Gửi Blog k6 ĐHCĐ
Tôi nhờ các bạn và cũng là đố các bạn vì sao năm nay ngày
6/12 mà không tổ chức kỉ niệm ngày lập trường. Cũng như quốc gia một sự kiện thường
lấy năm chẵn để tổ chức rình rang nhưng chí ít năm lẻ cũng nhắc đến và vẫn kỉ
niệm nho nhỏ nội bộ. Tôi cam đoan từ nông thôn xa đến thành thị gần mọi con
dân ĐHCĐ ngày này chả ai quên. Gần thì gặp nhau xa thì nhắn tin chúc nhau, vợ
con cũng biết ngày này của chồng của bố mà không phải đợi cơm. Có một bài tôi
đã gửi từ lâu rồi nhưng ngày hôm nay nhớ 6/12 tôi gửi lại, đọc lại để yêu lấy
chính mình sau là bạn bè cùng lớp mình và rồi là mái trường mình. Bác Mõ thể tất
nhé và các bạn cũng đừng chê tôi treo bài cũ.
Nguyễn Trọng Luân K5
Cánh rừng bạch
đàn mang tên một mái trường
Tôi chắc nhiều bạn sinh viên cũng giống tôi hay nhớ về ngày mới vào trường. Cái
ấn tượng ban đầu nó đọng lại và kéo dài mãi về sau, với tôi là những ngọn đồi bạch
đàn tuyệt đẹp ở khu K5. Rừng bạch đàn và hoa sim là nỗi nhớ một ĐH Cơ Điện thủơ
ban đầu.
Ngày ấy khu đồi bạch đàn K5 san sát như bát úp. Chúng tôi đồ chừng cánh rừng này mới trồng được ba năm thôi nên cây bạch đàn chỉ to cỡ cổ tay cao vài ba mét. Những cánh rừng mà nhìn thấu từ chân đồi lên đỉnh đồi cỏ mịn như nhung vào mùa xuân mùa hè và chuyển màu vàng xỉn khi sang mùa đông. Dưới gốc bạch đàn là sim mua. Tôi đã có 3 mùa hè nhìn hoa sim hoa mua tím trên cánh rừng ấy trước khi lên đường đi chiến đấu. Chả biết trong số những bạn tôi mang theo vào chiến trường có mối tình hoa sim ấy không? Nếu có thì bạn trai nào ấy thật may mắn. Một thời ôn thi trên đồi. Chúng tôi đi cách xa khu K5, chúng tôi tránh ngọn đồi gần lớp để thêm sự yên tĩnh. Ở đấy, học mỏi mắt rồi thì ngả mình ra cỏ dưới lùm sim mà ngủ, mà mơ màng. Gần đấy có cô gái cũng đang cúi mặt áp lên trang giáo trình dầy cộp mà đờ đẫn với đủ thứ công thức trên đồi. Mùa thi rơi vào cuối năm và đầu hè. Cái mùa thi kì 1 bao giờ cũng co ro rét còn kì thi 2 vào mùa hè nên thơ lắm. Từ Đầu Trâu hom giỏ ra đến đoạn dốc Luyện Kim phất phơ những bóng sinh viên trên đồi. Người dân lên đồi kiếm củi tay có dao có đòn gánh. Còn những anh chàng cuộn trong tay cuốn sách mặt mũi tái nhợt vì không có miếng ăn sáng ấy là trò CĐ. Có những ngọn đồi cao, trên đấy còn lại những trận địa pháo của Trung quốc đã rậm rì những hoa trạc trìu, bụi sim và cây hà thủ ô cuốn nhằng nhịt dưới dãy chiến hào chạy khoanh tròn. Chúng tôi hay ngồi trên đó mà ôn bài. Khỏi phải nói cái thú của học ôn trên đồi. Thoáng mát, vắng lặng. Trên trời mây trắng bay. Dưới đất bướm lặng lẽ đậu trên hoa sim hoa mua. Thấp thoáng đằng xa kia cô gái khác khoa ngồi bằng tấm bản vẽ cũ đăm chiêu trên sách… Một đàn dê dẫn theo đằng sau là một thằng nhỏ lên đồi. Ngồi nhìn sang phía khu Gang Thép khói lò cao đụn lên thành mây Thái Nguyên. Lúc đầu nó là mây đen, sau chuyển sang vàng rơm rồi lên cao là nó thành mây trắng. Hồi ấy chúng tôi nói với nhau cái phim Khói Trắng là hệ quả của Khói Đen. Một vùng đồi kỉ niệm xanh ngằn ngặt những kí ức trai tân. Mải mê nhìn khói trắng Gang Thép lúc quay sang sườn đồi bên kia cô bạn gái khác khoa đã biến mất chỉ còn vài tờ giấy xé ra từ bản vẽ bài tập Họa hình phơ phơ hiền lành trên cỏ.
