Thứ hai, 17/2/2014
01:00 GMT+7
‘Cần tôn vinh thế hệ đã hy
sinh trong chiến tranh biên giới 1979’
"Đề cập cuộc
chiến năm 1979 không phải để kích động hận thù mà là rút ra những bài học trách
nhiệm với hoà bình. Một cuộc chiến chống xâm lược phải là niềm tự hào cần tôn
vinh", sử gia Dương Trung Quốc chia sẻ với VnExpress.
- Trước lúc tiến hành cuộc chiến, lãnh đạo Trung Quốc tuyên
bố “dạy cho Việt Nam
một bài học”. Theo ông thực chất của việc phát động cuộc chiến biên giới 1979
là gì ?
-
Trước hết, tự thân lời tuyên bố của ông Đặng Tiểu Bình vào thời điểm ấy cho
thấy thái độ kẻ cả của một nước lớn với Việt Nam . Ông Đặng không nói ra nội dung
"bài học gì" nhưng theo tôi với một cuộc chiến tranh thì cuối cùng,
cả bên đánh lẫn bên đỡ, bên được hay bên thua... đều rút ra được những bài học
thích đáng.
Thời
điểm Bắc Kinh phát động cuộc chiến, mục tiêu đầu tiên là cứu vãn chế độ diệt
chủng Pol Pot-Khmer Đỏ vừa bị đánh bật khỏi Phnom Penh và có nguy cơ diệt vong
ở Campuchia. Đây là kết quả cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam và giúp đỡ lực lượng yêu nước
Campuchia chống chế độ diệt chủng Khmer Đỏ.
Mục
tiêu tiếp theo của Trung Quốc là khẳng định với Mỹ không còn ràng buộc gì với
yếu tố hệ tư tưởng giữa các quốc gia từng là một khối liên minh chống Mỹ và là
đồng minh của Việt Nam trong cuộc chiến tranh mà Mỹ vừa thất bại. Mục tiêu đó
cũng phù hợp với chính sách của Mỹ là duy trì cấm vận và thù địch mang “hội
chứng Việt Nam ”.
Nói
cách khác, cuộc chiến này giúp tăng cường mối liên minh với Mỹ được xác lập từ
sau chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Mỹ Nixon khi chiến tranh Việt Nam đang diễn
ra (1972).
Cuộc chiến tranh này cũng nhằm đối phó với mối quan hệ
Việt-Xô được tăng cường, trong bối cảnh căng thẳng Trung-Xô ngày càng tăng, đã
xảy ra xung đột vũ trang trên biên giới Trung-Xô. Nói cách khác, Trung Quốc đã
đảo chiều chiến lược từ chỗ là đồng minh với Liên Xô thành đồng minh của Mỹ
chống Liên Xô. Điều đó cũng gắn với mục tiêu cơ bản nhất là muốn Việt Nam phải trở
lại vòng ảnh hưởng luôn được giới
lãnh đạo Trung Quốc coi là mang tính “truyền
thống”….
- Vậy những bài học ấy đã được nhận thức như thế nào?
-
35 năm sau cuộc chiến tranh ấy, có rất nhiều bài học được rút ra không phải
theo cách tuyên truyền mà bằng thực tế những gì đã diễn ra và chắc không chỉ có
bài học với riêng Việt Nam .
Trên bình diện quốc tế, những xung đột lợi ích của Trung Quốc với Mỹ (đồng minh cách đây 35 năm), đòi hỏi quá đáng và không căn cứ của Trung Quốc với chủ quyền nhiều nước khác trên biển, trong đó có Biển Đông, cho thấy bài học quá khứ vẫn còn giá trị trong những nỗ lực phát triển mối quan hệ hoà hiếu với “người láng giềng định mệnh” này. Người Việt Nam vẫn phải thuộc bài học lớn nhất, mà tổ tiên qua bao thế hệ đúc kết, là phải biết đoàn kết bên trong thì mới giữ vững chủ quyền và phát triển đất nước, mới giữ được mối quan hệ hoà hiếu thực sự với thiên hạ bên ngoài mà Trung Quốc luôn có một vị thế quan trọng. |
- Ông nghĩ sao về việc nhiều năm nay giai đoạn lịch sử này
gần như biến mất khỏi chính sử, sách giáo khoa, giáo trình đại học?
