K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

27 tháng 8, 2013

Đồ 3 phải và đồ 3 vạ

Thời phong kiến không có một tổ chức nào đứng trên đầu lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện đối với nhà nước, nhà nước thời kỳ đó không phải là “nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Chính vì lẽ đó nên việc phán xét về dân sự, hình sự,…theo cảm tính của quan.

1. “Dân sự phán xử thế nào cũng được”:
Chuyện kể rằng có 3 cô gái mới lớn cùng nhau đi cắt cỏ ven sông, rồi đưa chuyện đàn ông ra đàm đạo xem của đàn ông bằng gì?. Một cô bảo cái của đàn ông bằng thịt, một cô bảo bằng gân, cô thứ 3 bảo bằng xương. Tranh cãi nhau mãi, không ai chịu ai, không thống nhất được kết quả nên 3 cô dùng lời lẽ không hay đối với nhau. Để có kết quả chính xác “ai đúng – ai sai” cả 3 cô kéo nhau lên quan huyện xin phán xử.
Đến cửa quan, cô bé “xấu cả người, xấu cả nết” nhưng lại nhanh nhẹn chạy vào đầu tiên trình bẩm với quan toàn bộ câu chuyện trên và nói: “ Thưa quan, con bảo cái của đàn ông bằng thịt”. Quan đưa tay vào trong quần rồi phán: “Ừ! mày phải”. Cô bé chạy ra, lườm nguýt 2 bạn rồi nói: “Thấy chưa, tao đúng”.
Cô bé thứ 2, xinh vừa phải, bước vào nhỏ nhẹ nói với quan:” Thưa quan, con bảo của đàn ông bằng gân”. Quan lại từ từ đưa tay vào quần, 1 lúc rồi phán: “Ừ mày phải”.
Đến cô gái thứ 3 vừa đẹp người lại đẹp cả nết, nhẹ nhàng bước vào nói: “Thưa quan! Con bảo của đàn ông bằng xương”. Quan huyện nhìn cô bé, nuốt nước bọt ực 1 cái, ngắm nhìn cô bé rồi lại đưa tay vào trong quần. Phải một lúc sau quan phán: “Ừ, mày phải”.
Đó phải chăng là nguồn gốc của câu truyền tụng trong dân gian: “Đồ ba phải”.

2/ Oan khuất trong xét xử hình sự: “Đồ l…ba vạ”
Ở 1 làng nọ có 1 bà do cần cù, chịu khó, tiết kiệm làm ăn nên cũng thuộc loại giàu có trong làng. “Giàu thì bị người ta ghét, đói thì người ta khinh” nên bà ta cũng không thiếu những người trong làng ganh tỵ, ghen ghét.
Cái của bà ta lại rất khác người, dầy, dài, rậm như tóc búi tó xịt gôm. Một buổi sáng bà ta đi thăm đồng, buồn tè nên ngồi xuống ven ruộng. Khi đi về cái đấy của bà ta ngấm nước, thỉnh thoảng lại có 1 giọt nước nhỏ ra trên đường bà ta đi về. Không ngờ đêm hôm đó ruộng mạ của 1 gia đình bị nhổ trộm, nhà đó báo với Lý trưởng. Lý trưởng cho người đi tìm hiểu sự việc thì thấy từ ruộng mạ về nhà bà ta có giọt nước nên trình báo lên quan huyện vụ mất mạ và nghi cho bà ta. Quan huyện triệu tập bà ta lên, 1 thời gian dài để xem sự ứng xử của bà ta có như trong Truyện Kiều viết: “Có ba trăm lạng việc này mới xong” không, nhưng bà ta lại ky bo, không biếu quan huyện đồng nào nên quan huyện phán xử: “Có nước từ ruộng mạ về nhà bà , đó là bằng chứng nhổ mạ đưa về nhà nên nước nhỏ dọc đường”. Bà ta xấu hổ nên không nói lên được sự thật. Quan huyện thì cho rằng không nhận tội thì tình tiết càng nặng nên xử bà ta bị đánh 50 trượng và bồi thường cho nhà hàng xóm về số mạ đã mất. Đó là cái vạ thứ nhất.
Đêm về bà ta bực mình, nằm trên giường vỗ đôm đốp vào cái của nợ và nói: “Vì mày mà tao bị vạ” đồng thời quyết định gọi anh người ở tên Tèo lên cho nghịch ngợm thoải mái. Tiếng giường kêu cót két. Không ngờ đêm hôm đó có gia đình bị gặt trộm mấy gánh lúa nếp trình báo lên Lý trưởng. Lý trưởng tiến hành điều tra, được hàng xóm cho biết đêm qua tại nhà bà ta phát ra tiếng như tiếng chày giã gạo và tiếng bồm bộp như vắt bánh dày, có khả năng bà ta ăn trộm lúa nếp về làm bánh trong đêm. Quan huyện cho rằng bà ta tái phạm, gọi bà ta lên và xử phạt đánh 100 trượng, phải bồi thường lúa nếp cho nhà hàng xóm. Đó là cái vạ thứ 2.
Về nhà bà ta điên tiết nên cầm dao kéo cắt sạch tóc trên cái của nợ, đem ra vườn đốt. Không ngờ đêm đó trong xóm lại có người mất vịt, trình báo Lý trưởng. Lý trưởng thu thập tin tức, được các nhà lân cận bà ta cho biết đêm qua thấy mùi khét như đốt lông vịt ở nhà bà ta. Quan huyện cho rằng bà ta tái phạm nguy hiểm nên phán xử đánh 150 trượng và bồi thường con vịt cho hàng xóm. Đó là cái vạ thứ 3.

Vì vậy mà có sự tích: “Đồ l…ba vạ”.

4 nhận xét:

  1. Ba phải,ba vạ ... hay Đổi nhân vật bà già thành cô gái có phải hay hơn không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không đổi được HN ạ, vì phải là bà già mới dài đến như thế.

      Xóa
    2. Ừ nghĩ kĩ thấy đúng .Nếu là cô gái thì câu chuyện có thể rẽ sang hướng khác mất

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]