K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

7 tháng 6, 2014

Nhận thức mới: Lấy là bỏ, bỏ là lấy

"Thấy sang bắt quàng làm họ", nên thấy Hoàng Xuân Phú là bạn học của Tuân Vịt có bài rất hay diễn tả được đúng ý mình khi xem VTV đêm hôm kia thì đăng lên đây cho thêm kiến thức về "biện chứng"....

Hoàng Xuân Phú

      Chương trình Thời sự của VTV1 buổi 19h ngày 17/10/2012 (02:49 – 03:54) đã truyền đoạn thuyết trình sau đây của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về sự khác nhau giữa “lấy phiếu tín nhiệm”“bỏ phiếu tín nhiệm”:

Lần này qua thảo luận thì nó mới rõ ra là: Lấy phiếu tín nhiệm khác với bỏ phiếu tín nhiệm. Lấy phiếu tín nhiệm là diễn ra định kỳ hàng năm, không phải chỉ ở Quốc hội, mà tất cả các cơ quan Đảng và Trung ương sẽ làm. Trong Nghị quyết Trung ương 4 nói rồi: Hàng năm lấy phiếu tín nhiệm, nếu 2 năm liền mà không được quá bán thì thôi xin mời bác nghỉ. Nên lấy phiếu tín nhiệm có tác dụng răn đe, cảnh tính, ngăn ngừa. Thế còn 1 năm mà anh đã không quá bán thì cho anh nếu sang năm lại không quá bán thì đương nhiên phải bỏ phiếu tín nhiệm. Bỏ phiếu tín nhiệm tức là bãi miễn. Bỏ phiếu tín nhiệm tức là khai trừ. Thì Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm trên cơ sở cái kết quả thế nào, lúc bấy giờ mới quyết định cái bước thứ hai là bỏ phiếu tín nhiệm. Bỏ phiếu có nghĩa là đưa ra để đồng ý thôi không cho làm nữa đấy, hay là không đấy. Thế lần này nó rõ là rõ cái chỗ đó.
      Nôm na là: Khi lấy phiếu tín nhiệm”, dù ai đó 1 năm không được quá bán thì vẫn chưa bị sao cả, mà kết quả ấy được bỏ đi. Thậm chí, “nếu sang năm lại không quá bán thì đương nhiên…” kết quả vẫn được bỏ đi, bởi vì muốn phế truất người đó thì còn “phải bỏ phiếu tín nhiệm”. Ngược lại, khi bỏ phiếu tín nhiệm” thì kết quả của nó sẽ được lấy ngay. Nói gọn lại là: Đối với “phiếu tín nhiệm” thì lấy để bỏ, và bỏ để lấy. Đó là nhận thức mới vừa đạt được, mà “lần này qua thảo luận thì nó mới rõ ra…”
      Sau một thời gian dài hồi hộp theo dõi chính trường căng thẳng, tưởng rằng sẽ có những cái mới đáng kể, thì cuối cùng chỉ được chứng kiến một cái mới như vậy.
      Mới ở hình thức ngôn ngữ, còn bản chất thì đã quá cũ. Thủng thỉnh dùng “thuật tẩm quất 3 kỳ” để làm giải pháp trị liệu cho nạn dịch tham nhũng, đang hoành hành từ trên xuống dưới, hủy hoại nền kinh tế đất nước, tàn phá xã hội và làm cho muôn dân khốn khổ. Ấy là tiếp diễn truyền thống “gãi… trong tình đồng chí”, như biện pháp chủ đạo để bảo vệ chế độ, đang bị “nhóm lợi ích” khuynh đảo ngả nghiêng.
      Trong 2–3 năm đầu nhiệm kỳ thì “chưa chấp”, vì “đồng chí nọ” còn phải nắm tình hình và làm quen với công việc. Vả lại, nếu tình trạng có bê bết, thì cũng “do các nhiệm kỳ trước để lại” và do “tác động bất lợi của tình hình thế giới”. Đến năm thứ tư, khi “mùi” không còn lẫn vào đâu được, thì cùng lắm là không quá bán trong lần lấy phiếu tín nhiệm” thứ nhất. Nhưng chẳng sao, vì kết quả ấy chỉ để “răn đe, cảnh tỉnh”. Rồi đến năm thứ 5, dù “đồng chí nọ” chưa “tỉnh” và dù không được quá bán trong lần lấy phiếu tín nhiệm” thứ 2, thì cũng chưa bị xử lý, vì còn đợi để tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm”. Chưa kịp thực hiện xong “kỳ tẩm quất thứ 3” thì nhiệm kỳ 5 năm đã kết thúc. Lúc đó thì ăn đã no nê và họa gây ra cũng đã quá đủ. Vậy là tập thể lãnh đạo vừa được tiếng “nghiêm túc xử lý đúng quy trình”, vừa không mang “tiếng ác” là đã… “gãi xước da” đồng chí. Chưa biết chừng thì “đồng chí nọ” còn được tái bổ nhiệm thêm một nhiệm kỳ nữa, để “có cơ hội sửa chữa sai lầm”, “lấy lại uy tín cho đảng”, và cũng để lấp lỗ hổng nhân sự do bao năm vẫn “chưa tìm ra người thay thế”.
      Trách nhiệm với dân, với nước càng bị teo lại bao nhiêu, thì không gian dành cho tình thương nội bộ lãnh đạo càng bao la bấy nhiêu. Và ngược lại!!!
       Quả là: “Thế lần này nó rõ là rõ cái chỗ đó.”

2 nhận xét:

  1. Câu nói của một ông to nào đấy mình không nhớ, đại ý là: Việc sai thì sửa ( chờ đến. . . . . mùa quít ), nếu kỷ luật cán bộ thì lấy ai làm việc ? ! làm cho bọn " SÂU " thấy " SƯỚNG " ( cứ yên tâm mà tác yêu tác quái ).
    Biện pháp bỏ - lấy phiếu tín nhiệm kiểu này của ông TBT làm cho bọn " SÂU " càng thấy "SƯỚNG HƠN" vì chúng thừa sức để " diễn trò " ( có lẽ ông TBT bị chúng lừa mà không biết ).Hy vọng ông Hoàng Xuân Phú có con mắt " chiếu yêu " hãy giúp ông TBT bắt bọn " yêu quái " phải " hiện nguyên hình " mà trừ diệt.

    Trả lờiXóa
  2. Bác nào đăng bài này vậy nhỉ sao lại biết TV là bạn học của HXPhú. Như tình báo nhân dân vậy. Qủa thật là TV có học với Phú những năm phổ thông trong lớp Chuyên toán. Nó bé con nhất hội nên có biệt danh Phú Ton. Cấp hai thì Lê Xuân Hoan thường đứng đầu nhưng sang cấp ba thì Phú luôn thứ nhất. Trong lớp chuyên hồi đó thi đại học chỉ mình Phú vẫn yêu toán nên sang học toán poto ở Đức. Vợ chồng con trai, gái, dâu, rể đều là Tiến sỹ toán cả nhưng cả nhà đều nấu ăn rất ngon. Mình và Phú vẫn hay gặp nhau và đàm đạo chuyện bạn bè và XH. Phú xác định con đường đi rất riêng của một nhà Khoa học. Phú có nhiều bài viết nổi tiếng về luật, biện luận xã hội. Một thầy giáo nghiêm túc chuẩn mực và rất trách nhiệm. Mộc mạc và chân tình, đó là Phú Ton.

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]