-
Hiện tượng nêu trên là có thật. Trong các bảo tàng lịch sử hiện đại, khoảng
trống này đôi khi đặt ra những câu hỏi rất đáng suy nghĩ của các khách tham
quan, nhất là các bạn trẻ.
Tôi
tin, trong công tác nghiên cứu, chiến tranh biên giới phía Bắc vẫn được quan
tâm vì quan hệ với Trung Quốc mãi mãi là một nhân tố rất quan trọng. Những tài
liệu lưu trữ hay hiện vật lịch sử có thể còn, nhưng việc không được đưa vào
giảng dạy, trưng bày và để cho các thế hệ biết tới, theo tôi là sai lầm.
-….
Tại sao Chiến tranh biên giới 1979 lại ngoại lệ? Một cuộc chiến tranh chống xâm
lược phải là niềm tự hào cần tôn vinh với công lao và sự hy sinh của một thế
hệ.
Phải
chăng ai đó vẫn viện vào cái phương châm “khép lại quá khứ để hướng tới tương
lai?”. Hiểu khép lại như thế nào là đúng mới quan trọng. Chiến tranh là một
hiện tượng mà nhiều dân tộc đã trải qua, phải đối diện với những di sản của nó.
Giới
sử học nhiều nước từng có chung mong muốn là làm sao sách giáo khoa không che
giấu sự thật về các cuộc chiến tranh trong quá khứ, đồng thời không khoét sâu
tâm lý thù địch giữa các dân tộc, quốc gia. …..
Cho dù chính sử không ghi, cho dù không được đưa vào sách giáo khoa, cho dù nhiều thế lực ươn hèn muốn che giấu thì sự thật vẫn không sai nhòa đi được. Chỉ nguyên bài đăng này trên Express" đã thể hiện điều đó. Lịch sử là của nhân dân, của dân tộc chứ không phải của những kẻ thống trị, muốn làm gì thì làm?!?!
Trả lờiXóaMuốn gì thì muốn,muốn nói hay thế nào cho mối quan hệ thì lịch sử nghìn năm Bắc thuộc( hơn chục đời người) thì đời ngu nhất cũng phải ngẫm được chân lý của sự tồn vong dân tộc là tự mình luôn phải lo cho mình.Vì vậy tôi tâm đắc nhất quan điểm của ông DTQ là:
Trả lờiXóa" Hiện tượng nêu trên là có thật. Trong các bảo tàng lịch sử hiện đại, khoảng trống này đôi khi đặt ra những câu hỏi rất đáng suy nghĩ của các khách tham quan, nhất là các bạn trẻ.
Tôi tin, trong công tác nghiên cứu, chiến tranh biên giới phía Bắc vẫn được quan tâm vì quan hệ với Trung Quốc mãi mãi là một nhân tố rất quan trọng. Những tài liệu lưu trữ hay hiện vật lịch sử có thể còn, nhưng việc không được đưa vào giảng dạy, trưng bày và để cho các thế hệ biết tới, theo tôi là sai lầm."
-…. Tại sao Chiến tranh biên giới 1979 lại ngoại lệ? Một cuộc chiến tranh chống xâm lược phải là niềm tự hào cần tôn vinh với công lao và sự hy sinh của một thế hệ.
Phải chăng ai đó vẫn viện vào cái phương châm “khép lại quá khứ để hướng tới tương lai?”. Hiểu khép lại như thế nào là đúng mới quan trọng. Chiến tranh là một hiện tượng mà nhiều dân tộc đã trải qua, phải đối diện với những di sản của nó.
Với thời gian mọi thứ đều có thể thay đổi- trước là bạn, sau là thù, sau nữa lại là bạn ....!.Vậy ta phải xử lí tình thế đó như thế nào, nhưng lịch sử là điều không thay đổivà nó sẽ còn mãi với thời gian và nó chính là thời gian. Vì vậy ta không né tránh mà cũng không được để trống khoảng thời gian nào của lịch sử. Ta cần nói ra ghi lại để mọi người ghi nhớ, nhưng ta không khiêu khích không gây chiến. Dân tộc ta là như vậy, là một dân tộc yêu hòa bình ghét chiến tranh. Bản thân tôi cũng như thế hệ của mình đã lăn lộn núi rừng Trường Sơn vào sinh ra tử vì vậy tôi rất ghét chiến tranh, rất yêu hòa bình. Nhưng không phải vì thế mà lãng quên một giai đoạn lịch sử hình như đang bị lãng quên...