Năm sau hoa sim vẫn tím như thế.
Con đường đi lên đồi bạch đàn vẫn đầy sim và hoa trạc trìu.
Thằng bé chăn dê năm trước lớn hơn một nửa cái đầu.
Còn chúng tôi thì bài vở nhiều hơn, chúng tôi cũng lớn hơn, lên đồi học ôn hay nhớn nhác tìm để nhìn nữ sinh đi ôn bài.
Nơi các nữ sinh hay ngồi năm trước nay có cô bạn khác ngẩn ngơ nhìn vô định đi đâu chả biết. Tôi vẫn ngồi xa xa, khói trắng ở phía khu lò cao gang thép vẫn phất phơ như cũ, nhưng lác đác trong số mấy thằng hay lên đồi nay đã thưa vắng. Chúng nó nhập ngũ rồi, mà nghe đâu chúng nó đã sang Lào chiến đấu tận Xiêng Khoảng. Miền bắc lúc ấy đang tạm hòa bình, chúng tôi lên tàu ở ga Hà Nội, ga Đông Anh yên bình. Hàng tối, cơm xong túm tụm ngồi ở lưng đồi trước lớp trò chuyện và hóng gió. Nhưng chả ai dám lên cao hơn xa hơn mà ngồi ở ven đồi. Lên trên cao sợ gió nổi bướm trắng bay loạn xạ. Những thân bạch đàn non uốn ** bao nhiêu thì những tàn giấy trắng vô tình cũng xào xạc. Chỉ có những cặp đôi gan dạ mới dắt nhau vượt lên trên ấy. Tôi lại mong đến sáng để đi vào ngọn đồi xa học bài như mọi ngày để lại thấy đàn dê thật hiền, lùm hoa sim thật tím, tím lặng lẽ trên cái trận địa pháo cũ bỏ hoang.
Ba mùa hoa sim, tôi đã ôn thi sáu lần. Ngần ấy kì thi tôi thuộc rất nhiều gốc cây và lùm hoa. Tôi thuộc con đường đất đỏ ngoằn ngoèo chui qua lùm tre ra ngoài đường số 3 nơi có XN Cơ khí Luyện kim. Thuộc con đường lên dốc rồi chạy vòng vào trong ao dài nơi anh Dự K4M người Lào bị chết bom. Lên ngọn đồi cao có cái cột điện xa hút trong khu K2, ở đấy sim mua cao quá đầu người. Cánh rừng phía K4 đi vào Sông Công… Rồi những đồi guột rậm rì đến nỗi bạch đàn không mọc lên được trong khu K4 luyện kim, K4 cán thép. Duy có một nuối tiếc chả được một lần học gần cô bạn nào. Ngồi đằng xa nhìn thằng Chi răng vàng người Yên bái ngồi bên bạn nó mà thèm.
Những đêm mắc võng trú quân trên Trường Sơn, thằng Lương Lợi K5MA và tôi lại nói với nhau ngày xưa giá mà có võng mắc trên đồi bạch đàn K5 ngồi học bài nhỉ? Kí ức về những dãy đồi bát úp nơi Bắc Thái đưa chúng tôi về lại trường cũ trong ì ầm bom pháo. Ngày trở về, trường đã ra mặt đường số 3 giống như nhà làm có mặt tiền. Tiện lợi biết bao, khang trang biết bao và hoành tráng xiết bao. Những chú lính SV mới ở chiến trường về trong nỗi sung sướng được ra mặt đường nhiều khi bâng khuâng hoài cổ nhớ những ngọn đồi hoa sim tím. Đã vài lần rủ nhau đi bộ về khu ở cũ của lớp mình. Lại ngồi trên đồi mà ước gì giở trang giáo trình ôn thi ngày xưa để bắt gặp một cánh hoa rừng ngủ quên từ dạo ấy. Cái vùng đồi lớp chúng tôi bây giờ mang tên đồi K5, đồi K4. Cả cánh rừng trập trùng dạo ấy bây giờ mang tên khu đồi Cơ Điện. Hóa ra người đời chả quên cái gì dù vui hay buồn, dù sướng hay khổ. Mà quên sao được cái nơi nuôi mình, dưỡng dậy trong mình niềm tin khát khao kiến thức thủơ trẻ trung ngày ấy. Vài chục năm sau tôi và các bạn đã già. Các cô bạn gái ngồi trên đồi lơ đễnh ngày xưa cũng không… già thành bà lão phiêu bạt nơi nào? Những ngọn đồi bạch đàn ấy cũng chả còn hoang vắng và thơm như tóc nữ sinh, chắc đã nhà ngói nhà bê tông xanh đỏ hay đã thành khu công nghiệp rồi cũng nên. Chỉ còn trong kí ức người trò cũ ngăn ngắt xanh cây cỏ và tim tím hoa sim. Rừng bạch đàn và dằng dặc sim mua gắn liền với thương hiệu đại học Cơ Điện của tôi một thời đã xa.
