K6 - Một thời Tranh - Nứa Một thời để nhớ

Xin chào và chúc sức khỏe toàn bộ các anh chị, các bạn sinh viên khóa 6 trường Đại học Cơ Điện và mọi người từng trải qua mái trường thân yêu ấy!
Xin cảm ơn mọi đóng góp ý kiến, bài vở, hình ảnh để "Hội K6 Cơ Điện" là nơi thân thiết của mỗi cựu SV K6I - K6MA - K6MB - ... thuở ban đầu 1970!
Blog chào mừng cựu sinh viên các khóa khác nhau của ĐH Cơ Điện vào thăm và cùng xây dựng Hội K6 Cơ Điện thành "sân chơi" chung của chúng ta!
Mời các anh chị và các bạn chưa quen blog nhấn vào đây . Các bạn cũng nên ghi nhớ địa chỉ blog dự phòng: http://k6bc11r.wordpress.comBan biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11R Ban biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11RBan biên tập - K6BC11R -------- Email: k6bc11r@gmail.com

15 tháng 5, 2013

Vợ liệt sỹ và bài thơ của Tr Luân

      Tôi vừa đọc được chuyện về người vợ liệt sỹ ở Hà Tĩnh và bài thơ của Luân bên QSVN muốn mời các bạn đọc và cho ý kiến
                                 
Ngôi nhà của vợ liệt sỹ.

        Tôi và đại tá Phạm Tiến Thích nguyên huyện đội trưởng Can Lộc, phó chủ tịch thường trực hội CCB huyện, thường trực Ban LL CCB sư đoàn 341-Hà Tĩnh đi thăm nhà chị Lê Thị Quý vợ liệt sỹ Nguyễn Trung Tính.

        Liệt sỹ Nguyễn Trung Tính, ở đại đội 3, tiểu đoàn 7, trung đoàn 266, sư đoàn 341 hy sinh ngày 18 / 7 /1978 tại Châu Thành, Tây Ninh (BGTN).
        Biết gia cảnh Lê Thị Quý vợ liệt sỹ, cô đơn, nghèo khó, chúng tôi đến khảo sát thực tế để vận động đồng đội  và doanh nghiệp, cơ quan có lòng hảo tâm tài trợ, làm nhà tình nghĩa cho chị.
        Từ thị xã Hồng Lĩnh vào thị trấn Nghèn, tôi được đồng chí Phạm Tiến Thích dẫn đường, vượt cầu Viên Chăn đi qua các đoạn đường nhựa, đường đất dài khoảng 7km đến làng Cứu Quốc, xã Thuận Thiên ( Phúc Lộc cũ). Nhà chị Lê Thị Quý ở ngay đầu làng. Ngôi nhà nằm lọt thỏm giữa một khoảnh đất rộng 500 mét vuông. Trước khi vào nhà phải đi qua con ngõ nhỏ đầy cỏ dại. Bước vào trong sân, tôi ngỡ ngàng bởi ngôi nhà chị Quý như cái chuồng gà. Một ngôi nhà lụp xụp được xây bằng những viên gạch vở, táp lô vở, những viên đá to bằng quả bưởi… loại vật liệu xây nhà này được chủ nhân nhặt từ phế liệu của ai đó vứt bỏ ngoài bãi rác. Vữa xây không có xi măng, chỉ có vôi với cát, Tường xây không có chất kết dính  tạo nên những đường nứt, vở ngang dọc có thể đổ bất cứ lúc nào. Vào ngồi trong nhà tôi có cảm giác sợ ngôi nhà có thể bất chợt đổ sập xuống đầu. Mái nhà là những thanh mèn mục nát, đỡ những viên ngói gập ghềnh. Nhiều viên ngói bị vở đôi, sứt góc cạnh được che chắn bằng các  miếng bao bóng, giấy caston đã bị nước mưa làm mục lổ chổ. Ngồi trong nhà ánh sáng lốm đốm dọi xuống nền nhìn như ngồi dưới bóng cây thưa lá.
       Chị Quý ngồi tiếp chúng tôi tại cái giường một, rả giường vênh váo, không có chiếu. Tôi  bảo:
-       Chị lấy cái chiếu trải lên ngồi cho êm chứ?
 Chị Quý ngượng ngùng trả lời:
-       Chiếu bị ướt mưa, mục nát hết rồi bác ạ.
      Tôi nhìn ba bao bì mỗi bì đựng khoảng 1/3 khối lượng  đặt chồng lên nhau, phía dưới kê những viên tap lô đã vở đôi đặt giữa nhà, hỏi chị  Quý:
-   Bao bì đựng cái gì trong đó, sao chị không để trên giường lại để giữa nhà cho vướng?
 Chị Quý rụt rè thưa:
-   Dạ! Bì em đựng lúa. Lúa của em còn chừng đó, ăn cho đến mùa gặt này. Bao bì để đó khi có
mưa di chuyển tới chổ không bị ướt dễ hơn. Để lên giường nước mưa ướt giường thấm vào bì lúa. Chẳng nhẽ lại kê thêm trên giường vài viên táp lô dưới bao bì trông kỳ quá bác ạ.
      Tôi chui qua cữa vào gian nhà trong. Gian trong kê một giường rộng một mét hai, Trên giường trải  tấm nệm vải màu trắng đỏ, hoen úa. Nệm mềm nhủn, chổ dày, chổ mỏng, nhăn nhúm. Một cái màn trắng đã chuyển sang màu đất, trên đình màn mạng nhện chăng đầy, dính bụi trông như nhà hoang. Cạnh giường nằm có một hộc đựng vạt dụng bằng xi măng, khối lượng khoảng 250 lít, dưới đáy hộc đang có nước mưa lấp xấp vì trời mới mưa hôm qua. Trong phòng mùi mốc ẩm bốc lên cảm giác tanh hôi, khó chịu.
       Tôi bảo chị Quý thắp cho anh Tính nén hương và cho tôi chụp kiểu ảnh.. Tôi loay hoay, né tránh mãi mới tìm dược chổ không bị loá sáng bởi lốm đốm ánh mặt trời trên mái nhà dột dọi xuống. Khi chụp riêng tấm ảnh của liệt sỹ Nguyễn Trung Tính tôi tìm mãi không lấy đâu ra chổ đứng tránh được loá nắng các lỗ thủng từ mái nhà. Tôi nói với liệt sỹ:
-   Đồng đội cho tôi đưa ảnh xuống chụp một kiểu để đưa lên mạng cho anh em nhìn rõ hơn. Chắc
liệt sỹ Nguyễn Trung Tính cũng đồng ý và tôi đã chụp được bức ảnh dưới đây.
      Tôi tận mắt nhìn thấy cảnh người vợ liệt sỹ nghèo khó ở một vùng quê nghèo khó mà thấy nao lòng.