Trả lờiXóaĐã có hàng ngàn bài báo Quốc Tế đưa tin về việc chính quyền Hà Nội tổ chức nhảy múa trước tượng đài Lý Thái Tổ, hôm 16/2 để ngăn chặn những người muốn đến đây dâng Hoa tưởng niệm những chiến sĩ và người dân đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh xâm lược của giặc tàu năm 79. Một hành động vô cùng nhục nhã và táng tận lương tâm của nhà cầm quyền - Cho nhảy múa trước cái chết của hàng vạn người trong cuộc chiến giữ nước. Các bạn nghĩ sao?.
Trả lờiXóaNgày 14-3 này là ngày gì các bạn nhớ không? Tôi nghĩ cũng không được quên ngày này. Nhưng kỷ niệm nó như thế nào, có suôn sẻ không lại có thể là một màn kịch hay. Có mặt tận nơi trong thời điểm nhạy cảm đó bạn mới thấy được những diễn biến kịch tính không thể xem được tại đâu, hay khi kịch đã diễn xong rồi! Gần 4 tuần nữa thôi.... ai đã xem đoạn video quân TQ nã đạn vào quân VN không một tấc sắt trong tay với mật lệnh không được dùng vũ khí chống lại thì nỗi uất hạn không chỉ dành riêng cho kẻ thù... Ôi, đất nước tôi, thon thả giọt đàn bầu....., nghe buồn não ruột!
Trả lờiXóaChân thành chia buồn tới gia quyến đ/c Pham Quý Ngọ-Thượng tướng,thứ trưởng bộ CA.UVBCHTW.Thật đột ngột
Trả lờiXóaTại sao lại chia buồn vào đây? Tôi còn đoàn ông ta chết thế này hơi muộn đối với rất nhiều đồng chí chưa bị lộ. Giá như đi ngay khi ghép gan từ năm ngoái có phải rất nhiều người đỡ lo hơn không!
XóaPhải gọi thẳng là cuộc chiến tranh xâm lược VN năm 1979, theo tôi! Ta gọi Mỹ xâm lược nhưng Mỹ không có ý định lấy 1cm đất nào của VN mà TQ thì như nhiều người biết đấy: một nửa thác Bản Giốc, đỉnh Lão Sơn, Ải Mục Nam Quan, toàn bộ qđ Hoàng Sa, phần lớn qđ Trường Sa cùng với rất nhiều vùng kém tên tuổi khác đã được về với .... "Thiên triều". Có thể nói đây là thời kỳ Việt Nam mất nhiều đất và nước với Trung Quốc nhất. Theo tôi cuộc xâm lược của TQ đến bây giờ vẫn còn đang tiếp diễn. Có điều chính quyền biết rõ nhưng không dám nói lên điều dó. Thà mang tiếng nhục còn hơn mất thêm nhiều thứ khác!
Trả lờiXóaNghĩa tử là nghĩa tận.
Trả lờiXóaNghĩ đi nghĩ lại thấy chẳng muốn tranh luận nữa chẳng giải quyết cái gì .Thôi tôi xin dừng . Còn đ/c Ngọ thượng tướng xin chia buồn. Đúng nghĩa tử nghĩa tận !
Trả lờiXóaCác cụ ngày xưa đã nói : " Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng ". Vì vậy cần phải làm cho sáng tỏ.
Trả lờiXóaCũng từ câu nói trên, thấy đầu tư vào chữ DANH thì lợi chẳng thấy đâu mà lỗ trông thấy.
Quân xâm lược đến thì đàn bà,trẻ con cũng đánh giặc cứu nước .Đánh xong giặc cút vẫn quan hệ tốt và duy trì hòa hiếu.Các Cụ ta xưa đều thế.Tuy vậy không bao giờ được mất cảnh giác bởi kẻ thù ẩn ngay trong chúng ta đấy.Thời xưa có Ích Tắc-Chiêu Thống ..thời nay có ...
Trả lờiXóa