Ngày ấy khu đồi bạch đàn K5 san sát như bát úp. Chúng tôi đồ chừng cánh rừng này mới trồng được ba năm thôi nên cây bạch đàn chỉ to cỡ cổ tay cao vài ba mét. Những cánh rừng mà nhìn thấu từ chân đồi lên đỉnh đồi cỏ mịn như nhung vào mùa xuân mùa hè và chuyển màu vàng xỉn khi sang mùa đông. Dưới gốc bạch đàn là sim mua. Tôi đã có 3 mùa hè nhìn hoa sim hoa mua tím trên cánh rừng ấy trước khi lên đường đi chiến đấu. Chả biết trong số những bạn tôi mang theo vào chiến trường có mối tình hoa sim ấy không? Nếu có thì bạn trai nào ấy thật may mắn. Một thời ôn thi trên đồi. Chúng tôi đi cách xa khu K5, chúng tôi tránh ngọn đồi gần lớp để thêm sự yên tĩnh. Ở đấy, học mỏi mắt rồi thì ngả mình ra cỏ dưới lùm sim mà ngủ, mà mơ màng. Gần đấy có cô gái cũng đang cúi mặt áp lên trang giáo trình dầy cộp mà đờ đẫn với đủ thứ công thức trên đồi. Mùa thi rơi vào cuối năm và đầu hè. Cái mùa thi kì 1 bao giờ cũng co ro rét còn kì thi 2 vào mùa hè nên thơ lắm. Từ Đầu Trâu hom giỏ ra đến đoạn dốc Luyện Kim phất phơ những bóng sinh viên trên đồi. Người dân lên đồi kiếm củi tay có dao có đòn gánh. Còn những anh chàng cuộn trong tay cuốn sách mặt mũi tái nhợt vì không có miếng ăn sáng ấy là trò CĐ. Có những ngọn đồi cao, trên đấy còn lại những trận địa pháo của Trung quốc đã rậm rì những hoa trạc trìu, bụi sim và cây hà thủ ô cuốn nhằng nhịt dưới dãy chiến hào chạy khoanh tròn. Chúng tôi hay ngồi trên đó mà ôn bài. Khỏi phải nói cái thú của học ôn trên đồi. Thoáng mát, vắng lặng. Trên trời mây trắng bay. Dưới đất bướm lặng lẽ đậu trên hoa sim hoa mua. Thấp thoáng đằng xa kia cô gái khác khoa ngồi bằng tấm bản vẽ cũ đăm chiêu trên sách… Một đàn dê dẫn theo đằng sau là một thằng nhỏ lên đồi. Ngồi nhìn sang phía khu Gang Thép khói lò cao đụn lên thành mây Thái Nguyên. Lúc đầu nó là mây đen, sau chuyển sang vàng rơm rồi lên cao là nó thành mây trắng. Hồi ấy chúng tôi nói với nhau cái phim Khói Trắng là hệ quả của Khói Đen. Một vùng đồi kỉ niệm xanh ngằn ngặt những kí ức trai tân. Mải mê nhìn khói trắng Gang Thép lúc quay sang sườn đồi bên kia cô bạn gái khác khoa đã biến mất chỉ còn vài tờ giấy xé ra từ bản vẽ bài tập Họa hình phơ phơ hiền lành trên cỏ.
Năm sau hoa sim vẫn tím như thế.
Con đường đi lên đồi bạch đàn vẫn đầy sim và hoa trạc trìu.
Thằng bé chăn dê năm trước lớn hơn một nửa cái đầu.
Còn chúng tôi thì bài vở nhiều hơn, chúng tôi cũng lớn hơn, lên đồi học ôn hay nhớn nhác tìm để nhìn nữ sinh đi ôn bài.
