và chính trị tại thời điểm đó. Mọi suy đoán của chúng ta cũng để cho vui là chính VLC.
Trả lờiXóaCòn không khi nào chúng ta có thể nói QD của các tiền bối là sai được, chắc chắn khi chọn ngày 06/12 là ngày truyền thống, Thầy Phú và BGH ngày đấy phải có lý do chính đáng, dù sao ngày 06/12 cũng đi vào tiềm thức của chúng ta rồi. Chúng ta chỉ dựa vào tài liệu ta chỉ có để coi ngày 19/08 là đúng, chứ không nói 06/12 là sai.
Cũng như ngày xưa, BCT đưa thông tin ngày Bác Hồ mất là ngày 3/9 cũng là vì chính trị tại thời gian đó cần phải thế
" ĐỂ LUẬN ĐƯỢC NGÀY THÁNG NĂM THÀNH LẬP CỦA ĐHCĐ MỘT CÁCH NGHIÊM TÚC "
Bạn sẽ lấy ngày TLập trường thế nào từ 02 QĐ như trên - PHẢI đặt Mình vào vị trí là LĐạo của trường để đưa ra QĐ có cơ sở . ( Không ở vị trí CHÉM GIÓ vì ý kiến đưa ra thế nào cũng được do không phải chịu trách nhiệm gì ? )
Nhắc lại những đầu mục quan trọng đã nêu :
Các quyết định & văn bản ĐH đăng tải dưới đây sẽ là cơ sở pháp lý để chúng ta khẳng định được ngày tháng năm sinh của trường ĐHCĐ một cách nghiêm túc theo luật định.:
1/Quyết định thứ nhất:
Quyết định số 164/CP do PTT Nguyễn Duy Trinh ký ngày 19/8/1965 (Về việc thành lập phân hiệu Bách khoa tại khu gang thép Thái Nguyên) -
Quyết định số 206/CP do PTT Phạm Hùng ký ngày 06/12/1966 (Về việc đổi tên phân hiệu Bách khoa tại Khu gang thép Thái nguyên thành phân hiệu Cơ điện trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp)
Và đương nhiên theo 02 QĐ này sẽ có 02 hướng lựa chọn để ra QĐ để thực hiện. ( Y như Ta đang thảo luận )
BẠN sẽ chọn thế nào sau khi đọc phân tích của TÔI dưới đây nếu BẠN là BGH của trường ?
Chu trình của một ĐƠN VỊ hay một Cá nhận đều theo những bước :
THAI NGHÉN - RA ĐỜI - PHÁT TRIỄN ( Con người còn thêm MẤT ĐI )
Đối với trường ĐH của chúng ta sẽ tương ứng là :
- THAI NGHÉN : là giai đoạn từ khi có QĐ thứ nhất - từ 19/8/1965 đến 5/12/1966. Nói là thai nghén hay ( Phôi thai ) vì là một đơn vị phụ thuộc hoàn toàn vào ĐHBK
( Tư cách pháp nhân, con dấu là trường ĐHBK , không có tài chính riêng , hoạt động chịu chỉ đạo của ĐHBK ) giống hệt THAI NHI phụ thuộc hoàn toàn vào người MẸ.
- RA ĐỜI : là giai đoạn từ khi có QĐ thứ hai - 6/12/1966 đến khi xây dựng xong bộ khung ( đầu 1967) . Từ phân hiệu BK chuyển thành phân hiệu CƠ ĐIỆN, là một ĐƠN VỊ đôc lập - Có tư cách PHÁP NHÂN, Con dấu riêng, tên riêng, tài chính độc lập, tự xây dựng và điều hành các hoạt động của mình. Giống như Đứa trẻ đã sinh ra, là thực thể độc lập được công nhận với tên riêng.
- PHÁT TRIỂN : Từ phân hiệu CƠ ĐIỆN thành ĐH CƠ ĐIỆN rồi ĐH KTCN VIỆT BẮC , ĐH CN THÁI NGUYÊN , thành lập thêm các Cty trục thuộc trường -
Vậy chọn Ngày tháng THAI NGHÉN , hay Ngày tháng RA ĐỜI là ngày thành lập trường nếu Bạn là nguoi LÃNH ĐẠO khi phải ra QĐ ???
Và thực tế là :
- Hầu hết người ta KHÔNG chọn ngày thai nghén khi Chưa có tên riêng và còn là một thực thể phụ thuộc. Có thể lấy làm là ngày truyền thống
- Hầu hết Người ta CHỌN ngày tháng ra đời làm ngày thành lập hay khai sinh, với tên riêng và là một dấu mốc quan trọng nhất đối với tổ chức hay đơn vị khi đã trở thành một pháp nhân độc lập, tên gọi riêng - Bây giờ là một thương hiệu riêng, điều hành độc lập và tự chủ .
ĐÂY cũng là dấu ấn pháp lý của một tổ chức khi NÓ xuất hiện với tên gọi mới và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình.
Tôi sẽ chọn ngày RA ĐỜI của phân hiệu CƠ ĐIỆN làm ngày thành lập trường với cơ sở như trên.
Và từ phân tích này chúng ta cũng hiểu BGH của trường khi đó đã chọn ngày 6/12 làm ngày kỷ niệm thành lập ĐHCĐ,
Và bây giờ BGH mới lại chon Ngày tháng PHÔI THAI làm ngày Thành lập trường.
Còn nếu Bạn là BGH thì sẽ chọn ngày tháng nào là được cả LÝ và TÌNH .
Lớp HẬU sinh như chúng ta cần sự suy xét thấu đáo trước khi ra QĐ thay đổi .
CSV - CĐ