                            Lời của vợ liệt sĩ Nguyễn Trung Tính

Tội này em tội với anh
Ngói lành chẳng đủ che hình anh yêu
Nắng vẫn nắng mưa vẫn nhiều
Bao nhiêu nước mắt dìm chiều đơn côi
Tây nam ở mô anh ơi ?
Mà xa xăm thế để người biệt vong
Em là gái đã có chồng
Nhà em rách nát còn trông anh về
Em gom thóc chẳng đựng bồ
Tường nghiêng anh ngắm nắng bò  ngang hiên
Chỉ mình anh chỉ mình em
Mấy mươi năm lặng đi tìm trong đêm
Can lộc bao rú bao nghèn
Bao nhiêu hoa tím kết viền hoa tang
Chẳng làm nên chút khang trang
Hồn em nghèo với với hồn anh hết  đời
Tội này em gánh anh ơi
Trách cao xanh lại thương người cao xanh
Chỉ mình em nhớ đến anh
Thế là đủ thế là mình của nhau

ntl






5 nhận xét:

  1. Chế độ đãi ngộ với gia đình Liệt sĩ , thương binh , người có công với CM còn nhiều điều chưa ổn . Hơn nữa trải qua ba bốn cuộc chiến số lượng liệt sĩ nhiều quá . Nói đâu xa bạn tôi là Liệt sĩ nhà giữa trung tâm thủ đô hi sinh hơn 30 năm rồi mà phường và quận sở tại mới xuống hỏi nhà có đảo ngói không thì làm đơn để hỗ trợ kinh phí .Những số phận thương tâm như chị Quý vợ liệt sĩ còn nhiều lắm

    Trả lờiXóa
  2. Đọc bài thơ Luân nói thay lời vợ LS mà mình suýt rơi nước mắt. Lại nghĩ đến câu thơ Tố hữu: hơn tượng đồng phơi những lối mòn. Vậy mà giờ đây tượng Người nằm ở khắp nơi, có lẽ cũng có ở ngay gần nơi có cảnh ngộ này cũng nên... Nếu hỏi được Người, Người có muốn xây thêm tượng nữa không hay để xây thêm nhà, thêm cầu, thêm trường cho dân, Người sẽ trả lời ra sao nhỉ? (Riêng khu tượng đài bác Hồ với Tây Nguyên có thể xây được 4000 ngôi nhà khang trang gấp 10 lần ngôi nhà vợ liệt sỹ đang ở)

    Trả lờiXóa
  3. Đọc bài thơ và xem ảnh cảm động quá anh Luân ạ! Trên dải đất hình chữ S này không biết còn bao nhiêu mảnh đời đơn côi nghiệt ngã như vậy nữa?

    Trả lờiXóa
  4. Chào các Bac K6, Xem bài và dọc các vần thơ cảm động của Bác Luân, Thực tế nó phũ phàng và đau xót quá... khi đất nước lâm nguy,nhìn chung không ai tính toán sự hy sinh của mình sẽ được và mất những gì? chỉ với một tình yêu tổ quốc vượt lên tất cả mọi sự toan tính: Thế nhưng ngày chiến thắng thì một số người hưởng đạc quyền, đặc lợi, ngoảnh mặt làm ngơ và nhiều khi còn làm giàu trên xương máu của liệt sĩ ( vụ kê man hài cốt lấy tiền ...)
    Thôi chuyện buồn về chính sách đãi ngộ những người có công với đất nước còn nhiều, nhưng trước mắt chúng ta phải làm gì để giảm bớt phần nào khó khăn cho gia đình các liệt sĩ như vợ LS Nguyễn Trung Tính. Các bác đã lập quĩ hỗ trợ và đi thăm hỏi vợ LS Tính thì cho em đóng góp một chút với, Thôi chúng ta làm những việc nho nhỏ và cụ thể trước, Chắc chính quyền sẽ sửa sai và bù dắp sau.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi rất xúc động về ý kiến của Bạn Thuận Hòa . Câu chuyện trên được các CCB của diễn đàn Dựng nước Giữ nước đang được tập trung tìm cách giúp đỡ chị Quí . Trên trang đó đã có chính thức một ban LL CCB sư 341 đứng ra làm văn bản với các cơ quan Hà tĩnh , đã có ca doanh nghiệp lên tiếng . Nếu có thể bạn Doãn Thọ tập hợp được sự ủng họ của anh em ta thì ta sẽ cử đại diện trao cho BLL CCB sư 341 và CCB Hà tĩnh .

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]