Nơi các nữ sinh hay ngồi năm trước nay có cô bạn khác ngẩn ngơ nhìn vô định đi đâu chả biết. Tôi vẫn ngồi xa xa, khói trắng ở phía khu lò cao gang thép vẫn phất phơ như cũ, nhưng lác đác trong số mấy thằng hay lên đồi nay đã thưa vắng. Chúng nó nhập ngũ rồi, mà nghe đâu chúng nó đã sang Lào chiến đấu tận Xiêng Khoảng. Miền bắc lúc ấy đang tạm hòa bình, chúng tôi lên tàu ở ga Hà Nội, ga Đông Anh yên bình. Hàng tối, cơm xong túm tụm ngồi ở lưng đồi trước lớp trò chuyện và hóng gió. Nhưng chả ai dám lên cao hơn xa hơn mà ngồi ở ven đồi. Lên trên cao sợ gió nổi bướm trắng bay loạn xạ. Những thân bạch đàn non uốn ** bao nhiêu thì những tàn giấy trắng vô tình cũng xào xạc. Chỉ có những cặp đôi gan dạ mới dắt nhau vượt lên trên ấy. Tôi lại mong đến sáng để đi vào ngọn đồi xa học bài như mọi ngày để lại thấy đàn dê thật hiền, lùm hoa sim thật tím, tím lặng lẽ trên cái trận địa pháo cũ bỏ hoang.
Ba mùa hoa sim, tôi đã ôn thi sáu lần. Ngần ấy kì thi tôi thuộc rất nhiều gốc cây và lùm hoa. Tôi thuộc con đường đất đỏ ngoằn ngoèo chui qua lùm tre ra ngoài đường số 3 nơi có XN Cơ khí Luyện kim. Thuộc con đường lên dốc rồi chạy vòng vào trong ao dài nơi anh Dự K4M người Lào bị chết bom. Lên ngọn đồi cao có cái cột điện xa hút trong khu K2, ở đấy sim mua cao quá đầu người. Cánh rừng phía K4 đi vào Sông Công… Rồi những đồi guột rậm rì đến nỗi bạch đàn không mọc lên được trong khu K4 luyện kim, K4 cán thép. Duy có một nuối tiếc chả được một lần học gần cô bạn nào. Ngồi đằng xa nhìn thằng Chi răng vàng người Yên bái ngồi bên bạn nó mà thèm.
Những đêm mắc võng trú quân trên Trường Sơn, thằng Lương Lợi K5MA và tôi lại nói với nhau ngày xưa giá mà có võng mắc trên đồi bạch đàn K5 ngồi học bài nhỉ? Kí ức về những dãy đồi bát úp nơi Bắc Thái đưa chúng tôi về lại trường cũ trong ì ầm bom pháo. Ngày trở về, trường đã ra mặt đường số 3 giống như nhà làm có mặt tiền. Tiện lợi biết bao, khang trang biết bao và hoành tráng xiết bao. Những chú lính SV mới ở chiến trường về trong nỗi sung sướng được ra mặt đường nhiều khi bâng khuâng hoài cổ nhớ những ngọn đồi hoa sim tím. Đã vài lần rủ nhau đi bộ về khu ở cũ của lớp mình. Lại ngồi trên đồi mà ước gì giở trang giáo trình ôn thi ngày xưa để bắt gặp một cánh hoa rừng ngủ quên từ dạo ấy. Cái vùng đồi lớp chúng tôi bây giờ mang tên đồi K5, đồi K4. Cả cánh rừng trập trùng dạo ấy bây giờ mang tên khu đồi Cơ Điện. Hóa ra người đời chả quên cái gì dù vui hay buồn, dù sướng hay khổ. Mà quên sao được cái nơi nuôi mình, dưỡng dậy trong mình niềm tin khát khao kiến thức thủơ trẻ trung ngày ấy. Vài chục năm sau tôi và các bạn đã già. Các cô bạn gái ngồi trên đồi lơ đễnh ngày xưa cũng không… già thành bà lão phiêu bạt nơi nào? Những ngọn đồi bạch đàn ấy cũng chả còn hoang vắng và thơm như tóc nữ sinh, chắc đã nhà ngói nhà bê tông xanh đỏ hay đã thành khu công nghiệp rồi cũng nên. Chỉ còn trong kí ức người trò cũ ngăn ngắt xanh cây cỏ và tim tím hoa sim. Rừng bạch đàn và dằng dặc sim mua gắn liền với thương hiệu đại học Cơ Điện của tôi một thời đã xa.
