K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

9 tháng 1, 2014

TỪ TIẾNG VIỆT VÀ SỬ DỤNG

  Ngày xưa báo Văn nghệ có mục "Dọn Vườn" chuyện tìm ra và chỉnh sửa các câu sai chính tả,các từ dùng không đúng chỗ ,đúng lúc...Nhờ đó mà tôi cũng hiểu biết hơn về từ ngữ và cách dùng từ ngữ tiếng Việt.
  Hiện nay trên Báo Lao Động cuối tuần có mục làm trong sáng tiếng Việt với mục đích tương tự báo Văn Nghệ xưa.LàmTôi cũng rất thích thú và chăm chỉ xem để nâng cao kiến thức.
  Bây giờ trên báo giấy,báo mạng ,báo hình ,báo nói... vẫn không hiếm chuyện dùng từ tiếng Việt sai mà không đúng nghĩa của nó.Có những chuyện nói mãi vẫn thế như từ " tựa "

 Tựa đây không phải là dựa vào ai đó,cái gì đó đâu.Mà đó là lời tựa hay đề tựa cho một tác phẩm văn học,nghệ thuật cơ.Khi xuất bản một tác phẩm mới sáng tác của mình các Tác gia hay nhờ một bậc Trí giả có kiến thức uyên thâm ,hay có tên tuôi  hay một người Bạn thôi có chút tiếng tăm chẳng hạn đọc trước và cho ý kiến . Nếu thấy ý kiến đó trùng hợp với tư tưởng của người sáng tác thì đề nghị được đưa nguyên văn hoặc tóm tắt vào phần đầu giới thiệu Tác phẩm. Đó chính là lời tựa cho tác phẩm ấy.
  Vậy mà Tôi vẫn thấy có nhiều người có danh vọng,có chỗ đứng trong Xã hội hoặc MC nổi tiếng ,Ca sỹ nổi tiếng gọi tên một Tác phẩm là "có Tựa đề là..." chứ không bảo là "có Tên là ... " hay "Nhan đề là... "  mới lạ chứ.
   Còn một hiện tượng nữa mà lại là hậu quả của thói xu... hoặc "hội chứng đám đông " chỉ nói theo mà không hiểu nghĩa của từ đó..
  Ví dụ như cụm "Khởi sắc -lên hương ' chẳng hạn .Từ khởi sắc có thể đúng trong sự việc này thôi hoặc tạm đúng thôi có thể chấp nhận được  nếu hiểu theo nghĩa bóng .Vậy mà sau đó cho đến bây giờ từ "khởi sắc "được dùng cho tất cả nhưng lại chẳng nêu lên được cái gì cụ thể để đánh giá .Cứ chung chung như thế để làm mờ những cái khác cụ thể hơn mà người nói muốn tránh đưa ra.
  Hay "Quyết liệt " chẳng hạn nghĩa của nó thì tôi chưa dám bàn rộng bởi không rõ lắm ,nhưng tôi vẫn hiểu là tình thế gay go ác liệt lắm rồi hay ta vẫn nói là một sống ,hai chết  có hợp không đây .Nhằm là nói đến sự quyết tâm thôi chứ có gì đâu .Thế mà gần đây cái gì cũng gắn với quyết liệt .Chỉ đạo quyết liệt,hành động quyết liệt,biện pháp quyết liệt, quyết liệt ...quyết liệt... nhưng riêng Chống tham những chưa dùng chữ quyết liệt ...vì sao ?
 lại ví dụ nữa ,từ đồng thời chúng ta ai cũng biết là từ Hán thuần hóa rồi.Vậy mà bây giờ lại có cụm "Cùng với đó ' dùng thoải mái cho Việt ta .thế là dài thêm một từ cho lê thê ra  .
Tôi chả bàn nữa vì nói mãi không hết và quan trọng hơn là "nói mãi vẫn thế "

4 nhận xét:

  1. Ok bác Thọ Mom !
    Chẳng đâu xa chúng ta thử tranh luận cái " Đề mô " của K6 : Xưa gianh nứa , .....hay phải là Xưa tranh nứa để làm cho rõ nghĩa ? Và viết cho đúng chính tả .
    Theo tôi được biết : từ xưa đến bây giờ ở Miền Núi và Trung Du người dân hay đi cắt cỏ Tranh về phơi khô rồi đánh thành phên để lợp mái nhà , nên gọi là nhà Tranh vách đất ( rơm khô trộn bùn trát vào khung tre - như trần tocxi ở thành phố ) . Tra tử điển Việt - Việt không có cỏ Gianh mà chỉ có cỏ Tranh !
    Việc dùng từ cỏ Gianh chỉ là thói quen dùng thổ ngữ Vùng Miền không đúng với văn phạm Tiếng Việt .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là từ điển Lac Việt rất nổi tiếng của Việt Nam, trong đó từ "tranh" không có nghĩa nào là cỏ cả:
      [img]http://2.bp.blogspot.com/-uIX1LTQg2_Y/Us5SYgnOKrI/AAAAAAABJSo/L9SNGpvPVd4/s1600/tranh.jpg[/img]

      Còn trong từ "gianh" thì có nghĩa là cỏ
      [img]http://3.bp.blogspot.com/-eQfM46jgzFY/Us5SQbe32ZI/AAAAAAABJSQ/1IcgXL_wvow/s1600/Co+gianh.jpg[/img]

      Mà quan trọng là dùng "gianh" không bị hiểu lầm sang bất cứ thứ gì khác còn dùng"tranh" sẽ bị lẫn lộn sang bức tranh... . Và nếu tra từ "cỏ gianh" thì ra ngay nghĩa của nó là:
      [img]http://3.bp.blogspot.com/-D5EkWCZzkxo/Us5SVQHicgI/AAAAAAABJSg/jcxKHZdmAS4/s1600/Gianh.jpg[/img]

      Còn nếu tra từ "cỏ tranh" thì không tim được nghĩa ngay mà phải bị dẫn sang xem ở "cỏ gianh" như dưới đây:
      [img]http://1.bp.blogspot.com/-GAvPjjLrSXg/Us5SS1otWGI/AAAAAAABJSY/0vKdGiOL214/s1600/co+tranh.jpg[/img]

      Vậy thì nên gọi GIANH hay là TRANH nhỉ?

      Xóa
  2. Thực đáng buồn với các pác K6 , một chủ đề đơn giản Tranh hay Gianh mà cũng kiệm lời chẳng cho biết chứng kiến ?!!

    Trả lờiXóa
  3. Tiếng địa phương quê tôi goi là cỏ gianh,còn guột là ràng ràng, cũng như tôm với tép...ấy mà.

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]