Mình chưa hiểu tiêu đề của bài này .Tại sao lại là giỗ ?
Trả lờiXóaTrường Cơ Điện ta quyết định khai sinh ( thành lập ) : 19.08.1965 - Nhưng không hiểu sao lại lấy ngày 06.12.1965 làm ngày chào đời ? Mãi rồi ngày 06.12 thành quen .Đến năm 1976 thì đổi là : trường đại học Kĩ Thuật Công Nghiệp Việt Bắc , năm 1982 tiếp tục đổi : đại học Công Nghiệp Thái Nguyên , chẳng biết còn đổi thành gì nữa đây ?
Trả lờiXóaTrường Cơ Điện " khai tử " vào năm 1976 ngày nào chẳng rõ , nên anh em cũ hoài niệm luôn lấy ngày 06.12 làm ngày " Giỗ " chung cho Cơ Điện cả nước và Hải Ngoại .
Tối nay khối thằng Cơ Điện thức cả đêm để lấy : lấy Manh xlam , mực Tàu cạo sửa Phiếu
Ăn đây ! Trưa mai cả hội sẽ được bữa chén thịnh soạn , linh đình .
Tớ thấy thắc mắc của Nam là đúng,theo tớ hiểu thế này: Trước hết phải nói rằng đọc Truyện của Anh Trọng Luân k5 tôi thấy có hồn và nó có độ sâu rất đọng của văn học theo từng chủ đề mà tác giả muốn thể hiện,vì vậy tôi rất thích. (Tại sao năm nay trường ta kô "tổ chức giỗ" là tít bài viết A.Trọng Luôn muốn gửi bạn đọc nhân dịp ngày thành lập trường ĐHCĐ-06/12. Theo tôi hiểu nói giỗ trước hết ai cũng nghĩ về một cái gì đó đã khuất hoặc đã mất.Cái đã mất ,đã khuất ta có thể là vật chất hoặc tinh thần.Sau đó giỗ là việc làm của mọi người đề tưởng nhớ đến sự đời đã khuất hoặc không thấy nữa.Chữ giỗ ở đây tác giả lại để trong ngoặc,cái đã khuất đã mất ở đây không phải là vật chât mà lại là tinh thần,nên ta tạm hiểu năm nay ngày kỷ niệm TL trường đã khuất "đã chết" và tạm chết lâm sàng.Còn lý do tại sao nữa chắc tác giả phải giải thích thêm mới sát đề.
Trả lờiXóaCác bạn thắc mắc đều có căn cứ cả .theo tôi biết quyết định thành lập phân hiệu đại học cơ Điện đúng là 19-8 do phó thủ tướng Lê Thanh Nghị ký.Nhưng tè ngày ký cho đến triển khai cơ bản cơ sở vất chất ,bộ máy quản lyus và giáo viên mất 3 tháng .Nên 6-12 mới khai giảng hay chính thức công bố thành lập và đi vào hoạt đông.Vì thế mà trường ta lấy ngày 6-12 là ngày thành lập thực sự.
Trả lờiXóaMopwis đọc tôi cũng định còm là không nên gọi là ngày giỗ nhưng lý sự của Bình tầu làm tôi lung lay ý đó .Tuy vậy theo tôi vẫn không nên gọi 6-12 là ngày giỗ dù không còn tên Cơ Điện
Nói giỗ cũng được,giỗ ở đây là giỗ cái tên cơ điện đã bị mất,còn trường thì vẫn tồn tại đấy chứ, đã chết đâu. Còn kỷ niệm ngày thành lập trường thì cứ ngày 6/12 ta làm, trường có tổ chức hay không là tuỳ nhà trường.
Trả lờiXóaTôi cũng vào Blog định nhắc nhở mọi người về ngày hôm nay- Ngày "Giỗ" của Cơ Điện, cứ gọi thế đi. Đó mới là Cơ Điện!.
Trả lờiXóaHôm qua đi giao lưu bóng bàn ở Mạo Khê (Quê nhà Ngô Dong). Gặp chú em dân Bách Khoa khoe: "Em còn biết mai là ngày thành lập trường các anh". Giật mình " Thế mà mình suýt quên!". Cũng định nhắc nhở mọi người, thì được đọc bài của Luân.
Những bài viết luôn ấm hôi hổi "hương vị ngày ấy" như thế này không bao giờ là cũ cả Luân ạ. Đặc biệt là vào những ngày như thế này.